Gai cột sống thắt lưng là bệnh lý xương khớp thường gặp, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Vậy căn bệnh này là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị như thế nào? Tất cả sẽ có trong nội dung bài viết sau đây.
Gai cột sống thắt lưng là gì?
Gai cột sống là căn bệnh thoái hóa cột sống xảy ra khi các gai xương hình thành tại khu vực giao nhau của các đốt sống. Tại các vị trí bị tổn thương như đầu đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp các gai xương mọc ra, gây đau, khó chịu cho người bệnh.
Gai cột sống lưng chủ yếu xảy ra ở các vị trí L1, L2, L3, L4, L5 ở cột sống lưng đều có khả năng bị gai, tuy nhiên 2 vị trí thường mắc bệnh nhất đó chính là gai đốt sống L4, L5. Những người bị gai đốt sống lưng sẽ gặp phải những cơn đau bất ngờ ở vùng thắt lưng, tuy nhiên sẽ chấm dứt khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc lựa chọn được tư thế phù hợp. Không chỉ ảnh hưởng ở vùng thắt lưng mà cơn đau sẽ có xu hướng lan xuống cả vùng mông, đùi, cẳng chân và cả bàn chân khiến người bệnh gặp khó khăn trong quá trình di chuyển.
Có thể thấy bệnh gai cột sống thắt lưng không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng khó lường, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Những cơn đau kéo dài chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tinh thần suy giảm, căng thẳng, mệt mỏi ở người bệnh.
Gai đốt sống lưng có nguy hiểm không?
Nhiều người thường nghĩ rằng gai cột sống lưng nói riêng và bệnh xương khớp nói chung chỉ xảy ra ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa. Dưới đây là những nhóm đối tượng dễ mắc bệnh căn bệnh này:
- Người cao tuổi là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh gai cột sống thắt lưng cao nhất, do sự thoái hóa của cột sống và sự lắng đọng canxi. Bệnh thường hay gặp ở nam giới, nguy cơ mắc bệnh cũng tăng dần theo độ tuổi.
- Những người thường xuyên làm việc nặng, lao động với cường độ cao. Người có thói quen đi đứng, vận động, ngồi làm việc nhiều giờ đồng hồ sai tư thế. Tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ gây ra những tổn thương cho cột sống, dẫn đến gai xương.
- Chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, trèo leo, tổn thương ở sụn khớp
- Người bị viêm cột sống mãn tính
- Người thừa cân, thường xuyên vận động nặng, người hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích… cũng là những đối tượng có nguy cơ bị gai cột sống lưng cao.

Ở những đối tượng khác nhau, mức độ ảnh hưởng sẽ có sự phân cấp rõ rệt, nhẹ có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động, nặng có thể tàn phế. Mặc dù bệnh không ảnh hưởng tới tính mạng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gai cột sống lưng
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng gai xương của cột sống. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
- Tuổi tác: đây là nguyên nhân chính gây nên các vấn đề bệnh xương khớp trong đó có gai cột sống thắt lưng. Tuổi càng cao, theo thời gian sụn khớp sẽ dần bị thoái hóa, theo đó lượng canxi cũng suy giảm dần. Để bù đắp lại, cơ thể phải tự sản sinh ra các loại khoáng chất, điều này hình thành nên các gai xương.
- Viêm nhiễm cục bộ: dù xảy ra ở xương, khớp cột sống hay gân, dây chằng xung quanh cột sống, tình trạng viêm nhiễm vẫn có khả năng kích thích quá trình tái tạo tế bào xương, đôi khi sẽ tạo ra gai xương.
- Gai cột sống lưng do chấn thương cột sống: cơ thể thực hiện cơ chế tự chữa lành, nếu quá trình này diễn ra trong thời gian dài có thể hình thành nên các gai xương.
- Bẩm sinh: do chế độ dinh dưỡng của mẹ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển xương của trẻ, dẫn đến gai xương ngay từ trong bụng mẹ.
- Thói quen sinh hoạt: ngồi quá lâu hoặc ngồi, nằm, đi, đứng, khuân vác đồ… không đúng tư thế cũng là nguyên nhân tạo nên áp lực cho cột sống và hình thành nên gai xương.
