Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh gai cột sống cũng nên xây dựng và thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học. Điều này sẽ giúp cho quá trình phục hồi bệnh diễn ra nhanh hơn, giảm thiểu biến chứng ở mức tối đa. Cùng tìm hiểu bị gai cột sống không nên ăn gì và nên ăn thức ăn gì trong bài viết dưới đây.
Gai cột sống không nên ăn gì?
Gai cột sống là bệnh xương khớp thường gặp, xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Sự hình thành và phát triển của các gai xương trong cột sống gây chèn ép lên các dây thần kinh, khiến người bệnh thường xuyên phải chịu những cơn đau đớn. Mặc dù gai cột sống không gây ra những nguy hiểm về tính mạng, nhưng nếu không được chữa trị sớm sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề.
Trong việc điều trị bệnh gai cột sống, ngoài thuốc điều trị, chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng phục hồi. Nếu cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, các tổn thương sẽ có cơ hội lành nhanh chóng, tăng cường sức khỏe cho xương khớp. Tuy nhiên, trong trường hợp không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến bệnh tình diễn biến nặng nề hơn. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bị gai cột sống không nên sử dụng:
Các loại thực phẩm nhiều chất béo
Việc thường xuyên ăn các loại thực phẩm như mì tôm, khoai tây chiên, bánh ngọt, trà sữa, socola,.. có thể khiến cơ thể của bạn béo phì. Tình trạng này sẽ vô tình tạo nên sức nặng chèn ép lên cột sống khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Do đó, khi bị gai cột sống người bệnh nên hạn chế hoặc tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm kể trên để bảo vệ xương khớp khỏi những tổn thương không cần thiết.
Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu,… chứa hàm lượng đạm, khoáng chất và axit amin dồi dào, giúp cải thiện cơ bắp, tăng cường sức khỏe và chống suy nhược. Tuy nhiên, người bị các vấn đề xương khớp nói chung và gai cột sống nói riêng nên hạn chế sử dụng thịt đỏ. Bởi thực phẩm này tăng axit uric trong máu, kích thích phản ứng viêm, khiến các cơn đau nặng hơn. Hơn nữa, thịt đỏ khi nấu chín còn tăng quá trình lão hóa của xương khớp nói riêng và toàn cơ thể nói chung.
Thực phẩm chế biến
Các loại thực phẩm này được nhiều người lựa chọn bởi tính tiện lợi. Tuy nhiên, chúng cũng gây ra những nguy hại cho sức khỏe xương khớp. Việc thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm chế biến sẵn có thể gây thừa cân – béo phì, làm giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể và khiến xương suy yếu dần theo thời gian. Bên cạnh đó, những loại thực phẩm này cũng là nguyên nhân khiến bạn mắc phải các bệnh mãn tính khác như: tiểu đường, thận, các vấn đề về tiêu hóa,…
Các loại nước uống có gas, rượu, bia
Trong các loại đồ uống này cũng chứa các thành phần gây hại cho sức khỏe xương khớp. Do đó, khi bị gai cột sống bạn nên tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống kể trên để hạn chế tình trạng bệnh chuyển biến xấu.
Bị gai cột sống nên ăn gì?
Ngoài những loại thực phẩm không nên sử dụng, người bệnh gai cột sống cũng cần bổ sung các nhóm thực phẩm dưới đây để làm lành các tổn thương, cải thiện sức khỏe xương khớp nhanh chóng:
Thực phẩm giàu canxi
Đây là thành phần quan trọng của xương khớp, do đó việc bổ sung các loại thực phẩm nhiều canxi sẽ hỗ trợ rất tốt cho bệnh gai cột sống.
- Hải sản: giúp tái cấu trúc xương khớp cũng như các hoạt động của tim, thần kinh và cơ bắp. Các loại hải sản mà bạn có thể lựa chọn đó là: tôm, cá, cua, ghẹ,…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: người bệnh có thể bổ sung các loại sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai,… Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn những loại sữa ít chất béo để hạn chế nguy cơ tăng cân, khiến cột sống phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể.
