Trượt đốt sống lưng tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên những ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người bệnh. Vậy bị trượt cột sống lưng – cổ nguy hiểm không, có nên mổ hay chữa đông y hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Trượt đốt sống lưng là gì?
Đây là hiện tượng đốt sống bên trên trượt ra trước hoặc ra sau so với đốt sống dưới một góc nhất định. Do đốt sống không nằm trên cùng một trục, khi người bệnh vận động có thể gặp khó khăn, đau nhức. Đặc biệt khi những vị trí này bị chèn ép sẽ làm những cơn đau ngày càng có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các vận động bình thường và công việc của người bệnh.
Trượt đốt sống lưng được phân chia thành 6 nhóm chính:
- Do bẩm sinh
- Do khuyết eo
- Do thoái hóa
- Do bệnh lý
- Do chấn thương
- Do phẫu thuật
Trượt đốt sống lưng l4 l5
Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới do hệ xương khớp của nam giới khỏe. Trong đó, hai vị trí thường xuyên chịu ảnh hưởng chính là đốt sống L4, L5. Để biết chính xác vị trí đau, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp MRI cột sống. Kết hợp với những triệu chứng dưới đây, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng bệnh của bạn:
- Người bệnh cảm nhận những cơn đau âm ỉ và liên tục ở đốt sống vùng L4 L5.
- Cơn đau có xu hướng tăng khi xoay, vặn, cúi người, đi bộ lâu, chạy… và giảm đi khi người bệnh nghỉ ngơi
- Khó khăn khi đứng dậy, khi muốn đứng lên, người bệnh phải chống tay vào đầu gối lấy lực.
- Một số trường hợp người bệnh thường có xu hướng đi gù lưng cho đỡ đau, dáng đi bị biến đổi, trở nên xấu.
- Các cơn đau diễn ra cách hồi, đau khi đi lại
- Sờ thấy vết lõm ở vùng đốt sống L4 L5
Trượt đốt sống l5 ra trước độ 1
Theo tác giả Meyerding, bệnh cũng được chia thành 5 mức độ dựa trên tỷ lệ ở phim X quang quy ước ở tư thế nghiêng. Tỷ lệ trượt được tính bằng khoảng cách trượt với độ rộng của thân đốt sống trượt.
- Độ 1: trượt 0 – 25% thân đốt sống.
- Độ 2: trượt 26 – 50% thân đốt sống.
- Độ 3: trượt 51 – 75% thân đốt sống.
- Độ 4: trượt 76 – 100% thân đốt sống.
- Độ 5: trượt hoàn toàn, đốt trên hoàn toàn rời khỏi bề mặt thân đốt dư
Trong đó, tỷ lệ người mắc trượt đốt sống độ 1 chiếm tỷ lệ khá cao. Do độ trượt ở mức thấp nên nếu được phát hiện và điều trị sớm, tình trạng này hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm.
Xem thêm: Thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?
Trượt đốt sống cổ
So với trượt cột sống lưng, cổ thường hiếm gặp hơn nhưng có thể để lại những hậu quả nặng nề. Bệnh ở cổ thường xuất phát từ những nguyên nhân chính sau:
- Thoái hóa cột sống: đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng trượt đốt sống cổ. Bệnh thường xảy ra ở những người cao tuổi do tình trạng thoái hóa tự nhiên khiến cho đĩa đệm bị mất nước, bao xơ có dấu hiệu xẹp, xơ cứng và mỏng hơn. Lúc này các đầu khớp sụn ma sát với nhau, cọ xát khiến người bệnh cảm thấy đau khi cử động, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.
- Do dùng lực ở cổ quá nhiều: Người làm công việc cần sử dụng vùng cơ, cột sống cổ nhiều thì nguy cơ bị trượt đốt sống cổ cũng cao hơn. Những người làm nghề khuân vác nặng, diễn viên xiếc, vận động viên thể dục dụng cụ…thường có nguy cơ mắc bệnh ở cổ cao hơn bình thường.
