Gai gót chân là một bệnh xương khớp thường gặp ở người trung niên hoặc những người thường xuyên làm công việc nặng. Vậy căn bệnh này là gì? Nguyên nhân, chế độ sinh hoạt và cách điều trị như thế nào mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Gai gót chân là gì?
Gai gót chân hay còn gọi là gai xương gót chân xuất hiện khi cơ gân bàn chân bị viêm, sưng dẫn đến đau gót chân. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau gót ở gần gót chân, nhất là khi bắt đầu đi những bước đầu tiên vào buổi sáng. Bệnh thường gặp ở những người cao tuổi, người thường xuyên phải lao động nặng, đứng nhiều, người béo phì, gây ra những bất tiện cho quá trình sinh hoạt và công việc hàng ngày.
Để xác định căn bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành khám và chụp phim X-quang. Dưới hình ảnh của phim X- quang, hình ảnh gai xương gót chính là một xương nhỏ bị nhô ra khỏi mặt dưới của gót chân.
Nếu các xương khớp khác khó có thể nhận biết dấu hiệu bệnh, thì gai xương gót chân có triệu chứng rất rõ ràng. Người bệnh thường có các đơn đau buốt hoặc đau âm ỉ ở gót chân, cảm giác thốn chân như dẫm phải đinh, các cơn đau có xu hướng nặng hơn vào lúc mới ngủ dậy.Cơn đau có thể kéo dài từ gót đến gót chân. Một số trường hợp còn gặp phải tình trạng gót chân trở nên sưng hoặc bầm tím.
Gai gót chân có nguy hiểm và chữa được không?
Đây là bệnh phổ biến, do đó có thể chữa được nếu bệnh được phát hiện sớm bằng các phương pháp đơn giản. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh chuyển biến nặng, hầu như gai ở gót chân sẽ không được chữa khỏi hoàn toàn. Lúc này các phương pháp sử dụng hầu như không còn hiệu quả. Tùy thuộc vào cơ địa và khả năng phục hồi của từng người, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu cần thiết.
Bệnh gai gót chân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Căn bệnh này thường là mãn tính ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình di chuyển của người bệnh
- Bất thường trong dáng đi, gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh về bàn chân, đầu gối, hông
- Thoái hóa gót chân, thậm chí là liệt bàn chân
Do đó khi thấy những triệu chứng của bệnh, bạn cần đến ngay những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Gai cột sống là gì, có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh
Nguyên nhân gai gót chân
Nguyên nhân gây bệnh thường khá khó xác định nhất là với những người cao tuổi. Tuy nhiên, thông thường những chấn thương xảy ra thường xuyên chính là nguyên nhân gây nên tình trạng gai ở gót chân.
Bên cạnh đó, bệnh cũng bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố dưới đây:
- Thường xuyên tác động lực lên bàn chân như việc chạy, đi, đứng trong thời gian quá dài
- Người hay đi giày cao gót quá cao mà không có lót êm, di chuyển nhiều cũng là nguyên nhân khiến cơ gân bàn chân bị căng, không được thả lỏng
- Người béo phì khiến bàn chân phải chịu sự chèn ép lớn cũng dẫn đến tình trạng gai gót chân
- Căng cơ đột ngột
- Căng gân Achilles trong thời gian dài cũng khiến cho gai xương ở gót bàn chân phát triển, gây nên những cơn đau đớn cho người bệnh.
- Gai gót chân do bệnh gout.
- Bệnh lupus ban đỏ: Khi bị lupus ban đỏ, các cơn đau sẽ xuất hiện vào buổi sớm và thuyên giảm dần vào trong ngày.
- Do hệ thống tĩnh mạch của phần xương ở gót chân bị tắc nghẽn máu, khiến các mạch máu không thể di chuyển đến gót chân và khiến cho chân bị đau và sưng.
Việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh trở nên dễ dàng hơn, rút ngắn thời gian và chi phí cho người bệnh.
Gai gót chân có mổ được không?
