Đau bụng trên rốn là bệnh gì và liệu có nguy hiểm đến sức khỏe là thắc mắc của không ít người. Những cơn đau bất ngờ ập đến mang những cảnh báo nguy hiểm về sức khỏe mà bạn thường chủ quan bỏ qua. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời cho vấn đề trên để hạn chế tối đa tâm lý lo lắng khi gặp những cơn đau này.
Đau bụng trên rốn là bệnh gì?
Đau bụng phía trên rốn hay còn được gọi là đau thượng vị, tình trạng này xảy ra ở nhiều đối tượng và lứa tuổi khác nhau. Những cơn đau gây nên phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày và công việc của người bệnh. Tùy vào vị trí, tần suất của những cơn đau và bằng những phương pháp khoa học hiện đại, bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất. Dưới đây là một số loại bệnh mà bạn có thể gặp phải khi bị đau bụng rốn trên.
Đau bụng trên rốn bên phải – trái
Đau bụng phía trên rốn hầu như ai cũng phải gặp ít nhất một lần, triệu chứng đau có thể thoáng qua, hoặc âm ỉ trong nhiều ngày. Điều đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh nguy hiểm đang tiềm ẩn trong cơ thể bạn.
- Đau bụng trên rốn bên phải do sỏi mật:
Sự tắc nghẽn túi mật do sỏi mật có thể gây đau dữ dội ở dạ dày phía trên bên phải, kèm theo nôn mửa, mệt mỏi và kiệt sức. Sỏi mật nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến gan và tuyến tụy với các biểu hiện như vàng da, vàng mắt,…
- Đau bụng trên rốn bên phải, trái do viêm tụy
Khi tuyến tụy gặp trục trặc cũng sẽ gây nên những cơn đau ở vùng bụng trên rốn ở cả bên phải và bên trái kèm với triệu chứng như buồn nôn hay nôn, sốt. Trong trường hợp tuyến tụy có khối u, người bệnh cũng gặp những biểu hiện tương tự.
- Đau bụng trên rốn bên phải, trái do viêm loét dạ dày, tá tràng:
Đây là nguyên nhân phổ biến khiến bạn gặp phải những cơn đau ở cả hai bên bụng trên rốn trái phải. Những cơn đau bụng âm ỉ kèm theo các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn. Bệnh xảy ra ở nhiều đối tượng do thói quen ăn uống và nghỉ ngơi không hợp lý. Viêm loét dạ dày tá tràng mang yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu có bố mẹ mắc bệnh, người con cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn. Viêm loét dạ dày, tá tràng nếu không được điều trị sớm sẽ khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng với các biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, hẹp môn vị, thậm chí là ung thư dạ dày.
- Đau bụng trên rốn bên trái do đau túi mật
Túi mật là một cơ quan nằm phía bên phải ổ bụng và ở dưới gan. Túi mật có chức năng chứa mật được hình thành từ các tế bào gan, từ đó đưa mật vào tá tràng và ruột non nhằm tiêu hóa thức ăn. Khi túi mật gặp vấn đề, sẽ tạo ra những cơn đau vùng trên rốn bên trái. Trong trường hợp nặng, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ túi mật bởi bệnh nhân vẫn có thể sống bình thường mà không cần túi mật.
Đau bụng trên rốn buồn nôn hoặc đi ngoài
Tình trạng này có thể là biểu hiện của một số bệnh dưới đây:
- Viêm đại tràng: Bên cạnh biểu hiện là những cơn đau bụng quằn quại, người bị viêm đại tràng còn bị tiêu chảy, táo bón kéo dài, cảm giác đi ngoài không hết phân. Một số người còn gặp tình trạng phân có máu và chất nhầy, khi đó bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Rối loạn tiêu hóa: Bên cạnh các triệu chứng đau bụng trên rốn âm ỉ, thỉnh thoảng là những cơn đau quặn thắt ở nhiều vị trí khác nhau. Ngoài ra, người bệnh cũng gặp phải tình trạng ợ chua, ăn uống kém, buồn nôn và đi ngoài nhiều lần.
- Ngộ độc thực phẩm: Khi bạn đột ngột bị đau bụng và đi ngoàis au khi sử dụng các sản phẩm ôi thiu, thực phẩm kém vệ sinh,… thì có khả năng bạn đã bị ngộ độc thực phẩm.
