Bệnh trĩ một trong những căn bệnh “khó nói”, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Vậy bệnh trĩ là gì? Hình ảnh, nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng và chữa bệnh trĩ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ hay còn được gọi là bệnh lòi dom, là tình trạng xảy ra khi các đám rối tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn bị co dãn quá mức. Trong trạng thái bình thường, mô này giúp kiểm soát lượng phân thải ra, khi các mô này bị sưng, phồng thì được gọi là trĩ.
Trĩ được chia ra thành 3 loại là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng xung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển rất đau ngay cả khi đứng. Trĩ hỗn hợp là tình trạng người bệnh vừa mắc bệnh trĩ nội, vừa mắc trĩ ngoại. Cả hai búi trĩ này kết hợp lại với nhau hình thành nên búi trĩ to rồi sa ra ngoài tạo thành trĩ hỗn hợp.
Bệnh trĩ là căn bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị khi bệnh đã chuyển giai đoạn sa búi trĩ, viêm loét. Bệnh diễn tiến ở vùng kín, do đó gây tâm lý e ngại cho người bệnh, đặc biệt là phụ nữ.
Bệnh trĩ xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng thường gặp nhất là người trong độ tuổi trung niên, người cao tuổi và phụ nữ mang thai. Mặc dù bệnh trĩ không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Do đó, khi gặp những triệu chứng của bệnh trĩ, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị cụ thể.
Hình ảnh bệnh trĩ
Một số người thường nhầm bệnh trĩ với bệnh sa trực tràng vì 2 bệnh này có nhiều dấu hiệu khá tương đồng. Để tránh nhầm lẫn, chúng tôi sẽ cung cấp một số hình ảnh dưới đây để bạn có thể dễ dàng phân biệt.
Hình ảnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội là bệnh lý liên quan đến rối loạn tĩnh mạch khu vực hậu môn, do các tĩnh mạch bị co thắt sưng phồng hình thành nên các búi trĩ trên đường lược. Trĩ nội có nhiều cấp độ phát triển khác nhau theo hướng bệnh nặng dần từ cấp 1 đến cấp độ 4 với những hình ảnh và dấu hiệu khác nhau.
- Trĩ nội cấp độ 1: Đây là cấp độ nhẹ nhất của trĩ nội, khi búi trĩ mới hình thành. Người bệnh trong giai đoạn này thường có biểu hiện đi ngoài ra máu máu dính trên phân, các búi trĩ mới hình thành nên còn khá nhỏ nên việc quan sát khá khó.
- Trĩ nội cấp độ 2: Giai đoạn này người bệnh đại tiện ra máu nhiều hơn, các búi trĩ bắt đầu phình to và xa ra ngoài nhưng có thể tự thụt vào trong được.
- Trĩ nội cấp độ 3: Bước vào giai đoạn này, bệnh đã chuyển nặng, người bệnh cảm thấy đau nhức khu vực hậu môn rõ rệt, các búi trĩ sưng to sa hẳn ra ngoài. Theo đó, những hình ảnh trĩ nội độ 3 hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường qua gương. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
- Trĩ nội cấp độ 4: Lúc này các búi trĩ đã sa hẳn ra ngoài dùng tay ấn vào cũng không được. Biện pháp điều trị duy nhất lúc này là phẫu thuật, dùng thuốc khó có thể cải thiện được tình trạng bệnh.
Hình ảnh trĩ ngoại
Trĩ ngoại do nằm bên ngoài hậu môn nên thường khá dễ quan sát, tương tự trĩ nội, trĩ ngoại cũng được phân chia thành nhiều cấp độ bệnh khác nhau với những hình ảnh khác biệt.
- Trĩ ngoại cấp độ 1,2: Giai đoạn đầu khi mắc bệnh, các triệu chứng còn nhẹ chưa rõ ràng, các búi trĩ mới hình thành còn khá nhỏ nên không gây đau, chỉ cảm thấy hơi vướng bận khó chịu khu vực hậu môn, hình ảnh về bệnh trĩ ngoại giai đoạn này nhìn kỹ sẽ thấy như phần da thừa nhô lên.
- Trĩ ngoại cấp độ 3: Tới giai đoạn này búi trĩ đã phát triển với kích thước lớn khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện theo đó là các sợi tĩnh mạch bám xung quanh búi trĩ, việc quan sát hình ảnh bệnh trĩ ngoại là khá rõ ràng.