Để cải thiện tình trạng đau gót chân, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau, trong đó phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp các loại thuốc không phát huy tác dụng. Tuy nhiên, việc đau trong bệnh gai xương gót không đơn thuần chỉ do yếu tố có gai xương. Mà còn có thể do viêm tại chỗ, quanh các gân vùng gan chân. Do đó, việc mổ, đục bỏ gai trong nhiều trường hợp không cần thiết và thường không khuyến khích. Bệnh cũng rất dễ tái phát tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Chính vì vậy, bạn cần đến những cơ sở y tế uy tín để được tư vấn phương pháp phù hợp nhất.
Mổ gai gót chân hết bao nhiêu tiền?
Chi phí để mổ gai ở gót chân sẽ dao động trong khoảng 2.500.000 – 3.500.000 đồng tùy theo từng bệnh viện và kỹ thuật. Người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn phương pháp này để không gây ra biến chứng nguy hiểm.
Gai gót chân có nên đi bộ không?
Theo các chuyên gia, người bệnh nên hạn chế đi bộ vì nếu đi bộ trong thời gian quá dài có thể ảnh hưởng đến gân cơ bàn chân và làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể luyện tập bộ môn này khi thực hiện theo những lưu ý sau:
- Mỗi ngày chỉ nên đi bộ khoảng 30 – 60 phút để kiểm soát cân nặng, có các quãng nghỉ ngắn từ 3 – 5 phút trong quá trình đi bộ
- Khởi động kỹ trước khi đi bộ
- Lựa chọn trang phục thoải mái với đôi giày phù hợp, chuyên dụng
- Đi với tốc độ vừa phải, không đi quá nhanh
- Đi thẳng, không khom lưng, mắt nhìn thẳng
- Tiếp đất từ gót chân, đến cả bàn chân và đến mũi chân là cuối cùng trước khi nhấc chân lên.
- Lựa chọn thời điểm đi bộ vào buổi sáng hoặc buổi tối, nhưng không nên quá sớm hoặc quá muộn vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nếu thấy triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, bạn nên dừng lại ngay lập tức, không nên cố gắng đi tiếp
Gai gót chân kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống phù hợp cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả điều trị bệnh. Việc sử dụng những sản phẩm không phù hợp có thể khiến tình trạng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm mà người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng:
- Thịt đỏ: đây là loại thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, tuy nhiên chúng lại không hề tốt cho những người bị gai gót chân. Bởi hàm lượng photpho trong thịt đó khá lớn, khi dung nạp vào cơ thể sẽ khiến cho phản ứng viêm thêm nặng nề. Từ đó làm cho các triệu chứng sưng đau, khó chịu kích hoạt ở mức độ nghiêm trọng hơn. Không chỉ vậy, ăn quá nhiều thịt đỏ cũng có thể làm cân nặng của bạn có xu hướng tăng, gây áp lực cho vùng chân bị tổn thương.
- Thực phẩm chứa gluten: có nhiều trong bắp, lúa mạch, lúa mì,… người bệnh tiêu thụ thực phẩm giàu Gluten sẽ khiến cho các triệu chứng đau nhức, sưng viêm càng thêm nặng.
- Thực phẩm nhiều muối, đường: Việc người bệnh gai gót chân sử dụng quá nhiều muối, đường sẽ kích thích sản sinh các tế bào viêm. Ngoài ra, 2 loại gia vị này còn còn khiến mật độ canxi giảm, do đó không phù hợp với tất cả những bệnh nhân có vấn đề về xương khớp.
- Thức ăn giàu chất béo: Nhóm chất béo này là nguyên nhân khiến cho các phản ứng viêm nặng nề hơn. Ngoài ra, chúng còn gây ra tình trạng tăng cholesterol trong máu. Điều này là nguyên nhân tăng cân và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tim mạch tiểu đường.
- Rượu bia: đây cũng là loại thực phẩm mà người bị gai gai gót chân không nên sử dụng, vì rượu bia là tác nhân khiến cho bệnh càng thêm nghiêm trọng.
