Thận yếu được biết đến là tình trạng suy giảm chức năng của thận gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cơ thể người bệnh. Vậy căn bệnh này là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và hướng điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng chúng tôi tham khảo thông tin trong nội dung dưới đây của bài viết.
Thận yếu là gì?
Thận được biết đến là một trong những bộ phận rất quan trọng của cơ thể, đóng vai giúp cơ thể đào thải độc tố và cân bằng các chất điện giải, giúp điều hòa huyết áp cho cơ thể.
Bệnh thận yếu là tình trạng chức năng của thận bị suy giảm, bệnh không những ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ thể mà bệnh còn được coi là nguyên nhân gây ra nhiều các bệnh lý khác như: Yếu sinh lý ở nam giới, tiểu không tự chủ,…
Bệnh thường được hình thành trong khoảng thời gian nhiều tháng hoặc đến cả 1, 2 năm gây ra những thương tổn cho thận. Bệnh được phát triển qua nhiều giai đoạn, ở từng giai đoạn thì có những biểu hiện khác nhau cho đến khi người bệnh phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, lúc này thì rất khó để có thể điều trị bệnh dứt điểm.
Việc bệnh thận yếu có chữa được hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều vào giai đoạn hiện tại của bệnh. Khi bệnh mới xuất hiện việc điều trị ngay thì tỷ lệ chữa khỏi sẽ rất cao và ngược lại, ở giai đoạn muộn bệnh sẽ rất khó điều trị và tỷ lệ khỏi bệnh là rất thấp.
Việc điều trị với căn bệnh này là rất quan trọng, người bệnh cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa để được sự tư vấn, thăm khám và điều trị từ phía bác sĩ chuyên khoa.
Khi chức năng thận có dấu hiệu suy giảm thường khiến cho cơ thể mệt mỏi. Thận cũng là một trong những nơi sản sinh ra hormone nên khi thận bị suy giảm cũng có nguy cơ ảnh hưởng tới sinh lý nên người bệnh cần phải hết sức chú ý.
Dấu hiệu bệnh thận yếu
Bệnh gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người bệnh, nên chính vì thế người bệnh cần phải biết dấu hiệu của bệnh để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh là bạn cần phải chú ý.
- Cơ thể mệt mỏi: Khi thận khỏe mạnh cơ thể sẽ sản sinh ra hormone erythropoietin giúp tăng số lượng hồng cầu trong cơ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp thận yếu hormone này sẽ bị suy giảm khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi.
- Tiểu nhiều về đêm: Thận có chức năng chính đó là lọc nước tiểu, vì thế khi thận gặp phải tình trạng suy yếu sẽ khiến cho việc đi tiểu tăng cao, nhất là về đêm.
- Giảm ham muốn tình dục: Khi chức năng thận bị suy giảm sẽ kéo theo đó là sự mất cân bằng hormone sinh lý dẫn tới người bệnh không còn ham muốn tình dục nhiều.
- Rùng mình, chân tay lạnh: Người bệnh thận yếu thường xuất hiện tình trạng này, tay chân luôn có cảm giác lạnh, rùng mình, kèm theo đó là mỏi gối, chán ăn.
- Hoa mắt, chóng mặt: Các hoạt động của thận có liên quan tới não bộ, khi thận có dấu hiệu suy yếu thường gây ra những những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung trong công việc, khó ngủ,…
- Thận yếu gây đau nhức lưng: Đây là một trong những dấu hiệu nổi bật của bệnh, các chất thải trong cơ thể không được loại bỏ do chức năng của thận bị suy giảm nên người bệnh dễ gặp phải tình trạng viêm nhiễm, đau cột sống, đau thắt lưng,…
- Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh rất dễ gặp phải tình trạng táo bón, hơn thế nữa còn khiến cho các chức năng đường ruột hoạt động bất thường gây ra tình trạng khó tiêu.
- Chân tay phù nề: Lúc này, chức năng thận bị suy giảm, máu không được lưu thông một cách dễ dàng, bị ứ đọng ở các chi dẫn tới tình trạng phù nề.
Trên đây là một số những dấu hiệu thường gặp của bệnh mà các bạn cần phải chú ý. Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được sự tư vấn và thăm khám từ phía bác sĩ.
Nguyên nhân thận yếu
Việc xác định đâu là nguyên nhân gây bệnh là điều vô cùng quan trọng, có rất nhiều các nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số những nguyên nhân chính cần chú ý.
- Do bệnh lý tiểu đường: Đây là một trong những căn bệnh có nguy cơ cao gây ra bệnh thận yếu nên bệnh tiểu đường được xem là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh.
- Béo phì: Lượng mỡ dư thừa trong cơ thể sẽ gây tới tình trạng chèn ép thận, làm giảm quá trình lưu thông máu dẫn tới việc chức năng thận bị suy giảm.
- Do yếu tố tuổi tác: Theo thống kế cho biết thì người lớn tuổi là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Sử dụng chất kích thích: Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá và những chất kích thích khác có thể khiến cho lượng protein trong nước tiểu tăng cao gây ra những ảnh hưởng lớn tới chức năng thận.
- Lạm dụng các loại thuốc điều trị bệnh: Sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, lạm dụng các loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ gây ra những tác dụng phụ gây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng thận.
- Nguyên nhân do bệnh lý: Một số bệnh lý có nguy cơ cao dẫn tới bệnh thận yếu như tiểu đường, sỏi thận, bệnh viêm đường tiết niệu, bệnh tuyến tiền liệt.
