Viêm đại tràng là một bệnh có những triệu chứng và biến chứng nguy hiểm, do đó mỗi người cần trang bị cho mình những thông tin cần thiết để ngăn ngừa, điều trị bệnh. Viêm đại tràng là gì, nằm ở đâu? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh ra sao hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Đại tràng nằm ở đâu?
Đại tràng hay còn gọi là ruột già, là phần gần cuối trong đường tiêu hóa, nối với ống hậu môn. Uốn lượn thành một hình khung. Khung đại tràng gồm đại tràng phải bắt đầu từ manh tràng ở ruột non đổ vào ruột già (rất ngắn) đi lên. Nối với đại tràng ngang đổ xuống đại tràng trái, và cuối cùng là đại tràng xích-ma (rất ngắn) nối với trực tràng. Ở mỗi người khác nhau, kích thước của đại tràng lại không giống nhau. Chiều dài ống đại tràng của một người bình thường khoảng 1m48 cm, nhưng cũng có những người có đại tràng dài đến 1m9.
Đại tràng được cấu tạo bởi 3 phần khác nhau, đóng những vai trò quan trọng đối hoạt động của hệ tiêu hóa:
- Manh tràng: đây là phần đầu tiên trong đại tràng, có cấu trúc khá giống với một chiếc túi, treo lơ lửng so với van hồi tràng. Manh tràng dài khoảng 6cm, đây là nơi tiếp nhận các chất từ hồi tràng và tiếp tục hấp thụ nước và muối. Ở phần đầu manh tràng có gắn 1 đoạn ruột nhỏ có cấu tạo là một ống quanh co dài khoảng 7-8cm gọi là ruột thừa.
- Kết tràng: đây là phần chính và dài nhất của đại tràng, bao quanh toàn bộ ruột non. Kết tràng được chia thành 4 phần nhỏ hơn là kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng sigma.
- Trực tràng: có chiều dài khoảng 20cm. Đây là nơi thức ăn dư thừa từ kết tràng sigma đổ vào trực tràng trong khung chậu, gần đốt sống thứ 3. Trực tràng không phải là cấu trúc thẳng, mà nó cong theo đường viền của xương cùng và có 3 đường uốn cong ở bên tạo ra bộ ba nếp gấp bên trong gọi là van trực tràng.
Đại tràng mang đến các chức năng: tổng hợp protein, hấp thụ nước và các nguyên tố khoáng, tiết dịch đại tràng để bảo vệ niêm mạc và làm mềm phân, bài tiết những chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
Viêm đại tràng là gì?
Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng xuất hiện những vùng viêm nhiễm, gây khó chịu cho người bệnh. Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hóa thường gặp. Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do nhiễm khuẩn qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Viêm đại tràng sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang viêm đại tràng mãn tính, gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm đại tràng:
- Tuổi tác: Bệnh xảy ra nhiều ở những người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi
- Những người có chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng các chất kích thích, thực phẩm nhiều hóa chất,.. Làm tăng nguy cơ các lớp niêm mạc bị phá hủy gây nên các vết viêm loét ở đại tràng.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh, không theo chỉ định của bác sĩ khiến các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
- Người bị đau đại tràng vi thể và viêm ruột sẽ có khả năng bị viêm đại tràng cao hơn so với những người bình thường. Do đó, cần phải điều trị bệnh sớm triệt để để không gây ra những biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, bạn cũng cần phải thường xuyên tái khám để kiểm tra mức độ hồi phục, từ đó điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần
- Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy những người hay lo âu, căng thẳng cũng sẽ dễ mắc viêm đại tràng hơn.