Cách chữa gai gót chân bằng thuốc nam tại nhà
Bên cạnh các loại thuốc Tây, người bệnh cũng có thể tự điều trị bệnh tại nhà bằng các cây thuốc nam theo cách dưới đây:
Cách chữa gai gót chân bằng hạt đu đủ
Theo các tài liệu y học cổ truyền, hạt đu đủ có vị đắng, được bao quanh bên ngoài là một lớp màng mỏng, phù hợp điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp. Đặc biệt, hạt đu đủ có thể giúp làm giảm triệu chứng sưng đau do bệnh gây ra.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu của y học hiện đại cũng chỉ ra rằng trong hạt đu đủ có nhiều dưỡng chất quan trọng trong việc điều trị các triệu chứng sưng đau có liên quan đến bệnh gai gót chân.
Chuẩn bị nguyên liệu: hạt đu đủ đen, tấm vải mỏng
Cách thực hiện:
- Dùng tay chà xát nhẹ nhàng để lớp màng bao quanh hạt đu đủ bong ra hết
- Rửa sạch hạt đu đủ rồi để ráo nước
- Sau đó cho vào cối giã nát rồi bọc vào một miếng vải mỏng
- Dùng chườm đắp trực tiếp lên vùng gót chân đang bị đau trong khoảng 20 – 30 phút
- Kiên trì áp dụng mỗi ngày để nhận được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Cách dùng xương rồng trị gai gót chân
Theo Đông y, xương rồng có vị đắng, tính hàn giúp thanh nhiệt, giải độc,… và có khả năng chữa nhiều bệnh về xương khớp, gai gót chân, đau bàn chân hiệu quả. Tuy nhiên không phải loại xương rồng nào cũng mang lại tác dụng chữa bệnh, do đó, khi thực hiện người bệnh phải hết sức lưu ý.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị nguyên liệu: xương rồng gai
Cách thực hiện:
- Xương rồng cắt bỏ hết gai nhọn, dùng dao tách ra làm đôi. Rửa sạch và ngâm bằng nước muối
- Vớt xương rồng ra và để ráo.
- Chân rửa sạch sau đó lấy miếng xương rồng đắp vào chỗ đau, dùng vải băng thật chặt, cố định khoảng 12 giờ thì tháo ra. Người bệnh thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Cách điều trị gai gót chân nhờ An Cốt Nam
Các phương pháp kể trên phù hợp với người bị gai ở gót chân trong trường hợp nhẹ, đối với những người bệnh nặng cần có một phác đồ điều trị chuyên sâu hơn thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất. Một trong những phác đồ mà người bệnh gai gót chân có thể tham khảo chính là An Cốt Nam. Đây là thành quả nghiên cứu hơn 10 năm của đội ngũ lương y Tâm Minh Đường dựa trên 2 bài thuốc cổ phương là Độc hoạt tang ký sinh và Quyên tý thang. Để phù hợp với cơ địa người Việt, các bác sĩ cũng đã kết hợp các loại dược liệu quý hiếm như sâm ngọc linh, bý kỳ nam, trư lung thảo,.. theo một tỷ lệ vàng.
An Cốt Nam cũng là bài thuốc được Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn – Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Quân đội 108 đánh giá cao trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” trên VTV2. Theo bác sĩ Toàn, đây là giải pháp mà các bệnh nhân xương khớp nói chung và gai gót chân nói riêng không nên bỏ qua.
Theo đó, hiệu quả tác động của An Cốt Nam chính là sự kết hợp của việc trong uống ngoài dán kèm các bài tập vật lý trị liệu đơn giản, còn được gọi là phác đồ “Kiềng 3 chân”. Người bệnh sẽ nhận được hiệu quả tối đa khi tuân thủ phác đồ điều trị được chỉ định từ bác sĩ. Bởi ở mỗi cơ địa và tình trạng bệnh khác nhau sẽ có những liệu trình riêng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về gai gót chân là gì? Nguyên nhân, chế độ sinh hoạt và cách điều trị hy vọng đã mang đến những kiến thức thực sự hữu ích. Chúc các bạn sức khỏe.