- Đậu nành: sữa đậu, đậu hũ, đậu nành rang
- Nước hầm xương lợn, xương bò: chứa nhiều glucosamine và chondroitin có tác dụng giúp sụn khớp chắc khỏe.
Các thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D có vai trò giúp chuyển hóa canxi và photpho trong cơ thể. Do đó, các thực phẩm chứa nhiều vitamin D cũng có lợi cho những người bị gai cột sống.
Các thực phẩm có chứa vitamin D có thể kể đến như: lòng đỏ trứng gà, cá hồi, cá ngừ, các loại hạt,…
Nhóm thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C giúp tổng hợp và tăng cường collagen, tạo nên mối liên kết bền chặt cho hệ xương khớp.
Bạn có thể tìm thấy vitamin C trong các loại trái cây có màu vàng, khoai lang, khoai tây,…
Nhóm thực phẩm giàu vitamin K2
Sử dụng vitamin K2 có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch và hệ xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương.
Bạn bổ sung vitamin K2 cho cơ thể bằng các loại thực phẩm như lòng đỏ trứng, các loại rau có màu xanh đậm,…
Thực phẩm có chứa omega 3
Omega 3 được tìm thấy nhiều trong các loại cá, các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, súp lơ, bơ,… Do đó, bạn có thể thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm này để giúp cho bệnh gai cột sống nhanh chóng được cải thiện.
Xem thêm: Mổ gai cột sống hết bao nhiêu tiền, có nên mổ không và liệu có nguy hiểm?
Một số món ăn nấu sẵn tốt cho người bệnh
Cháo hàu
Trong hàu có nhiều canxi do đó khá tốt cho xương khớp. Người bệnh có thể thực hiện chế biến món cháo hàu thơm ngon bổ dưỡng sẽ mang đến những hiệu quả bất ngờ.
Chuẩn bị: hàu, gạo nếp, gạo tẻ, gia vị, rau cải
Cách thực hiện:
- Rửa sạch hàu, đem bỏ nồi và luộc. Khi thấy chúng hé miệng, vớt ra rồi dùng dao lách vào miệng để tách thành đôi. Tách lấy phần thịt hàu bên trong, bỏ vỏ, giữ lại cả phần nước hàu.
- Rau cải rửa sạch, cắt nhỏ.
- Vo gạo, cho vào nồi cùng lượng nước gấp 3 lần gạo, đun nhừ.
- Khi thấy gạo đã nhừ thành cháo, đổ nước luộc hàu vào, nêm thêm chút gia vị.
- Hành tím lột vỏ, cắt nhỏ. Sau đó cho lên bếp phi vàng, cho thêm thịt hàu vào xào nhanh, nêm gia vị vừa ăn.
- Sau khi cháo đã được nấu nhừ, múc ra tô, cho thịt hàu và ít rau cải xắt nhỏ lên trên, trộn đều.
Súp lơ xanh xào tôm
Chuẩn bị nguyên liệu: súp lơ xanh, cà rốt, tôm, hành khô, gia vị
Cách thực hiện:
- Súp lơ đem đi rửa sạch, lấy dao thái nhỏ thành các miếng vừa ăn.
- Cà rốt gọt vỏ, thái từng miếng mỏng
- Tôm lột vỏ, rửa sạch
- Hành khô bóc vỏ, thái nhỏ
- Cho súp lơ và cà rốt vào chậu sạch ngâm cùng muối loãng trong khoảng 15 phút, rồi rửa lại với nước.
- Cho 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo cho nóng rồi bỏ hành khô băm nhỏ vào phi thơm.
- Xào súp lơ sau đó cho tôm vào xào cùng. Cho dầu hào, gia vị nêm cho vừa.
