Top 10 bài tập thoái hóa cột sống sẽ được chúng tôi giới thiệu đến người bệnh trong bài viết này. Ngoài việc sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ thì việc kết hợp áp dụng các động tác thể dục và những bài tập yoga giúp hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả.
10 Bài tập thoái hóa cột sống cho người bệnh
Theo các chuyên gia xương khớp cho biết thì việc áp dụng thực hiện đều đặn các bài tập bằng yoga và các động tác thể dục sẽ giúp ích rất nhiều cho người bệnh trong quá trình điều trị thoái hóa cột sống. Hơn thế nữa việc áp dụng đều đặn các bài tập cũng là một trong những giải pháp giúp phòng ngừa hiệu quả tình trạng thoái hóa xương khớp.
5 Bài tập thể dục thoái hóa cột sống lưng
Bài tập 1: Kéo giãn cơ lưng 1 bên chân
Động tác này được thực hiện như sau:
- Người thực hiện cần nằm ngửa ở trên giường hoặc sàn phẳng, vị trí ban đầu toàn thân duỗi thẳng.
- Bước tiếp theo, một chân duỗi thẳng, ấn gót chân xuống mặt giường.
- Chân còn lại co gối, sau đó đan 2 tay sát gối và hướng về phía ngực, đồng thời hít vào.
- Sau đó duỗi thẳng chân trở về tư tế ban đầu và đồng thời thở ra và đổi chân.
Áp dụng đều đặn bài tập này 10 lần/1 buổi tập.
Bài tập 2: Kéo giãn cơ lưng 2 bên chân
Động tác này được thực hiện như sau:
- Người thực hiện cần nằm ở trên giường hoặc sàn phẳng, ở vị trí ban đầu toàn thân duỗi thẳng.
- Bước tiếp theo, co từ từ cả 2 chân và dùng tay đan vào sát 2 bên phía đầu gối, hướng dần về phía ngực, đồng thời hít vào.
- Giữ nguyên tư thế từ 5 – 10 giây, sau đó dần dần duỗi thẳng 2 chân về tư thế bao đầu, đồng thời thở ra.
Áp dụng đều đặn bài tập này 10 lần/1 buổi tập.
Bài tập 3: Di chuyển cột sống
Bài tập này được thực hiện như sau:
- Người thực hiện bắt đầu với tư thế nằm, chống 2 chân, 2 tay đan ra phía sau gáy, để vùng lưng áp sát mặt giường.
- Bước tiếp theo, nhấc vùng mông lên khỏi mặt giường, đồng thời thở ra.
- Sau đó ưỡn vùng lưng lên cao khỏi mặt giường và ấn lại vùng mông sát mặt giường, đồng thời hít vào.
- Động tác này được thực hiện luân phiên và không có thời gian nghỉ khi thay đổi động tác.
Áp dụng đều đặn bài tập này 5 phút/1 lần tập.
Bài tập 4: Tập cơ vùng bụng
Bài tập được thực hiện như sau:
- Hai tay đan vòng ra phía sau gáy hoặc có thể đạt tay dọc theo thân. Lưng áp sát mặt giường hoặc sàn.
- Bước tiếp theo: Co 2 chân, bàn chân dần dần nhấc lên khỏi mặt sàn, co và duỗi 2 chân giống như động tác đạp xe.
- Luân phiên đều đặn 2 chân và đồng thời hít thở đều đặn theo nhịp.
Áp dụng đều đặn bài tập này 5 phút/1 lần tập.
Bài tập 5: Bài tập thăng bằng, tập mạnh cơ lưng
Bài tập được thực hiện như sau:
- Tư thế đầu tiên, úp người 2 tay và 2 đầu gối chống đất.
- Bước tiếp theo, từ từ đưa tay phải về phía trước, bàn tay hướng lên trần nhà, đồng thời chân trái duỗi thẳng ra sau, mắt nhìn theo tay và hít vào.
- Giữ nguyên tư thế trong 5 giây, sau đó hạ tay và chân xuống, đồng thời thở ra. Tiếp tục đổi bên và áp dụng thực hiện như trên.
Áp dụng đều đặn bài tập này 10 lần/1 buổi tập.