Triệu chứng gai cột sống lưng
Bệnh gai cột sống thắt lưng trong thời gian đầu không có triệu chứng cụ thể, người bệnh chỉ cảm nhận được những cơn đau với mức độ nhẹ ở vùng cột sống. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển nặng, các gai cọ xát vào nhau, thường xuyên gây đau vai, đau thắt lưng hoặc tê tay, người bệnh mới đến gặp bác sĩ và chẩn đoán chính xác.

Thông thường, gai cột sống lưng được biểu hiện với các triệu chứng như sau:
- Đau thắt lưng: ban đầu chỉ là là tình trạng đơ, cứng và mỏi cột sống lưng. Lâu dần, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau rõ rệt, mọi cử động bị hạn chế, di chuyển khó khăn.
- Mất cân bằng: việc thường xuyên gặp những cơn đau ở vùng thắt lưng sẽ khiến người bị gai cột sống thắt lưng lười vận động, khí huyết không được lưu thông dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng. Khi người bệnh nghỉ ngơi, các cơn đau sẽ có xu hướng giảm dần.
- Mất cảm giác chi dưới: Khi bị gai cột sống lưng, cơ bắp cũng dần yếu đi, nhất là vùng chân tay cà cổ. Bệnh gai đốt sống cổ hoặc thắt lưng nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến rễ thần kinh vùng cổ trở xuống, lan dọc xuống hai chân, bàn chân khiến chân tê bì, mất cảm giác, thậm chí tê liệt.
- Đại tiểu tiện mất kiểm soát: nếu gặp triệu chứng này, bạn cần hết sức cẩn thận vì tình trạng bệnh gai cột sống thắt lưng của bạn đã chuyển sang giai đoạn cực kỳ nghiêm trọng. Khi xuất hiện những biểu hiện này cũng đồng nghĩa tình trạng gai cột sống của bạn đang rất nặng. Lúc này, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị kịp thời.
- Gù, vẹo cột sống: đây là triệu chứng khi bệnh gai cột sống gai cột sống lưng đã chuyển sang giai đoạn biến chứng. Người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại, một số trường hợp còn gặp nguy cơ tàn phế.
- Rối loạn thần kinh thực vật: Ngoài việc mất kiểm soát đại tiểu tiện, người bệnh gai cột sống lưng còn có thể nhận thấy một số biểu hiện khác liên quan đến thần kinh thực vật như rối loạn phản xạ tự động, tăng tiết mồ hôi, biến chứng hô hấp, hạ huyết áp…
- Một số biểu hiện lâm sàng mà người bệnh gai cột sống thắt lưngthường gặp như: mệt mỏi, uể oải, ớn lạnh, mất ngủ, buồn nôn, sụt cân…
Khi gặp một trong những biểu hiện kể trên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Biến chứng gai cột sống
Như đã đề cập ở trên, gai cột sống nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như sau:
- Thoát vị đĩa đệm: Đây là biến chứng thường gặp của bệnh gai cột sống. Các gai xuất hiện có thể làm rách bao xơ đĩa đệm, làm dịch nhầy tràn ra ngoài, gây xẹp đĩa đệm, hình thành khối thoát vị. Điều này chèn ép các rễ thần kinh, gây đau nhức, cơn đau tăng nặng mỗi khi cử động, làm giảm hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc phát triển của gai xương cùng với mức độ bệnh thoát vị tăng khiến người bệnh phải gánh chịu những cơn đau dữ dội, khó chịu.
- Đau thần kinh tọa: Các gai mọc ở cột sống lưng có thể chèn ép dây thần kinh tọa gây đau nhức. Cơn đau bắt đầu xuất hiện ở lưng rồi tiếp tục tăng lên và lan xuống đến mông, mặt sau đùi, gân khoeo và cẳng bàn chân. Các cơn đau có mức độ âm ỉ nhưng cũng có lúc dữ dội, đau hơn khi ho và hắt hơi. Khi bệnh tiến triển nặng, có thể gây tê bì chân, không kiểm soát được hành vi tiểu tiện.
- Đau thần kinh liên sườn: gai cột sống kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng đau từ vùng ngực, xương ức trở vào cột sống, cơn đau tăng nặng khi ho, hắt hơi hoặc thay đổi tư thế và chỉ đau ở một bên.