- Trĩ ngoại cấp độ 4: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn gây sưng phồng, xuất huyết khiến người bệnh cảm thấy đau đớn cả khi không đi đại tiện, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Hình ảnh trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của cả hai loại trĩ gồm trĩ nội và trĩ ngoại. Hai búi trĩ này xuất hiện trên đường lược, bên trong hậu môn hoặc phía cuối trực tràng rìa ngoài ống hậu môn, nên việc quan sát những hình ảnh về bệnh trĩ hỗn hợp cũng khá khó. Tuy nhiên, trên thực tế, những người mắc trĩ hỗn hợp cũng khá hiếm, chủ yếu là trĩ nội và trĩ ngoại.
Nguyên nhân bệnh trĩ
Nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ như đã nói ở phần đầu là do đám rối tĩnh mạch ở phía cuối trực tràng bị chèn ép gây nên sưng phồng tạo nên các búi trĩ. Tình trạng này xảy đến bởi những tác nhân sau đây:
- Táo bón – tiêu chảy: Tình trạng táo bón và tiêu chảy trong thời gian dài sẽ khiến khiến tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng bị ma sát mạnh dẫn đến tình trạng phình giãn và ứ máu.
- Thừa cân – béo phì: Thống kê cho thấy, phần lớn người bị trĩ đều có chỉ số BMI cao (chỉ số cân nặng), bởi cân nặng quá mức làm tăng áp lực lên hệ thống cơ trơn ở hậu môn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Thói quen ít vận động: Đây là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh trĩ. Chính thói quen ngồi một chỗ ít vận động đã khiến bệnh trĩ xảy ra phổ biến ở dân văn phòng.
- Chế độ ăn ít chất xơ: chất xơ có trong rau xanh và hoa quả tươi là thành phần quan trọng giúp mềm phân, hạn chế chứng táo bón. Do đó, việc bổ sung thiếu chất xơ cho cơ thể sẽ là nguyên nhân gián tiếp gây nên bệnh trĩ.
- Thói quen nhịn đại tiện: Thông thường, phân được lưu trữ ở đại tràng (ruột già) và được đào thải qua trực tràng, hậu môn một cách dễ dàng. Tuy nhiên nếu nhịn đại tiện, ruột già sẽ hấp thu nước trong phân khiến phân khô cứng, dễ gây táo bón và làm tăng áp lực lên tĩnh mạch.
- Một số nguyên nhân khác: Ngoài ra, bệnh trĩ cũng có thể khởi phát do lao động nặng, giao hợp qua đường hậu môn, mang thai, nhiễm khuẩn hậu môn – trực tràng nhiều lần,…
Bên cạnh đó, bệnh trĩ khởi phát cũng do một số yếu tố khác như:
- Yếu tố chủng tộc và địa lý: Người Do Thái, Bắc Phi và cư dân vùng Địa Trung Hải có nguy cơ bị bệnh trĩ cao hơn các tộc người khác.
- Mắc các bệnh chuyển hóa: Như bệnh gút, tiểu đường, huyết áp cao,…
- Yếu tố di truyền
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học
- Ảnh hưởng của các hiện tượng sinh lý: Mang thai, sau khi sinh, hành kinh và rối loạn nội tiết cũng là một trong những tác nhân gây nên bệnh trĩ.
Dấu hiệu bệnh trĩ
Nhìn chung, dấu hiệu của bệnh trĩ khá khó nhận biết ở giai đoạn đầu, nhiều người thường nhầm lẫn biểu hiện của bệnh trĩ với những bệnh tiêu hóa thông thường. Dưới đây, là những dấu hiệu của bệnh trĩ thường gặp.
Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ
- Ngứa hậu môn: đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ do phần búi trĩ tiết ra chất dịch khiến cho vùng hậu môn luôn ngứa ngáy khó chịu. Khi cảm thấy ngứa thì các chị em không nên gãi sẽ xây xước và bị viêm.
- Đi ngoài ra máu: ở giai đoạn nhẹ, máu thường ít, dính luôn vào phân nên khó nhận biết, khi máu ra nhiều, tình trạng bệnh cũng đã chuyển nặng, do đó bạn sẽ cần hết sức lưu ý.
- Đau rát hậu môn: Tình trạng này chị em thường gặp khi đi đại tiện hoặc ngồi quá lâu.
- Đau quanh vùng hậu môn: nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sa búi trĩ gây nghẹt, tắc mạch hoặc đau quanh vùng hậu môn, kể cả khi đứng.
- Sa búi trĩ: đây là biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh trĩ, đến giai đoạn này bệnh đã chuyển nặng, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám cụ thể.
Triệu chứng bệnh trĩ ở nam giới
- Đau rát hậu môn: đây là tình trạng nam giới gặp phải khi đi cầu, các cơn đau kéo dài thêm vài giờ đồng hồ sau khi quá trình này kết thúc.
- Đi đại tiện ra máu tươi: Máu có thể dính trên phân hoặc thấm qua giấy. Tùy vào tình trạng bệnh khác nhau mà nam giới sẽ gặp phải tần suất và số lượng ra máu khi đi đại tiện khác nhau.
- Chảy dịch ẩm ướt quanh hậu môn: Dịch tiết ra không kiểm soát sẽ tạo môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển
- Sa búi trĩ: thường thấy ở giai đoạn 2 của bệnh. Cho đến giai đoạn 4, các búi trĩ to khó có thể nhét vào trong.
Cách phòng bệnh trĩ tại nhà
Một trong những tác nhân chính gây nên bệnh trĩ là táo bón, do đó, để phòng tránh bệnh này bạn cần đặc biệt quan tâm với chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập.
- Cung cấp thêm chất xơ: Bổ sung trong chế độ ăn hằng ngày rau xanh và hoa quả tươi để tăng cường chất xơ cho cơ thể, giúp làm mềm phân, tránh táo bón
- Uống nhiều nước: Mỗi ngày bạn nên uống từ 1,5 – 2 lít nước, nhưng tuyệt đối không sử dụng các loại nước có gas, rượu bia và các đồ uống có cồn khác.
- Tập thể dục thường xuyên cũng giúp phòng chống bệnh trĩ hiệu quả
Cách chữa bệnh trĩ dứt điểm
Trên thị trường có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ mang lại những hiệu quả khác nhau tùy vào cơ địa và tình trạng của người bệnh. Một trong số đó, Cao tiêu trĩ An Trĩ Nam không chỉ được bệnh nhân tin tưởng mà còn được giới chuyên gia đánh giá cao, bởi hiệu quả bất ngờ, an toàn và không tác dụng phụ.
Phát hiện những nhược điểm của các phương pháp điều trị bệnh trĩ đã có, đội ngũ bác sĩ Tâm Minh Đường đã dày công nghiên cứu và cho ra đời bài thuốc Cao Tiêu Trĩ – Sản phẩm “cắt” búi trĩ không phải phẫu thuật, không đau đớn. Theo đó, cao Tiêu Trĩ Tâm Minh Đường điều trị theo cơ chế: Co búi trĩ, loại bỏ viêm nhiễm – Khôi phục thành tĩnh mạch – Dự phòng tái phát. Với sự kết hợp giữa bài thuốc uống và thuốc ngâm hậu môn, sản phẩm đã mang tới sự can thiệp toàn diện từ trong ra ngoài, giúp đánh bật triệu chứng tận gốc.
Sự ra đời của Cao Tiêu Trĩ dựa trên nguyên tắc “Nam dược trị nam nhân” với sự kết hợp của các dược liệu thiên nhiên như: hòe hoa, Ngư tinh thảo, Tỳ giải, Bạch thược, Hoàng liên, Ngũ bội tử, Mã đậu linh, Nha đam tử. Các vị thuốc được phối hợp với nhau theo một tỷ lệ vàng mang đến hiệu quả tốt nhất cho sản phẩm Cao Tiêu Trĩ.
Không chỉ giảm nhanh triệu chứng, Cao Tiêu Trĩ còn loại bỏ được tác nhân gây tổn thương hậu môn, đồng thời khôi phục thành tĩnh mạch, tăng cường sức đề kháng và đẩy lùi bệnh tái phát.
Ngoài bài thuốc uống, người bệnh sẽ được kết hợp thêm với bài thuốc ngâm bào chế từ bột Đại Hoàng giúp sát trùng, co búi trĩ và cầm máu nhanh chóng, gia tăng khả năng điều trị lên gấp 2-3 lần. Với phương thức điều chế dạng cao cô lỏng, người bệnh có thể dễ dàng sử dụng, an toàn với dạ dày, thẩm thấu nhanh, từ đó rút ngắn thời gian điều trị.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh trĩ là gì? Hình ảnh, nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng và chữa bệnh. Bệnh trĩ không hề nguy hiểm nhưng ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, do đó khi gặp các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.