Uống lá tía tô trước khi tiêm phòng là phương pháp được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng hiệu quả để tránh con bị sốt. Bên cạnh đó, cũng nhiều mẹ bầu uống nước tía tô trước khi sinh với mong muốn có cuộc vượt cạn thành công và bớt khó khăn hơn, thậm chí là nhiều người còn thắc mắc uống lá tía tô có bị mất sữa không? Bài viết sau sẽ giải đáp thực hư công dụng của nước lá tía tô dưới góc nhìn khoa học.
Uống lá tía tô trước khi tiêm phòng có tốt không?
Lá tía tô không chỉ là một loại thực phẩm thường thấy trong bữa ăn mà còn là một dược phẩm an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tía tô chứa hàm lượng kháng sinh tự nhiên, giúp bé chống lại những căn bệnh phổ biến như cảm cúm, ho, sốt, rôm sảy. Với tía tô, các bố mẹ có thể an tâm sử dụng cho con vì loại lá cây này rất lành tính và an toàn.
Mỗi giai đoạn phát triển, trẻ phải trải qua những lần tiêm chủng, tiêm vắc xin phòng ngừa nhiều căn bệnh. Sau khi tiêm phòng, trẻ thường có biểu hiện sốt, viêm, sưng tấy và quấy khóc. Nhiều mẹ rất lo ngại vấn đề này mỗi lần cho con đi tiêm. Các triệu chứng sốt, viêm, sưng này sẽ mất sau khoảng 1-3 ngày.
Một trong những cách đơn giản, dễ thực hiện mà các mẹ hay mách nhau chính là cho bé uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng. Vậy việc uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng được thực hiện như nào và liệu có tốt không?
Việc bổ sung lá tía tô có thể thực hiện qua việc bú sữa mẹ. Cụ thể, trước tiêm phòng 2-3 ngày, mẹ mua lá tía tô về rửa sạch và ăn sống hoặc nấu canh ăn. Sau đó, mẹ cho bé bú thật nhiều. Con sẽ hấp thụ những dưỡng chất từ lá tía tô qua sữa mẹ.
Sau khi tiêm phòng, mẹ vẫn nên áp dụng uống lá tía tô từ 1-2 ngày tiếp theo và cho con bú. Dưỡng chất trong lá tía tô vừa giúp bé chống viêm sưng, vừa giảm tỷ lệ bé bị sốt. Đối với những bé không bị sốt, mẹ vẫn nên áp dụng cách này để tăng sức đề kháng cho bé, phòng chống nhiều bệnh và những tác dụng phụ do tiêm phòng gây nên.
Đối với những bé uống sữa công thức, mẹ mua lá tía tô về rửa sạch và ép lấy nước. Mẹ cho bé uống mỗi lần 2.5ml (khoảng nửa muỗng cà phê), ngày uống 3 lần. Lá tía tô có tác dụng giãn mạch, đào thải độc tố ra cơ thể bé. Sau khi uống lá tía tô, nếu bé ra nhiều mồ hôi, mẹ nên chú ý lau người và mặc quần áo thoáng mát cho bé để tránh bị cảm lạnh.
Uống lá tía tô trước khi sinh bao lâu?
Không chỉ là thần dược với trẻ sơ sinh, các mẹ bầu trước khi vượt cạn cũng được khuyên uống nước lá tía tô để quá trình sinh nở được dễ dàng hơn.
Lá tía tô có tác dụng làm mềm, giúp tử cung mở nhanh hơn và khiến thai phụ sinh con dễ dàng. Những bà mẹ uống nước tía tô trước khi sinh có tỷ lệ phải sinh mổ ít hơn. Nước lá tía tô không chỉ giúp chị em dễ sinh mà còn đóng vai trò là thuốc giảm đau hiệu quả cho thai phụ khi vượt cạn.
Cành và lá tía tô được cho là liều thuốc an thai hiệu quả đối với mẹ bầu, giúp mẹ nhanh lành bệnh và cảm thấy khỏe khoắn. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên lạm dụng quá nhiều vì tía tô có tính ấm, uống nhiều và thường xuyên sẽ bị bệnh cao huyết áp.
Khi có các dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu nên nhờ người nhà đun nước lá tía tô để uống. Lá tía tô rửa sạch cho vào nồi đun với 0,5 đến 1 lít nước. Sau đó, để nước tía tô nguội rồi uống liên tục trong quá trình chờ sinh.
Rất nhiều mẹ bầu đã vượt cạn thành công và dễ dàng hơn nhờ nước lá tía tô. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ cho rằng, sử dụng lá tía tô trước khi sinh không an toàn đối với mẹ bầu huyết áp cao, thân nhiệt nóng, dễ khiến băng huyết. Hơn nữa, đây là một phương pháp truyền miệng mà chưa có một chứng minh khoa học nào khẳng định. Vì thế, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ xem thân nhiệt mình cao hay thấp, huyết áp có ổn định không thì mới uống nước lá tía tô với liều lượng phù hợp. Mẹ bầu không nên lạm dụng uống lá tía tô nhiều ngày để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Tốt nhất, nếu uống nước lá tía tô, mẹ bầu nên uống khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ chứ không nên uống trước quá lâu để đảm bảo an toàn.