Viêm đại tràng có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng nếu không được điều trị kịp thời cũng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đối với viêm đại tràng mãn tính lâu năm, trên biểu mô niêm mạc đại tràng xuất hiện những tổn thương, viêm loét sâu và rộng, khó chữa lành nên nếu không được điều trị sớm sẽ gây nên những biến chứng với các căn bệnh nguy hiểm như: giãn đại tràng cấp tính (2-6%), thủng đại tràng (2,8%), chảy máu nặng (1-5%) và ung thư đại trực tràng – một trong năm loại ung thư nguy hiểm nhất ở Việt Nam.
Ngoài ra, các chuyên gia còn đề cập đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như: Phình đại tràng nhiễm độc (toxic megacolon) với nguy cơ bị thủng ruột; hội chứng tăng urê tán huyết (Hemolytic uremic syndrome – HUS) gồm cụ thể 3 tình huống là thiếu máu tán huyết, suy thận cấp (tăng urê huyết) và giảm tiểu cầu…
Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng
Viêm đại tràng gồm 2 thể: viêm đại tràng cấp tính và viêm đại tràng mãn tính, ngoài những biểu hiện chung, bệnh lại có những dấu hiệu bệnh khác biệt.
Triệu chứng viêm đại tràng co thắt
- Bụng đau quặn thắt, kéo dài âm ỉ, có thể kèm theo triệu chứng ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu. Người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau khi xì hơi hoặc đi đại tiện.
- Đại tiện bất thường: đi ngoài nhiều lần, tình trạng táo bón và tiêu chảy xảy ra xen kẽ nhau. Phần đầu phân rắn, phần đuôi nát, kèm chất nhầy và mùi hôi. Sau khi đi vệ sinh, bệnh nhân vẫn cảm thấy đau bụng và muốn đi tiếp.
- Thường xuyên căng thẳng, lo âu
- Triệu chứng khác: mất ngủ, chóng mặt, tim đập nhanh
Biểu hiện viêm đại tràng mãn tính
- Đau bụng kéo dài: Người bệnh thường đau dọc theo khung đại tràng, vị trí nửa khung đại tràng và hai hố chậu. Cơn đau xuất hiện theo cơn, đau quặn thắt, cơn đau giảm dần khi đi tiêu. Người bệnh luôn cảm thấy bụng căng trướng, khó chịu.
- Phân bất thường: người bị viêm đại tràng mãn tính đi tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày, nhiều trường hợp phân có kèm máu và chất nhầy.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược: Viêm đại tràng mãn tính là bệnh đường tiêu hóa ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Khi đại tràng bị viêm, quá trình hấp thu và tiêu hóa gặp khó khăn, cơ thể không nạp được các dưỡng chất cần thiết dẫn đến tình trạng suy nhược. Theo đó, bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính thường thấy chán ăn, ăn uống kém, toàn thân mệt mỏi, đầy bụng, giảm trí nhớ, ăn ngủ kém, hay cáu gắt, lo lắng…
Nguyên nhân bệnh viêm đại tràng
Nhìn chung bệnh viêm đại tràng có các nguyên nhân chính sau:
- Bệnh viêm đại tràng do kháng sinh: Các vi khuẩn có lợi và có hại tồn tại cùng 1 lúc trong tràng. Sự lạm dụng kháng sinh đường ruột gây ức chế, tiêu diệt các vi khuẩn, kể cả vi khuẩn có lợi. Điều này vô tình tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển, giải phóng độc tố gây viêm hay làm nặng thêm triệu chứng bệnh.
- Viêm đại tràng do lỵ amip: đây là nguyên nhân khá phổ biến. Bắt đầu với bệnh kiết lỵ, không được điều trị triệt để, bệnh thường xuyên tái phát, gây nên những đợt đau cấp tính, đau quặn mót rặn, phân lầy nhầy máu mũi, đi ngoài có bọt.
- Viêm đại tràng do hóa chất: các nghiên cứu cho thấy hóa chất trinitrotoluen(TNT) là một trong những tác nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến đại tràng, dẫn đến viêm.