- Gai cột sống gây tê liệt: biến chứng này xảy ra khi các dây thần kinh bị chèn ép, hoặc tủy sống đã bị tổn thương, làm mất khả năng truyền tín hiệu.
Cách điều trị gai cột sống thắt lưng
Dưới đây là một số phương pháp chữa gai cột sống được nhiều người áp dụng:
- Chữa gai cột sống bằng thuốc Tây Y
Các loại thuốc Tây y mang đến công dụng giảm đau hiệu quả, hạn chế được triệu chứng như đau, tê bì chân tay, nhức mỏi, khó chịu. Tuy nhiên, phương pháp này cũng mang lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn với một liều dùng phù hợp.
- Chữa gai cột sống bằng thuốc Đông Y
Hạn chế những tác dụng phụ của Tây Y, nhiều người đã tìm đến Đông Y bởi sự an toàn và lành tính. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng chỉ phát huy tác dụng với những người bệnh nhẹ, có cơ địa phù hợp.
- Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng
Vật lý trị liệu là phương pháp thường được áp dụng trong điều trị bệnh Cột sống. Các bài tập vật lý trị liệu giúp phòng bệnh, chữa bệnh gai cột sống, phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe. Các kỹ thuật vật lý trị liệu thường được sử dụng đó là: dùng nhiệt (siêu âm, điện trị liệu,…), kéo giãn cột sống,…
Bên cạnh vật lý trị liệu, người bệnh cũng có thể tự thực hiện các động tác nhẹ nhàng tại nhà. Những động tác này cũng giúp kéo giãn cột sống, đả thông kinh mạch, giảm đau hiệu quả.
- Phẫu thuật cắt gai cột sống
Phương pháp này được bác sĩ chỉ định khi các phương pháp trên không đạt được hiệu quả điều trị mong muốn. Trong một số trường hợp, phẫu thuật cũng để lại biến chứng cho người bệnh. Do đó, trước khi quyết định lựa chọn phương pháp này, bạn cần cân nhắc thật cẩn thận.
Trên đây là những thông tin cơ bản về gai cột sống là gì, có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh, hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức thực sự hữu ích.
Gai cột sống lưng và cách chữa trị hiệu quả nhờ An Cốt Nam
Như đã nói ở trên, bài thuốc An Cốt Nam được điều chế ra để đặc trị bệnh gai cột sống thắt lưng. Sau quá trình tìm hiểu kĩ càng về cơ chế hình thành bệnh, các chuyên gia mới lựa chọn, thử nghiệm và gia giảm các vị thuốc phù hợp.
Cơ chế hoạt động của An Cốt Nam đối với người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng:
Đa số người bệnh tiến hành điều trị theo bài thuốc An Cốt Nam đều thu về kết quả tốt, bệnh không tái phát lại sau nhiều năm. Trong đó, nghệ sĩ Mạc Can, MC Quyền Linh cũng từng sử dụng An Cốt Nam và đạt hiệu quả vượt ngoài mong đợi.

Ưu điểm của An Cốt Nam:
- Không chứa Corticoid, tạp chất hay bất kỳ tân dược nào.
- Ở dạng cao lòng, cơ thể dễ hấp thu, tuyệt đối an toàn cho dạ dày.
- Không tác dụng phụ, không phụ thuộc vào thuốc sau khi ngưng sử dụng.
Khác với những bài thuốc Đông Y thông thường, người bệnh sẽ không mất quá nhiều thời gian chờ đợi. Sau khoảng 5-7 ngày, các triệu chứng đau buốt tê bì giảm đến 70%. Bệnh nhân kiên trì 2-3 liệu trình để gai xương được bào mòn, cột sống trở lại bình thường.
Nhờ những đóng góp của An Cốt Nam cho bệnh nhân gai cột sống lưng mà Tâm Minh Đường – cơ sở trực tiếp điều chế ra An Cốt Nam đã nhận được bằng khen và cúp vàng danh giá, chứng nhận là “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng”.
Chúng tôi xin cung cấp thông tin theo yêu cầu của độc giả:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Điện thoại: 0903.876.437