Tìm hiểu thêm: Uống nước diếp cá vào lúc nào, uống mỗi ngày có tốt không?
Uống lá tía tô có bị mất sữa không?
Hiện nay, chưa có một nghiên cứu khoa học nào cho rằng uống lá tía tô khiến mẹ sau sinh bị mất sữa. Lá tía tô là một loại rau thông thường có độ lành tính cao. Uống lá tía tô sau sinh được nhiều mẹ bỉm lựa chọn với công dụng giảm cân. Tuy nhiên, uống lá tía tô nhiều quá cũng không tốt vì loại cây này có tính ấm, dễ gây cao huyết áp. Mẹ bỉm không nên uống lá tía tô hàng ngày, đều đặn mà cần cách nhau nếu có ý định giảm cân sau sinh bằng loại nước này. Việc giảm cân sau khi sinh không chỉ phụ thuộc vào nước lá tía tô để đạt được hiệu quả mà còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống, tập luyện của mẹ bỉm.
Về việc mất sữa, nguyên nhân có thể đến từ nhiều yếu tố, không phải do uống nước lá tía tô:
- Tâm lý không thoải mái, trầm cảm sau sinh: Tinh thần căng thẳng, stress khiến nội tiết tố thay đổi, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tuyến yên khiến sữa mẹ ít hoặc bị mất hẳn.
- Bé lười bú, bú không đúng giờ, bỏ bú: Tuyến vú cần được kích thích thường xuyên để đảm bảo lượng sữa tiết ra đều đặn. Nếu bé ngừng bú trong thời gian dài, bú không theo giờ giấc sẽ dễ khiến mẹ mất sữa.
- Dinh dưỡng cho mẹ không đầy đủ: Nguồn dinh dưỡng trong thức ăn hàng ngày tác động trực tiếp đến chất lượng và số lượng sữa mẹ.
- Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh khi mẹ bầu áp dụng phương pháp mổ đẻ: Nhiều người sinh mổ vẫn có sữa đầy đủ cho con nhưng những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh khi mổ đẻ sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và lượng sữa của người mẹ.
- Mẹ uống quá ít nước khiến sữa không được sản sinh phục vụ bé: Nước là một thành phần chính tạo nên sữa trong cơ thể người mẹ. Việc mẹ uống ít nước khiến lượng sữa không được sản sinh đủ cho bé bú.
Có bầu 38, 39 tuần uống lá tía tô được không?
Trong thai kỳ, tía tô có thể giúp bà bầu nhanh lành bệnh nhanh chóng một cách an toàn. Những bà bầu bị cảm lạnh nên uống nước lá tía tô trong quá trình mang thai khi không được sử dụng thuốc kháng sinh theo liều. Tía tô có tính ấm, giúp bà bầu giải cảm an toàn. Bên cạnh đó, các triệu chứng ho, sổ mũi, viêm họng, nhức đầu do cảm lạnh cũng được lá tía tô giải quyết hiệu quả mà không mang lại tác dụng phụ. Đông y cũng coi nước lá tía tô là bài thuốc an thai cho bà bầu.
Không chỉ vậy, nước lá tía tô ngâm chân cũng giúp mẹ bầu giảm tình trạng sưng phù. Nước lá tía tô đồng thời giúp mẹ bầu giảm tình trạng ốm nghén, nôn mửa trong những tháng đầu thai kỳ. Nhiều mẹ bầu còn sử dụng nước lá tía tô để tắm với mong muốn giảm mụn trứng cá, giúp da sáng khỏe mà không cần sử dụng những loại kem trị mụn tiềm ẩn những lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe em bé.
Với nhiều công dụng hữu ích đối với bà bầu như vậy, lá tía tô được đánh giá rất cao về hiệu quả chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho thai phụ. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên lạm dụng nước lá tía tô uống hàng ngày trong thời gian dài để tránh bị nóng người, băng huyết và cao huyết áp.
Tuần 39, 40 là những tuần cuối của thai kỳ. Như đã nói ở trên, phụ nữ mang thai chỉ nên uống lá tía tô khi có dấu hiệu chuyển dạ mà không nên uống dài ngày trong tuần thai 39-40. Đối với phụ nữ ở những tuần cuối của thai kỳ, việc sử dụng nhiều hàm lượng tía tô dễ khiến sản phụ băng huyết, mất máu và cực kỳ nguy hiểm đến sự an toàn của cả hai mẹ con.
Qua những kiến thức trên, có thể thấy, nước lá tía tô uống trước khi tiêm phòng và trước khi sinh thực chất an toàn. Tuy nhiên, việc áp dụng còn tùy thuộc vào từng cơ địa, đảm bảo đúng liều lượng và thời điểm thích hợp để tránh những nguy hiểm không mong muốn.