- Bệnh tiêu chảy: Biểu hiện rõ nhất là đau bụng trên rốn đi ngoài nhiều lần trong ngày kèm phân lỏng. Nếu không được điều trị sớm, người bệnh sẽ bị mất nước, gây suy nhược cơ thể nghiêm trọng.
Đau bụng trên rốn khi mang thai
- Áp lực tử cung: Sự phát triển của thai nhi khiến tử cung mở rộng tạo áp lực lên rốn và vùng bụng. Điều đó, gây nên những cơn đau bụng ở bà bầu trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu và những tháng cuối thai kỳ.
- Da và cơ bắp quanh bụng bị căng: Khi mang thai, để thai nhi có đủ không gian phát triển, da và cơ bắp quanh bụng phải được căng hết mức. Đó là nguyên nhân mẹ bầu thường gặp phải những cơn đau vùng bụng trên rốn
- Thoát vị rốn: tình trạng này thường phổ biến ở trẻ em. Nhưng một số mẹ bầu cũng có thể gặp phải. Bệnh có thể tự khỏi sau sinh hoặc phải thông qua tiểu phẫu.
- Một số bệnh lý về đường tiêu hóa như: đau dạ dày, thủng dạ dày, dư thừa acid trong dạ dày, viêm đại tràng, viêm tụy… cũng là nguyên nhân gây nên những cơn đau ở vùng bụng trên rốn bên trái và bên phải.
Đau bụng trên rốn về đêm
Nếu bạn thường xuyên gặp phải những cơn đau bụng phía trên rốn về đêm chứng tỏ bạn có thể đang đứng trước nguy cơ mắc một số bệnh dưới đây:
- Trào ngược dạ dày: Tư thế nằm thuận lợi cho lượng axit dư thừa trong cơ thể trào ngược lên gây nên triệu chứng đau ngực, buồn nôn, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
- Viêm loét dạ dày: Khoảng thời gian ban đêm bụng không được nạp thức ăn nên gây ra những cơn đau bụng cồn cào khiến người bệnh mất ngủ. Bên cạnh đó, người bị viêm loét dạ dày còn có cảm giác nóng rát ở vùng dạ dày.
- Hội chứng ruột kích thích: Đây là nguyên nhân khá phổ biến khiến bạn gặp những cơn đau bụng trên rốn vào ban đêm. Tình trạng này càng nghiêm trọng nếu người bệnh ăn quá no.
Xem thêm: Bệnh trĩ là gì? nguyên nhân, dấu hiệu, phòng ngừa và cách chữa bệnh
Đau bụng trên có nguy hiểm không?
Đau bụng là một hiện tượng hết sức bình thường mà ai cũng phải trải qua. Tuy nhiên nếu những cơn đau này âm ỉ kéo dài kèm theo những triệu chứng đặc biệt thì bạn cần theo dõi và có phương pháp điều trị phù hợp. Trong một số trường hợp, những cơn đau bụng tưởng chừng bình thường này lại là những dấu hiệu cảnh báo ban đầu cho những bệnh nguy hiểm mà cơ thể đang phải đối mặt.
Khi gặp những cơn đau bụng phía trên rốn không rõ nguyên nhân, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi, ở những giai đoạn nặng hơn, có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của chính bạn.
Bị đau bụng trên rốn phải làm sao?
Khi gặp những cơn đau bụng, người bệnh không nên quá hoảng hốt hay lo lắng. Việc cần làm lúc này, bạn hãy theo dõi tần suất, vị trí những cơn đau trong suốt 1 ngày. Nếu ngày thứ 2, các cơn đau không có xu hướng giảm, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên môn. Ngoài thuốc điều trị đặc hiệu, để quá trình điều trị bệnh được rút ngắn, bạn có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc tại nhà như sau:
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh những công việc nặng nhọc vì có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn
- Đối với người bệnh đau bụng trên rốn cần nên xây dựng và thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng các loại rau xanh và trái cây tươi để nâng cao hệ miễn dịch và khả năng đề kháng của cơ thể
- Sử dụng các mẹo chữa đau bụng trong dân gian như: uống trà gừng, uống trà vỏ quýt,… Tuy nhiên, không nên lạm dụng các phương pháp này vì chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả của các mẹo chữa trên.
- Massage vùng bụng nhẹ nhàng tăng cường lưu thông máu
- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
Đau bụng trên rốn có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Trong nhiều trường hợp đây là biểu hiện của những bệnh lý nghiêm trọng, do đó, người bệnh không nên chủ quan mà cần phải đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xác định phương pháp điều trị hiệu quả nhất.