- Mắc bệnh bẩm sinh: Một số trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh ở cổ do bẩm sinh, tuy nhiên, nguyên nhân này thường ít xảy ra hơn.
Mổ trượt đốt sống có nguy hiểm không?
Bệnh ở cổ có nhiều mức độ khác nhau, do đó không phải trường hợp nào cũng cần phẫu thuật. Phương pháp này chỉ áp dụng khi nhận được chỉ định đặc biệt từ bác sĩ thông qua quá trình thăm khám và phân tích phim MRI.
Trên thực tế việc phẫu thuật không được khuyến khích sử dụng vì có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người bệnh. Bên cạnh đó, việc điều trị bằng phương pháp này cũng gây tốn kém một khoản chi phí khá lớn. Do đó, trước khi quyết định lựa chọn phương pháp này, người bệnh cần phải cân nhắc thật kỹ.
Chi phí mổ trượt đốt sống lưng
Chi phí mổ trượt cột sống lưng phụ thuộc vào bệnh viện và phương pháp mà bạn sử dụng. Với những phương pháp hiện đại, ít đau đớn, ở những cơ sở lớn người bệnh sẽ phải chi trả một khoản chi phí khá cao. Ngược lại, nếu bạn không có đủ điều kiện tài chính thì có thể lựa chọn những phương pháp truyền thống ở những cơ sở nhỏ hơn. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh giai đoạn hậu phẫu.
Chữa trượt đốt sống bằng đông y
Một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn trong việc điều trị bệnh trượt đốt sống cổ đó chính là bài thuốc An Cốt Nam. Đây là thành quả sau hơn 10 năm nghiên cứu của đội ngũ bác sĩ Y học Cổ truyền Tâm Minh Đường dựa trên sự kế thừa và phát huy hai bài thuốc cổ phương là Độc hoạt tang ký sinh và Quyên tý thang.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng kết hợp thêm các loại dược liệu quý của dân tộc như sâm ngọc linh, bý kỳ nam, trư lung thảo,… cùng các loại thảo dược được trồng và chăm sóc đặc biệt tại Viện Dược Liệu của Bộ Y Tế nên đạt tiêu chuẩn CO – CQ, an toàn với sức khỏe người bệnh.
Hiệu quả của An Cốt Nam được Ths. Bs. Hoàng Khánh Toàn đánh giá cao trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” trên kênh VTV2. Theo Bs. Toàn đây là bài thuốc mà người bệnh xương khớp nói chung và trượt đốt sống cổ nói riêng nên thử để cải thiện tình trạng bệnh.
Theo đó, tác động toàn diện của An Cốt Nam được thể hiện ở phác đồ điều trị “Kiềng 3 chân” bao gồm thuốc uống, cao dán và bài tập vật lý trị liệu. Trong đó:
- Thuốc uống: Thuốc uống đã được sắc sẵn và đóng gói theo quy chuẩn. Mỗi lần sử dụng, người bệnh chỉ cần cắt gói thuốc An Cốt Nam, pha kèm với nước ấm, khuấy đều là có thể sử dụng.
- Cao dán: được điều chế từ các loại dược liệu có tính ấm nóng, giúp tác động giảm đau từ bên ngoài chỉ sau 30 phút sử dụng. Lưu ý: Tránh dán cao vào vùng vết thương hở. Mỗi ngày dùng một miếng cao dán kèm với thuốc.
- Vật lý trị liệu và bài tập: Bệnh nhân nên dành thời gian đến nhà thuốc để thực hiện 3 buổi vật lý trị liệu miễn phí, giúp tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp, hạn chế nguy cơ trượt đốt sống.
Trên đây là những thông tin về bị trượt đốt sống lưng – cổ nguy hiểm không, có nên mổ hay chữa đông y hy vọng đã mang đến cho quý độc giả những kiến thức hữu ích. Nếu thấy biểu hiện của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để thăm khám và điều trị kịp thời.