Đau bụng đến từ nhiều nguyên nhân, ở mỗi vị trí đau lại biểu hiện cho những bệnh khác biệt. Cùng tìm hiểu đau bụng giữa bên trái, bên phải hoặc trên rốn là bệnh gì và phải làm sao trong bài viết bên dưới bởi đây có thể là những thông tin mà bạn đang thực sự cần.
Đau ở giữa bụng là bệnh gì?
Phần giữa bụng là trung tâm tập trung của nhiều bộ phận, thực hiện các chức năng quan trọng của cơ thể. Khi vùng này gặp phải những cơn đau không rõ nguyên nhân, trong thời gian dài bạn cần đến những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm. Tuyệt đối không nên tự đoán và chữa bệnh tại nhà vì mỗi vị trí đau sẽ thể hiện những bệnh khác nhau. Việc điều trị sai cách không những bệnh không khỏi mà càng làm cho tình trạng bệnh ngày một trầm trọng.
Thông qua các biện pháp khoa học, sự hỗ trợ của máy móc hiện đại,các bác sĩ sẽ xác định được đúng khu vực bị đau, loại bệnh, nguyên nhân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Một số bệnh mà bạn có thể gặp phải khi bị đau vùng giữa bệnh như: viêm tụy, sỏi mật, viêm gan, loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày, nhiễm trùng thận, táo bón, viêm ruột, thoát vị rốn, viêm đại tràng, viêm ruột thừa, nhiễm trùng bàng quang, hội chứng ruột kích thích,… Đây đều là những căn bệnh có mức độ nguy hiểm vừa phải, nhưng cần điều trị sớm và triệt để để không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như gây ra những biến chứng khó lường.
Đau bụng giữa trên rốn
Vùng trên rốn là nơi tập trung của các bộ phận như tá tràng, phần đầu tiên của ruột non và phần lớn của tuyến tụy. Khi vùng này bị đau có thể những bộ phận trên của bạn đang gặp vấn đề. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây đau sẽ giúp quá trình điều trị chính xác và nhanh chóng. Đau bụng giữa trên rốn có thể là biểu hiện của các bệnh sau:
Viêm đại tràng
Đau vùng bụng giữa trên rốn là nguyên nhân điển hình của bệnh viêm đại tràng. Bên cạnh đó, bệnh cũng có những triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, vùng thượng vị đau kéo dài trong nhiều ngày.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích hay viêm đại tràng co thắt cũng là một trong những bệnh gây ra tình trạng đau vùng giữa trên rốn. Nếu kèm theo các biểu hiện như: Đau bụng từng cơn, đau quặn thắt vùng hạ vị, nửa bụng bên phải hoặc bên trái, đi ngoài phân sống, lỏng, nát, không thành khuôn.
Nhiễm trùng giun
Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ, những cơn đau có thể xuất hiện đan xen giữa vùng trên và dưới rốn. Trong nhiều trường hợp, giun chui vào ống mật làm tắc ống mật gây nên cơn đau rất dữ dội khiến người bệnh mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi.
Bệnh liên quan đến gan, mật
Khi bị đau bụng giữa trên rốn cũng có thể cảnh báo những dấu hiệu của bệnh gan, mật như: bệnh túi mật, viêm gan siêu vi hay áp xe gan, sỏi túi mật…
Viêm tụy
Những cơn đau lan ra lưng, đau hơn khi ăn, đặc biệt là thức ăn giàu chất béo là những dầu hiệu của bệnh viêm tụy
Viêm ruột thừa
Nhiều người thường cho rằng đau ruột thừa là những cơn đau ở bên phải. Tuy nhiên, trước khi cơn đau trở nên nghiêm trọng và bắt đầu di chuyển sang phía bên phải, người bệnh có thể cảm nhận những cơn đau bụng giữa trên rốn. Bên cạnh biểu hiện là cơn đau bụng dữ dội, người bệnh còn gặp phải các dấu hiệu khác như: sốt nhẹ, buồn nôn, nôn, sưng vùng bụng, tiêu chảy…Trường hợp này cần phải được cấp cứu và điều trị ngay nhằm tránh các biến chứng như vỡ ruột thừa, hình thành ổ áp xe trong ổ bụng…đe dọa đến sức khỏe và tính mạng.