- Lười vận động: Với thói quen lười vận động, luyện tập thể dục khiến cho cơ thể giảm thiểu quá trình trao đổi chất, dẫn tới việc tăng áp lực lên thận, lâu dần sẽ khiến cho chức năng của thận bị suy giảm.
- Lười uống nước: Thói quen lười uống nước, không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể hàng ngày sẽ khiến cho các hoạt động của thận khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, khiến cho độc tố bị tích tụ lại bên trong thận.
- Căng thẳng kéo dài: Cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng, lo âu trong một thời gian dài, cũng sẽ gây áp lực rất lớn lên hệ bài tiết gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của thận.
Nhận biết thận yếu trước 3 tháng bằng mẹo
Ngoài các xét nghiệm để giúp các bác sĩ chẩn đoán đúng tình trạng bệnh thì người bệnh có thể áp dụng mẹo để nhận biết được bệnh lý này.
Cách thực hiện như sau: Chẩn dị 1 ly nước sạch, sau đó bạn có thể dùng 1 ít nước tiểu đổ vào ly. Nếu ly nước vẫn sạch và trong thì chứng tỏ thận của bạn vẫn còn đang hoạt động rất tốt. Ngược lại nếu ly nước có chuyển sang màu vẩn đục, có váng nổi lên thì khả năng thận của bạn đang gặp tổn thương.
Để có thể chắc chắn, bạn nên theo dõi thêm những triệu chứng như:
- Tiểu ít, tiểu dắt, khó tiểu, tiểu nhiều lần về đêm.
- Mắt có dấu hiệu sưng khi ngủ dậy.
- Lưng bị đau mỏi, mỏi chân khi ngồi hoặc đứng lên.
- Ngủ không ngon giấc.
- Tóc rụng nhiều khi bạn gội đầu.
Nếu tiến hành kiểm tra nước tiểu mà cơ thể có những dấu hiệu trên thì tỷ lệ mắc bệnh của bạn là rất cao. Để biết chắc chắn tình hình hiện tại, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được sự thăm khám và điều trị từ phía bác sĩ.
Cách kiểm tra thận yếu chính xác
Để kiểm tra thận yếu một cách chính xác nhất thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được tư vấn và thăm khám từ các bác sĩ chuyên khoa. Để có thể xác định chính xác bệnh, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định một số các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm ure máu: Bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số ure máu để có thể đánh giá tổng quan chức năng hiện tại của thận. Chức năng thận bình thường thì chỉ số ure máu sẽ dao động trong khoảng từ 2.5 – 7.5 mmol/l. Trong trường hợp chỉ số này cao hơn mức bình thường thì bạn có nguy cơ mắc một số bệnh lý liên quan tới thận.
- Xét nghiệm Creatinin máu: Chức năng thận bị suy giảm thì khả năng lọc Creatinin cũng theo đó mà gặp phải những tác động và bị suy giảm theo. Đối với nam giới nồng độ Creatinin là từ 0.6 – 1.2 mg/dl và nữ giới là từ 0.5 – 1.1 mg/dl.
- Xét nghiệm thận yếu với Acid Uric máu: Chức năng thận có dấu hiệu suy giảm sẽ khiến cho lượng Acid uric trong máu tăng cao. Chỉ số acid uric từ 180 – 420 mmol/dl đối với nam giới, 150 – 360 mmol/dl đối với nữ giới là bình thường. Còn nếu chỉ số này tăng vượt mức bình thường thì có thể bạn đang mắc phải một số bệnh lý như bệnh gout, suy thận,…
- Xét nghiệm nước tiểu: Chắc chắn người bệnh sẽ phải làm xét nghiệm này, sau khi dựa vào số liệu phân tích từ nước tiểu thì bác sĩ sẽ chẩn đoán chức năng hiện tại của thận sẽ như thế nào. Chỉ số từ 1.01 – 1.020 tỷ trọng nước tiểu giảm. Định lượng protein niệu trong 24 giờ, tăng 0.3g/l/24h, trong khi đối với người khỏe mạnh thì chỉ số này chỉ từ 0 – 0.2g/l/24h.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số các xét nghiệm khác khi chưa chắc chắn chẩn đoán đúng bệnh. Các xét nghiệm khác sẽ dựa vào một số chỉ số để kết luận như: Sodium , Potassium, Canxi trong máu.
Với sự phát triển của y học hiện đại thì có rất nhiều các phòng khám và bệnh viện có thể thực hiện được các xét nghiệm chức năng thận để có thể chẩn đoán bệnh thận yếu. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một số những địa chỉ bệnh viện thực hiện khám và xét nghiệm chức năng thận uy tín.
- Khoa thận tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai (Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội): Với nhiều các trang thiết bị hiện đại, được áp dụng giúp kiểm tra chức năng thận cho người bệnh hiệu quả như kỹ thuật lọc máu, xét nghiệm huyết tương DFPP,…
- Bệnh viện Việt Đức (Địa chỉ: Số 16 – 18 Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội): Bệnh viện Việt Đức là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh chuyên khoa như tán sỏi, phẫu thuật, làm các xét nghiệm chẩn đoán,.. Đây là một trong những cơ sở uy tín để bạn có thể áp dụng thực hiện các xét nghiệm chức năng thận một cách chính xác nhất.
Thận yếu là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách kiểm tra nhận biết ra sao? Đã được chúng tôi giải đáp đến bạn trong bài viết này. Hy vọng, với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này.