Đau nhức bả vai lan xuống cánh tay trái hoặc phải gây nên những phiền toái, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày, gây nên những hoang mang cho người bệnh. Vậy đau nhức bả vai và lan xuống cánh tay phải hoặc trái là bệnh gì, có nguy hiểm không, cách chữa ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết bên dưới.
Đau bả vai là bệnh gì?
Bên cạnh các vị trí lưng, cổ, nhiều người cũng gặp phải những cơn đau nhức ở vùng bả vai. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này phần lớn là do người bệnh làm việc quá sức, hoặc sinh hoạt sai tư thế trong suốt một thời gian dài. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế làm việc nặng, thay đổi tư thế phù hợp các cơn đau sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, nếu những cơn đau có dấu hiệu lặp lại với tần suất đều đặn, kéo dài kèm theo biểu hiện lan xuống bả vai, cánh tay cùng một số triệu chứng bất thường khác, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị vì điều này có thể cảnh báo bạn đang mắc phải một số bệnh nghiêm trọng.

Thoát vị đĩa đệm cổ
Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây nên tình trạng đau vùng bả vai của người bệnh. Thoát vị đĩa đệm xảy ra do các nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh cổ gây nên những cơn đau đớn, khó chịu. Với mỗi mức độ chèn ép, tình trạng đau bả vai và lan xuống các cánh tay trái hoặc phải sẽ khác nhau, kèm theo đó là các triệu chứng như: tê cứng, mất cảm giác ở tay, ngứa hoặc cảm giác châm chích rất khó chịu.
Thoái hóa cột sống cổ
Bệnh xảy ra do tình trạng thoái hóa ở vùng cổ, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, tuy nhiên, tỷ lệ người cao tuổi chiếm đại đa số do sự thoái hóa tự nhiên. Đặc trưng của tình trạng thoái hóa đốt sống cổ là phần xương và sụn ở cột sống cổ bị suy yếu dần do đĩa đệm bị khô và co lại, dây chằng cột sống bị xơ cứng và các cơn đau do tủy sống, dây thần kinh bị chèn ép. Bên cạnh những cơn đau ở vùng vai gáy, một số người bệnh còn cảm nhận thấy những cơn đau lan xuống vùng cánh tay gây ra nhiều bất tiện.
Hẹp đốt sống cổ
Bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi hoặc sau những chấn thương ở vùng cột sống cổ, một số mắc bệnh này bởi yếu tố di truyền. Bệnh hẹp đốt sống cổ đặc trưng bởi nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó đau từ vùng bả vai xuống cánh tay trái hoặc phải là những biểu hiện điển hình nhất.
Để hạn chế nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm kể trên cũng như chủ động đối phó với bệnh, khi có những triệu chứng bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm nhất.
Đặc thù cơn đau nhức bả vai và cánh tay
Ở mỗi vùng vai trái hoặc phải có thể là dấu hiệu của những bệnh khác nhau mà bạn không nên bỏ qua.
Đau bả vai phải lan xuống cánh tay
Bên cạnh nguyên nhân do làm việc quá sức, gây áp lực lên vùng vai phải trong thời gian dài dẫn đến những cơn nhức mỏi, tình trạng đau vai phải lan xuống cánh tay cũng cảnh báo một số bệnh mà bạn đang gặp phải như: viêm khớp bả vai, bệnh lý cơ dây chằng tại khớp bả vai, bệnh lý đau vai gáy cổ. Nếu nguyên nhân chỉ là do tác động cơ học dẫn đến mỏi cơ, gây ra những cơn đau, bạn không cần quá lo lắng, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, khi thấy các cơn đau kéo dài bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Đau bả vai trái lan xuống cánh tay
Đau tim
Hầu hết một số dây thần kinh phân nhánh đến tim thường đi qua vai, do đó khi lượng máu chuyển đến tim bị gián đoạn, gây ra những tổn thương ở bộ phận này cũng sẽ ảnh hưởng đến vùng vai trái với những cơn đau âm ỉ đến dữ dội. Nếu thấy những cơn đau lan xuống cánh tay trái kèm các biểu hiện như: khó chịu ở ngực, đau, tê ở vùng vai, cổ, đầy hơi, chóng mặt, chướng bụng, đổ mồ hôi lạnh đột ngột bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm.
Đau thắt ngực
Đây cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau ở vai kéo xuống cánh tay trái, do đó, bạn không nên chủ quan.
Thói quen làm việc, sinh hoạt chưa lành mạnh
Việc ngồi làm việc lâu ở một tư thế, gây áp lực quá nhiều lên vùng vai trái cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đau vai ở nhiều người. Những cơn đau nặng sẽ có xu hướng lan xuống vùng cánh tay ảnh hưởng đến các cử động của người bệnh.
Giải pháp điều trị đau bả vai lan cánh tay triệt để
Trên thực tế có tới 90% nguyên nhân gây đau nhức bả vai lan xuống cánh tay là do các vấn đề về xương khớp. Vì vậy, để điều trị dứt điểm căn bệnh này, người bệnh cần một phác đồ hoàn chỉnh và toàn diện. Hiện nay, trên thị trường phác đồ điều trị “Kiềng 3 chân” đang được đánh giá cao bởi sự tác động chuyên sâu mà chưa một sản phẩm nào có được.
Chính bởi vậy, An Cốt Nam được Ths. Bs. Hoàng Khánh Toàn đánh giá cao trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” trên kênh VTV2. Theo bác sĩ Toàn đây là bài thuốc mà những người bệnh vai gáy không nên bỏ qua nếu muốn giải quyết dứt điểm những cơn đau.

Theo đó, An Cốt Nam là bài thuốc được nghiên cứu điều chế dựa trên sự kế thừa và phát huy của hai bài thuốc cổ phương là Độc hoạt tang ký sinh và Quyên tý thang. Để phù hợp với cơ địa người Việt, đội ngũ bác sĩ Tâm Minh Đường kết hợp gia giảm các dược liệu quý như sâm ngọc linh, bí kỳ nam, trư lung thảo,.. theo một tỷ lệ vàng. Tất cả các nguyên liệu đều được trồng và thu hái tại Viện Dược Liệu của Bộ Y Tế đảm bảo tiêu chuẩn CO – CQ nên an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Điểm đặc biệt của An Cốt Nam chính là ở phương thức điều chế dạng cao lỏng, chắt lọc được tối đa các dược tính của dược liệu, thẩm thấu nhanh, không gây ảnh hưởng cho dạ dày. Thêm vào đó, cách đóng gói của sản phẩm cũng tiện lợi cho người sử dụng, có thể dễ dàng mang theo khi đi du lịch hoặc công tác.
Sau hơn 5 năm có mặt trên thị trường, An Cốt Nam đã trở thành sự lựa chọn tin cậy của hơn 10 ngàn khách hàng, trong đó có cả những người nổi tiếng như MC Quyền Linh, Nghệ sĩ Mạc Can,… Không những vậy, bài thuốc cũng nhận được sự quan tâm của nhiều đơn vị báo đài, truyền thông lớn cả trong và ngoài nước.
Trên đây là những thông tin cơ bản về đau nhức bả vai và lan xuống cánh tay phải hoặc trái là bệnh gì hy vọng đã mang đến cho quý độc giả những thông tin thực sự hữu ích. Để chủ động bảo vệ sức khỏe của mình, khi thấy những triệu chứng của bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị bằng các phương pháp khoa học.