Thủng dạ dày
Một trong những bệnh nguy hiểm của dấu hiệu đau bụng giữa trên rốn chính là tình trạng thủng dạ dày. Đây là biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, ảnh hưởng đến tính mạng con người nếu không được điều trị sớm. Thủng dạ dày thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, do thói quen ăn uống không khoa học, uống quá nhiều bia rượu… Bên cạnh biểu hiện đau bụng dữ dội, bạn có thể gặp phải tình trạng buồn nôn, đại tiện khó.
Ung thư dạ dày
Bệnh có dấu hiệu nhận biết khá mơ hồ, chỉ là những cơn đau thoáng qua trong giai đoạn đầu. Khi gặp các triệu chứng như: sút cân, mệt mỏi, nôn ói, đại tiện phân đen, đại tiện ra máu, sốt,… chứng tỏ bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Xem thêm: Bệnh trĩ là gì? Hình ảnh, nguyên nhân, dấu hiệu, phòng ngừa và cách chữa bệnh
Đau bụng giữa bên trái
Đây là vị trí của quả thận trái, một phần ruột già, ruột non. Khi bạn gặp cơn đau ở vùng này, có thể là biểu hiện của một số bệnh lý dưới đây:
Viêm dạ dày
Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm trùng, làm dụng thuốc giảm đau, hoặc uống quá nhiều rượu.
Bên cạnh hiện tượng đau bụng, người bệnh sẽ trải qua nhiều triệu chứng khác nhau tùy theo cấp độ bệnh: các cơn đau ngày càng quặn sâu, đau âm ỉ vào ban đêm, kèm buồn nôn.
Viêm túi thừa
Đây là bệnh lý hàng đầu được xác định khi người bệnh có dấu hiệu đau bụng giữa bên trái. Bên cạnh đó, viêm túi thừa cũng kèm theo các biểu hiện khác như: sốt, buồn nôn, chán ăn, đi ngoài ra máu… Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh còn bị chảy máu, nhiễm trùng, tắc nghẽn ruột. Để không ảnh hưởng đến tính mạng, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên môn ngay để được thăm khám.
Sỏi thận
Nếu bạn gặp phải những cơn đau bụng âm ỉ bên trái cùng biểu hiện nước tiểu đổi màu, có mùi hôi, đi tiểu nhiều lần, đau buốt mỗi khi đi tiểu, có thể bạn đã bị sỏi thận. Lúc này, bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thường xuyên, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để ngăn cản sự phát triển của các viên sỏi.
Tắc ruột
Bên cạnh những cơn đau, người bệnh có thể sẽ gặp phải những triệu chứng như buồn nôn, nôn, tăng áp trong ổ bụng, ruột, có thể tạo ra các âm thanh lớn từng cơn.
Phình động mạch chủ
Người bệnh thường có các biểu hiện như khó thở, da tái nhợt, lạnh run… Trong trường hợp nặng có thể thấy khối cơ ở vùng bụng đập theo nhịp tim, lúc này bạn cần đến bác sĩ ngay trước khi động mạch bị vỡ.
Đau bụng giữa bên phải
Đau bụng bên phải là triệu chứng phổ biến, nhưng nhiều người thường chủ quan và nghĩ rằng chúng không quan trọng. Trên thực tế, đau bụng bên phải là biểu hiện của các bệnh sau:
Viêm ruột thừa
Nếu bạn bị đau bụng cùng những triệu chứng như buồn nôn, sốt, tiêu chảy, táo bón, chán ăn có thể bạn đã bị viêm ruột thừa.
Đau ruột già
Đau ruột già sẽ gây nên cảm giác chướng bụng, đau bụng bên phải, một phần của ruột già bị cuộn lại, có thể kèm theo triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón. Cảm giác đau khó chịu sẽ giảm đi sau khi xì hơi.
Thai ngoài tử cung ở phụ nữ
Ngoài triệu chứng đau bụng, người mang thai ngoài tử cung còn gặp phải biểu hiện như: chảy máu âm đạo, đau khi đi tiểu hoặc đi đại tiện, có hiện tượng tiêu chảy. Khi thai vỡ, có thể sẽ bị: chóng mặt, mệt mỏi, xanh xao.
Xoắn tinh hoàn ở nam giới
Xảy ra khi tinh hoàn xoay chuyển hoặc xoắn thừng tinh, làm giảm lưu lượng máu tới tinh hoàn dẫn đến đau đột ngột và sưng ở bìu.
Thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn xảy ra khi mô mềm – một phần của màng tế bào lót các khoang bụng hoặc ruột bị trồi ra chui vào túi thoát vị gây đau, nhất là khi bạn ho, cúi người hoặc mang vác vật nặng.
Đau bụng giữa dưới rốn
Đau bụng vùng giữa dưới rốn ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt liên quan đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Dưới đây, là một số bệnh có biểu hiện đau bụng giữa dưới rốn:
Hội chứng ruột kích thích
Bên cạnh những cơn đau, người bệnh còn gặp phải triệu chứng đầy hơi, xảy ra tiêu chảy hoặc táo bón, xuất hiện hiện tượng chuột rút.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Đường tiết niệu nằm ở vị trí gần bàng quang và thận phụ trách việc đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Khi vi khuẩn gây hại xâm nhập có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu và gây nên đau bụng ở vùng dưới rốn.
Bệnh viêm bàng quang kẽ
Người bệnh đi tiểu nhiều lần trong 1 tiếng, đi tiểu cảm thấy đau đớn
Bệnh viêm vùng chậu
Bệnh xảy ra ở phụ nữ với các biểu hiện là các cơn đau tức ở vùng bụng dưới, thường xuyên đi tiểu, tiểu són, tiểu buốt,… Người bệnh cần đi khám ngay khi thấy có những triệu chứng như trên để bệnh không chuyển biến xấu.
U xơ tử cung, u nang buồng trứng
Những bệnh này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới, nếu bạn gặp những cơn đau thường xuyên mà không rõ nguyên nhân, cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Đau bụng giữa phải làm sao?
Khi bị đau bụng giữa, điều đầu tiên bạn cần làm là phải thực sự bình tĩnh và theo dõi thời gian của từng cơn đau cùng các biểu hiện đi kèm. Nếu cơn đau chấm dứt ngay trong thời gian ngắn, có thể nguyên nhân do bạn ăn quá no dẫn đến khó tiêu, đầy bụng gây nên đau bụng. Nhưng nếu cơn đau kéo dài trong nhiều giờ cùng các biểu hiện bất thường, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám.
Bạn cũng có thể giảm cơn đau cấp tại nhà theo những cách đơn giản. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ mang lại tác dụng hỗ trợ tạm thời. Để giải quyết cơn đau triệt để cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác nhất.
Uống nước giảm cơn đau
Nếu bị đau bụng do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu thì việc uống đủ nước sẽ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giúp giảm các cơn đau giữa rốn. Các loại nước mà người bệnh có thể sử dụng đó là nước lọc và các loại nước ép trái cây. Tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống như rượu, bia, cà phê hay nước uống có ga vì có thể sẽ khiến các cơn đau càng thêm trầm trọng.
Chườm nóng
Chườm nóng là phương pháp hữu hiệu giúp xoa dịu cơn đau và giảm viêm. Bạn có thể thực hiện theo cách sau:
- Chuẩn bị bình nước nóng sau đó bọc lại bằng khăn
- Đặt lên khu vực bị đau chừng 5 – 10 phút bạn sẽ thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt
- Giảm đau bụng giữa bằng bài thuốc dân gian
Bạn cũng có thể giảm đau bụng giữa tại nhà bằng một số bài thuốc dân gian dưới đây:
Bài thuốc với lá bạc hà
Chuẩn bị nguyên liệu: lá bạc hà, gừng, hạt thì là, tỏi, tiêu đen
Cách thực hiện: Xay nhuyễn các nguyên liệu trên với nhau rồi pha cùng nước ấm, uống mỗi ngày 1 – 2 lần, cơn đau sẽ thuyên giảm
Bài thuốc với vỏ quýt
Chuẩn bị nguyên liệu: vỏ quýt tươi, gừng tươi, gạo, nước lọc
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu trên cho vào nồi đun cùng 350ml nước
- Sau khi đun sôi chắt lấy nước uống trong ngày
Như vậy, đau bụng giữa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ở mỗi vị trí đau sẽ biểu hiện cho những bệnh riêng biệt. Người bệnh không nên chủ quan, mà phải đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và thăm khám kịp thời.