Tập đoàn Kinh tế Vinashin được thành lập theo Quyết định số 103/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15/5/2006 và Quyết định 104 QĐ – TTg thành lập Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Tập đoàn Kinh tế Vinashin là một Tập đoàn đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước là chi phối, bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, có trình độ công nghệ quản lý hiện đại và có chuyên môn hoá cao, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành Công nghiệp đóng mới sửa chữa tàu thủy và vận tải biển là ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với khoa học công nghệ, nghiên cứu triển khai đào tạo, làm nòng cốt để ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế có hiệu quả.
a) Công ty mẹ:
Tập đoàn Kinh tế Vinashin được hình thành trên cơ sở Tổng công ty, các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Trong đó, Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam được thành lập trên cơ sở Văn phòng tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và các đơn vị phụ thuộc: 03 Chi nhánh (Công ty xuất nhập khẩu Vinasshin; Trung tâm đào tạo và hợp tác lao đông với nước ngoài; Trung tâm Tư vấn quản lý đầu tư và Kiểm định xây dựng Vinashin) và các Ban chuyên môn nghiệp vụ, hiện nay Văn phòng tập đoàn có: 14 Ban chuyên môn nghiệp vụ và 32 Phòng thuộc các Ban nghiệp vụ.
Theo Quyết định số 104/TTg ngày 15/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, hệ thống các công ty con thuộc Tập đoàn gồm có: Tổng công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – công ty con; Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – công ty con; các Công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; các công ty liên kết do Tập đoàn năm giữ dưới 50% vốn điều lệ và các đơn vị sự nghiệp.
- Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (Công văn số 1726/VPCP – ĐMDN ngày 03/4/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty CNTT Nam Triệu)
- Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng (Công văn số 963/TTg – ĐMDN ngày 18/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty CNTT Bạch Đằng)
- Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Phà Rừng (Công văn số 893/TTg – ĐMDN ngày 9/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty CNTT Phà Rừng)
+) Các Công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
+) Các công ty liên kết do Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
+) Các đơn vị sự nghiệp.
(có danh sách kèm theo).
2. Ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề kinh doanh có liên quan của Tập đoàn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
Cơ cấu quản lý và điều hành của Tập đoàn đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định gồm: Hội đồng quản trị, Chủ tịch Tập đoàn, Ban kiểm soát Tập đoàn, Tổng giám đốc điều hành, các Tổng giám đốc chức năng, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.