Xem thêm: Thuốc thoái hóa cột sống tốt nhất hiện nay nhiều người mua nhất
5 Bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống
Bài tập Yoga chữa thoái hóa cột sống bằng trái bóng
Bài tập này được thực hiện như sau:
- Tư thế đầu tiên, cho cơ thể nằm trên bóng với tư thế ngửa, người tập cần giữ vững 2 chân trên bóng yoga.
- Bước tiếp theo, đẩy cao vùng hông, sau đó nâng cao trên phải, uống công 1 bên đầu gối và đồng thời kéo bóng lại gần lòng chân trái.
- Trở về tư thế ban đầu và thực hiện những động tác trên với phía chân còn lại.
Nên áp dụng động tác này đều đặn 15 lần/1 lần tập.
Bài tập Yoga với tư thế rắn hổ mang
Tư thế này được thực hiện như sau:
- Ngồi với tư thế khoanh chân trên sàn, sau đó từ từ hại thấp cơ thể áp sát mặt xuống sàn và giữ nguyên tư thế chân.
- Bước tiếp theo, nâng cao vùng thần trên, dùng tay để làm phần trù, vùng cổ kéo giãn tối đa, vùng lưng cong giống tư thể của rắn hổ mang.
Áp dụng tư thế này đều đặn 15 phút mỗi ngày.
Bài tập thoái hóa cột sống bằng yoga ép sát người
Với bài tập này, người tập cần thực hiện như sau:
- Dùng 1 chân ép sát vào cơ thể, dùng 2 tay đan chéo đầu gối và ép sát lại, chân còn lại ở tư thế thẳng.
- Giữ nguyên tư thế, cho đến khi cảm thấy mỏi thì đổi chân.
Áp dụng tư thế này đều đặn 15 phút mỗi ngày.
Bài tập yoga số 4 – kéo giãn cơ lưng
Bài tập này được thực hiện như sau:
- Chống 2 tay và 2 đầu gối xuống đất, sau đó nâng cao tay trái.
- Luồn tay trái qua khoảng không gian giữa vùng tay phải và chân phải.
- Sau đó đẩy nhẹ nhàng và từ từ vai xuống phía mặt sàn và giữ nguyên tư thế trong 30s.
- Sau đó nâng cơ thể từ từ về từ thế ban đầu và đổi bên.
Áp dụng đều bài tập này 10 phút mỗi ngày.
Bài tập yoga trị thoái hóa cột sống số 5
Bài tập này được thực hiện như sau:
- Đặt miếng gạch yoga cao vừa đủ dưới vùng bả vả và một số vùng phía sau gáy.
- Để giúp cơ thể ở tư thế thoải mái nhất trên 2 miếng gạch, 2 tay duỗi thoải mái ra 2 bên mặt sàn.
- Giữ nguyên tư thế trong 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu và tiếp tục lặp lại.
Áp dụng bài tập này 20 động tác/1 lần tập.
Lưu ý cho người thoái hóa cột sống khi tập luyện
Để đảm bảo được hiệu quả trong quá trình luyện tập và giúp người bệnh thực hiện các tư thế một cách an toàn thì người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
- Trước khi áp dụng luyện tập bệnh nhân cần phải tìm hiểu rõ ràng tình trạng sức khỏe hiện tại của mình, áp dụng các bài tập luyện tại nhà cần nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để bác sĩ có thể tư vấn cho bạn những tư thế phù hợp nhất với thể trạng bệnh hiện tại.
- Trước khi đi vào luyện tập cần phải thực hiện một số động tác khởi động giúp làm nóng cơ thể, giúp cho vùng xương khớp thích nghi với các vận động.
- Người bệnh nên bắt đầu với những động tác và bài tập nhẹ nhàng với cường độ thấp giúp cho cơ thể dần quen với các động tác.
- Đối với bệnh nhân thoái hóa cột sống nên tránh tuyệt đối các bài tập nặng hay các môn thể thao cần phải vận động mạnh vì nó ảnh hưởng rất lớn tới cột sống của người bệnh.
- Song song với chế độ luyện tập thì chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh.
Trên đây là Top 10 Bài tập thoái hóa cột sống bằng yoga và động tác thể dục mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp ích cho người bệnh trong quá trình điều trị.