Mẹ bầu trong giai đoạn mang thai thường gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe như đau lưng, táo bón, mệt mỏi,… Trong đó hiện tượng tê tay chân khiến mẹ bầu lo lắng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mỗi đêm. Vậy rê tay ở tháng cuối thai kỳ hoặc khi mang thai có nguy hiểm không hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tê tay trong thời kì thai kì là do đâu?
Trong thời kỳ mang thai cơ thể mẹ thay đổi, theo đó sức khỏe mẹ cũng gặp không ít vấn đề. Điều này khiến cho những người lần đầu làm mẹ không khỏi bỡ ngỡ và lo lắng. Trong đó tình trạng tê bì chân tay diễn ra phổ biến với cảm giác hàng ngàn mũi kim châm vào tay, khiến mẹ bầu đau nhức, bứt rứt, khó chịu. Ban đầu, tê bì tay bắt đầu ở ngón đeo nhẫn, ngón cái, sau đó là ngón giữa, các cơn đau sau đó có xu hướng tăng dần ảnh hưởng đến các cử động của người bệnh.
Tình trạng này thường đến đột ngột và xảy ra trong thời gian ngắn, tuy nhiên nếu thường xuyên gặp phải những cơn tê bì tay kèm theo các biểu hiện lạ, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm.
Tê tay ở tháng cuối thai kỳ xảy ra khi các mạch méo bị tắc nghẽn ở các rãnh tay khiến máu không thể lưu thông. Bệnh xuất hiện do các nguyên nhân chính dưới đây:
- Tăng cân: tình trạng tăng cân nhanh, không kiểm soát sẽ khiến các mạch méo bị chèn ép, lưu thông máu kém dẫn đến tình trạng tê bì. Mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng trên bằng cách massage nhẹ nhàng cho các ngón tay.
- Thiếu vitamin và khoáng chất: trong giai đoạn thai kỳ nhu cầu bổ sung vitamin và khoáng chất, nhất là axit folic, magie, canxi, B1, B2 của mẹ bầu là rất lớn. Việc thiếu hụt bất kỳ thành phần dưỡng chất nào trong những loại kể trên cũng khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, trong đó có triệu chứng tê tay ở tháng cuối thai kỳ rất dễ có thể xảy ra.
- Các bệnh lý kèm theo: nếu trong giai đoạn mang bầu bạn mắc phải các bệnh như: tiểu đường thai kỳ, máu mỡ cao, thiếu máu, hạ đường huyết, rối loạn thần kinh,.. cũng làm tăng nguy cơ bị tê bì tay.
- Ít vận động: đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tê tay ở mẹ bầu. Đặc biệt trong giai đoạn đầu thai kỳ, cơ thể thay đổi mẹ thường có cảm giác mệt mỏi cũng như sợ ảnh hưởng đến thai nhi nên hạn chế vận động. Đối với những tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi phát triển khiến mẹ bầu tăng cân nhanh chóng, gây khó khăn cho quá trình di chuyển.
Mang thai bị tê tay khi ngủ có nguy hiểm?
Thông thường tình trạng tê tay trong thời kì mang thai có thể tự khỏi sau một khoảng thời gian nghỉ ngơi. Những cơn tê bì tay khi ngủ khiến bà bầu thường xuyên phải trở mình, không ngủ sâu giấc, ảnh hưởng đến tinh thần. Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên gặp phải những cơn tê bì kéo dài, có thể cảnh báo dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe đang gặp phải. Lúc này bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tê tay ở tháng cuối thai kỳ phải làm sao?
Trong giai đoạn mang thai mẹ bầu không thể tự ý sử dụng thuốc vì có thể gây ra những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe bản thân và thai nhi. Thay bằng thuốc, mẹ bầu có thể cải thiện những cơn tê bì tay theo một số biện pháp dưới đây:
Luyện tập và xoa bóp
- Dùng một tay nắm lấy cổ tay và xoa bóp bằng chuyển động tròn. Điều này có thể làm giảm tắc nghẽn và khuyến khích chất lỏng không tích tụ bên trong.
- Nhẹ nhàng duỗi thẳng tay và cánh tay, lưu ý không thực hiện quá mạnh để tránh gây tổn thương cho ống cổ tay.
- Bà bầu tê tay tháng cuối thai kỳ có thể nhờ người thân nhẹ nhàng xoa bóp bàn tay và cổ tay, di chuyển về phía nách, sau đó tiến đến vai, cổ và lưng trên.
Xoa bóp bấm huyệt
Phương pháp bấm huyệt giúp giảm nhanh các cơn đau từ bên ngoài. Bạn có thể đến các phòng khám uy tín để thực hiện hoặc nhờ người thân thao tác theo các bước dưới đây:
- Chụm 3 ngón tay gồm ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út lại với nhau và đặt chúng nằm ngang trên đầu cổ tay
- Huyệt nội quan sẽ nằm ở giữa cổ tay, nơi ngón cái cảm nhận được 2 gân lớn
- Nhấn mạnh điểm này trong 10 giây
- Lặp lại lần nữa với tay còn lại.
Thực hiện các động tác tập thể dục
Mẹ bầu nên vận động nhẹ, đi bộ khi mang thai hoặc tập yoga đều hỗ trợ rất tốt cho việc cải thiện triệu chứng tê tay tháng cuối thai kỳ khi ngủ. Ngoài ra những động tác này cũng giúp mẹ bầu dẻo dai, thư giãn gân cốt và việc chuyển dạ cũng thuận lợi hơn.
Không giữ một tư thế quá lâu
Việc đứng, ngồi hoặc nằm yên một chỗ thường xuyên mà không đi lại sẽ làm mẹ suy giảm chức năng khớp tay, chân, gây nên những cơn tê bì. Trước khi ngủ, mẹ nên thực hiện massage lòng bàn tay, chân sẽ giúp chứng tê nhức đáng kể, mẹ cũng sẽ có những giấc ngủ ngon hơn.
Ngủ đúng tư thế
Đôi với bà bầu có xuất hiện dấu hiệu tê tay ở tháng cuối thai kỳ thì cần nằm ngủ nghiêng sang trái và thường xuyên thay đổi tư thế nằm nếu cảm thấy tay chân bị tê. Mẹ bầu cũng có thể để ghế kê chân khi ngủ sẽ giúp giảm đau nhức, sưng phù.
Ngâm tay chân vào nước ấm
Thư giãn bằng cách tắm nước ấm hoặc ngâm tay trong nước ấm có chứa tinh dầu lavender hoặc tinh dầu hoa cúc kết hợp với các động tác massage tay sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn với cơ thể đau nhức của mình.
Xây dựng và thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa hoc
Bà bầu bị tê tay ở tháng cuối thai kỳ có thể là do cơ thể mẹ thiếu canxi, magie, do đó người bệnh có thể bổ sung tôm, sữa không đường…. hoặc uống thuốc bổ sung canxi nếu mẹ bị thiếu chất này trầm trọng. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng trong nhóm vitamin B cao.
Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn để tê tay ở tháng cuối thai kỳ hoặc khi mang thai có nguy hiểm không? Để biết chắc chắn về tình trạng sức khỏe hiện tại, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.