- Viêm đại tràng do vi khuẩn: Rất thường gặp đợt cấp nhưng hiếm trường hợp gây bệnh mạn tính, chỉ khi tự dùng kháng sinh không đúng và đủ liều gây nên tình trạng kháng trị. Vi khuẩn thường thấy khi xét nghiệm là:Escherichia coli, Vibrio cholerae, salmonella, shigella, Yersinia…
- Do vi rút: Người ta đã chứng minh sự có mặt của Cytomegalovirus trong dịch ruột người viêm đại tràng cấp mãn tính không có mặt của những nguyên nhân khác. Ngoài ra còn thấy Epstinba virus, Rota virus…
- Vi khuẩn lao: đây cũng là một nguyên nhân gây nên bệnh viêm đại tràng
- Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, một số ít người bệnh bị viêm đại tràng được xác định nguyên nhân do nấm và nhiễm tia phóng xạ.
Cách chữa bệnh viêm đại tràng
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có những phương pháp điều trị bệnh viêm đại tràng khác nhau.
- Chữa viêm đại tràng bằng thuốc Tây
Tùy thuộc vào triệu chứng và tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp:
- Thuốc chống co thắt đại tràng: Làm giảm những cơn co thắt bụng.
- Thuốc nhuận tràng: giúp điều hòa nhu động ruột, giảm táo bón.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: giúp cho bệnh nhân bị viêm đại tràng co thắt do tâm lý căng thẳng, lo âu.
- Thuốc cầm tiêu chảy: là nhóm thuốc Actapulgite và Loperamid giúp làm chậm sự co bóp cơ ruột.
Các loại thuốc Tây nhìn chung mang lại hiệu quả nhanh chóng, giải quyết nhanh các cơn đau, nhưng người bệnh dễ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
- Điều trị viêm đại tràng tại nhà bằng các bài thuốc dân gian
Bên cạnh thuốc Tây, các phương pháp dân gian cũng được nhiều người áp dụng trong việc điều trị bệnh viêm đại tràng bởi sự lành tính mà các phương pháp này mang lại.
1/ Chữa viêm đại tràng bằng nghệ
Nhờ vào hàm lượng lớn Curcumin cùng các hoạt chất khác mang đến nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ như sát khuẩn, giảm đau, viêm họng, chữa ho khan, tăng cường thể lực,… Đồng thời, nghệ còn có tác dụng chống viêm, giúp làm lành vết viêm loét và hỗ trợ tiêu hoá hiệu quả. Khi được kết hợp với mật ong sẽ giúp mang đến bài thuốc điều trị hữu hiệu.
Chuẩn bị nguyên liệu: nghệ tươi, mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Nghệ cạo vỏ, rửa sạch, xay hoặc giã lọc lấy nước cốt
- Cho mật ong vào nước cốt và khuấy đều
- Uống 2 lần mỗi ngày trước bữa ăn, sau 1 tháng sẽ nhận được tác dụng
2/ Chữa viêm đại tràng bằng củ riềng
Củ riềng có tính ấm có khả năng ôn trung tán hàn, chống nôn chỉ tả, làm ấm tỳ vị và tăng cường chức năng của tỳ thổ. Vì vậy mà củ riềng được lựa chọn để làm thành nhiều bài thuốc để hỗ trợ chữa viêm đại tràng, trong đó có bài thuốc được kết hợp với lá lốt.
Chuẩn bị nguyên liệu: củ riềng và lá lốt
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu, củ riềng thái lát
- Cho riềng và lá lốt vào ấm nước đun sôi
- Đun 20 phút thì tắt bếp, chắt nước uống dần
Các phương pháp dân gian không gây ra tác dụng phụ cho cơ thể, nhưng thời gian điều trị dài, do đó người bệnh cần phải hết sức kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Viêm đại tràng là bệnh khá nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của con người. Hy vọng qua bài viết vừa rồi đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh viêm đại tràng là gì, nằm ở đâu? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh để có thể ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.