Bên cạnh việc tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ, người bệnh viêm loét dạ dày cần xây dựng và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng ăn gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Một chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp tình trạng bệnh được cải thiện mà còn có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Dưới đây là một số thực phẩm mà người bị bệnh có thể sử dụng.
Viêm loét dạ dày có nên ăn sữa chua?
Câu trả lời là có. Mặc dù người bị viêm loét dạ dày không nên ăn các loại đồ chua, vì có thể sẽ khiến các vết loét các thêm nghiêm trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, lượng axit ở sữa chua thấp hơn rất nhiều so với nồng độ axit sống trong dịch vị tiêu hóa. Do đó, người bệnh đau dạ dày có thể sử dụng sữa chua bình thường.
Bên cạnh đó, sữa chua là sản phẩm lên men bởi nhiều loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Trong quá trình lên men, các phân tử đường đổi (lactose) trong sữa sẽ chuyển hóa thành đường đơn và glucose, cuối cùng là hình thành axit lactic. Quá trình lên men này cũng có thể tạo ra enzym proteaza, mang đến khả năng thủy phân protein thành các loại axit amin tự do, dễ hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe, do đó, mỗi ngày người bệnh có thể ăn một hộp sữa chua.
Viêm loét dạ dày ăn củ tỏi, khoai lang được không?
Củ khoai lang có chứa nhiều vitamin và các dưỡng chất quan trọng, vì vậy, đây là loại thực phẩm được các chuyên gia khuyến nghị nên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Không những vậy, trong khoai lang có các hoạt chất có khả năng chống viêm hiệu quả, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tác nhân gây hại.
Củ tỏi không chỉ là một loại gia vị trong bữa ăn Việt, mà đây còn là một loại thảo dược với những công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Trong tỏi có nhiều hợp chất như acid amin, fructan, diallyl sulfide, allicin, vitamin B1, B2, C,… có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn. Do đó, người bệnh có thể ăn tỏi nhưng phải ăn khoa học với liều lượng phù hợp.
Viêm loét dạ dày có nên ăn bánh mì?
Bánh mì được làm từ bột mì mang đến những thành phần dưỡng chất cần thiết, tốt cho dạ dày. Khi đi vào cơ thể, tinh bột trong bánh mì tạo ra lớp màng bảo vệ bao bọc xung quanh niêm mạc dạ dày nhằm giảm bớt lượng axit dịch vị dư thừa, từ đó đẩy lùi triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, bánh mì cũng giúp trung hòa axit, thấm hút dịch vị axit dư thừa trong dạ dày, làm lành các vết loét. Bánh mì kết hợp với trứng vào bữa sáng sẽ mang đến nguồn năng lượng dồi dào cho cả một ngày dài, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các dưỡng chất khác.
Viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì?
Việc bổ sung những loại trái cây phù hợp cũng sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện.
Viêm loét dạ dày có nên ăn chuối?
Người bị viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể ăn chuối. Trong chuối có các thành phần chống sưng, giảm viêm đau, giúp bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu. Đồng thời, các vitamin, nhất là kali còn giúp bảo vệ niêm mạc, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn Hp, ức chế được sự phát triển của khối u. Không những vậy, thành phần pectin trong chuối là một chất xơ hòa tan, rất có lợi đối với những người bị rối loạn tiêu hóa, mắc các chứng tiêu chảy. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi ăn chuối như:
- Không ăn chuối xanh, chuối chưa chín kỹ vì có thể gây cồn cào dạ dày
- Chỉ nên sử dụng các loại chuối như: chuối cau, chuối ngự, chuối tây, chuối lá… không ăn chuối tiêu vì có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
- Không ăn chuối khi đói
- Mỗi ngày chỉ ăn từ 1 – 2 quả, không nên ăn quá nhiều.
Viêm loét dạ dày ăn dưa hấu được không?
Dưa hấu là một trong những loại trái cây rất tốt cho sức khỏe của con người bởi thành phần dinh dưỡng dồi dào. Những bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản đều có thể bổ sung dưa hấu cho cơ thể của mình. Tuy nhiên, người bệnh không được ăn quá nhiều vì lượng nước dồi dào trong loại quả này sẽ khiến đầy bụng, khó tiêu.
Viêm loét dạ dày nên uống và kiêng uống gì?
Bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa?
Sữa là một loại dưỡng chất thiết yếu trong cuộc sống của mỗi người. Với những người bệnh hoàn toàn có thể uống sữa bởi sữa có khả năng trung hòa axit trong dịch vị dạ dày. Bên cạnh đó, trong sữa cũng có một số thành phần quan trọng giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều sữa cùng một lúc vì có thể dịch vị dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn và kích thích các vết loét trong niêm mạc khiến cho cơn đau trầm trọng hơn.
Viêm loét dạ dày có uống được sâm?
Nhân sâm được biết đến như một bài thuốc quý với các tác dụng như ích huyết, định thần, bồi bổ sức khỏe đặc biệt. Bên cạnh đó, nhân sâm còn giúp chống lão hoá, tăng sự sản sinh các tế bào mới giúp tăng cường về cả mặt thể chất và tinh thần rất hiệu quả.
Bởi tác dụng của nhân sâm là bổ khí, giúp khí được sản sinh và lưu thông nhanh chóng, máu huyết hưng vượng và chảy mạnh hơn. Điều này nếu áp dụng cho người bệnh sẽ khiến cho tình trạng chảy máu trong và viêm loét nặng nề hơn rất nhiều.
Ngoài nhân sâm tươi, bệnh nhân cũng không nên ăn các sản phẩm được chế biến từ sâm như kẹo sâm, cao sâm, rượu sâm… Mặc dù khi sản xuất các sản phẩm này người ta đã loại bỏ bớt nước trong sâm tươi nhưng đặc tính bồi bổ khí huyết của nó vẫn gần như được giữ nguyên.
Viêm loét dạ dày có được uống cafe không?
Việc sử dụng cafe sẽ tăng quá trình bài tiết dịch vị, khiến cho tình trạng bệnh ngày càng thêm trầm trọng.
Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm có thể sử dụng, người bệnh cũng cần lưu ý không nên sử dụng các loại thực phẩm dưới đây.
Viêm loét dạ dày ăn xôi, thịt gà không?
Thành phần chính trong xôi là Amilopectin, gây khó tiêu, vì vậy, dạ dày cần phải tiết rất nhiều axit để tiêu thụ loại thực phẩm này. Ngoài ra, thường xuyên ăn xôi có thể làm gia tăng tình trạng ợ chua, ợ nóng, khiến cho tình trạng viêm loét trở nên trầm trọng hơn.
Một trong những loại thực phẩm mà người bị viêm loét dạ dày cũng nên hạn chế sử dụng đó là thịt gà. Bởi trong thịt gà có rất nhiều dưỡng chất, việc sử dụng nhiều thịt gà sẽ khiến cơ thể gặp phải tình trạng đầy bụng, khó chịu, gây áp lực lên dạ dày.
Ngoài những thực phẩm trên, người bệnh cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến, nhiều dầu mỡ, giàu axit. Vì những thực phẩm đó có thể kích thích làm ảnh hưởng trực tiếp đến các vết thương, vết loét…khiến cho quá trình tự làm lành của các vết loét khó khăn hơn.
Trên đây là cẩm nang về viêm loét dạ dày nên ăn gì hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức tuyệt vời để phòng chống và điều trị bệnh hiệu quả.