Điều trị dứt điểm gai cột sống bằng phác đồ toàn diện An Cốt Nam
Ngoài thắc mắc người bị gai cột sống nên ăn gì, kiêng gì, người bệnh cũng mong muốn tìm được một loại thuốc điều trị bệnh triệt để giữa một thị trường có vô vàn sản phẩm được quảng cáo chữa khỏi gai cột sống. Tuy nhiên, hầu hết chúng là thực phẩm chức năng, do đó sẽ không đáp ứng kì vọng của người sử dụng. Để giải quyết những vấn đề trên, người bệnh có thể tham khảo sản phẩm An Cốt Nam. Đây là phác đồ đã được Sở Y Tế cấp phép và công nhận là bài thuốc tiên phong giúp chấm dứt các bệnh xương khớp mãn tính như gai cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,… hiệu quả. Không chỉ vậy, trong chương trình “Sống Khỏe Mỗi Ngày” trên VTV2, Ths. Bs. Hoàng Khánh Toàn – Trưởng khoa Đông y – Bệnh viện Quân đội 108 cũng đã có những đánh giá tích cực về tác dụng nổi bật của bài thuốc này. Quý độc giả có thể theo dõi toàn bộ chia sẻ của bác sĩ toàn trong video dưới đây:
Theo đó, An Cốt Nam là thành quả hơn 10 năm nghiên cứu của đội ngũ lương y, bác sĩ phòng Chẩn trị Y học cổ truyền Tâm Minh Đường dựa trên hai bài thuốc cổ phương là “Độc Hoạt Tang Ký Sinh” và “Quyên Tý Thang”. Qua quá trình thay thế, các bác sĩ cũng bổ sung và gia giảm một số loại dược liệu của dân tộc như Sâm Ngọc Linh, Bý Kỳ Nam, Trư Lũng Thảo,.. theo một tỷ lệ vàng để phù hợp với cơ địa người Việt.
Các thảo dược tương tác, cộng hưởng với nhau tạo nên một phác đồ hoàn chỉnh bao gồm thuốc uống, cao dán, bài tập và vật lý trị liệu, từ đó tạo nên “sức công phá” bệnh tật mạnh mẽ, được ví như “Kiềng 3 chân”, trong đó:
- Thuốc uống: được điều chế theo dạng thức cao lỏng, dễ dàng thẩm thấu vào dạ dày, mang đến hiệu quả điều trị nhanh chóng hơn các phương pháp điều chế khác. Người bệnh chỉ cần cắt một góc của túi thuốc, đổ vào 200ml nước ấm, khuấy đều là có thể sử dụng. Thuốc uống mang đến tác dụng tiêu viêm, khu trừ phong thấp, giải phóng sự chèn ép lên các rễ thần kinh, từ đó điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh.
- Cao dán: tác động giảm đau từ bên ngoài chỉ sau khoảng 30 phút sử dụng. Người bệnh bóc lớp nilon bọc bên ngoài miếng cao và dán trực tiếp lên chỗ đau.
- Bài tập hỗ trợ và vật lý trị liệu: ở mỗi liệu trình An Cốt Nam, bệnh nhân sẽ nhận được 3 buổi vật lý trị liệu miễn phí kèm một đĩa VCD tổng hợp các bài tập giúp tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu hiệu quả, hạn chế biến chứng teo cơ, liệt chi.
Bên cạnh đó, An Cốt Nam cũng mang đến một số ưu điểm nổi bật sau:
Hiệu quả của phác đồ An Cốt Nam đã được thử nghiệm và kiểm chứng ở hàng ngàn người bệnh, trong đó có cả những người nổi tiếng như MC Quyền Linh, nghệ sĩ Mạc Can,.. Tùy vào cơ địa và tình trạng của mỗi người mà sản phẩm sẽ có những tác động không giống nhau. Do đó, để tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để nhận liệu trình phù hợp nhất.
Tình trạng của bạn cần mấy liệu trình điều trị?
Gọi bác sĩ ngay để nhận tư vấn miễn phí!
An Cốt Nam hiện được phân phối độc quyền tại phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường (Cơ sở Sài Gòn là nhà thuốc An Dược) không phân phối hoặc bán lại cho bất kỳ đại lý, cá nhân nào. Chính vì vậy, người bệnh cần lưu ý để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trên đây là những thông tin về bị gai cột sống không nên ăn gì và nên ăn thức ăn gì? Hy vọng đã giúp cho người bệnh có thêm những kiến thức hữu ích trong việc xây dựng thực đơn mỗi ngày để bệnh gai cột sống nhanh được đẩy lùi.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể bấm vào khung chat với bác sĩ hoặc liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo địa chỉ sau: