Thận ứ nước được biết đến là một trong những bệnh lý có khả năng ảnh hưởng lớn tới chức năng của thận, gây tình trạng giảm hiệu suất đào thải các chất lỏng và độc tố ra ngoài cơ thể. Vậy bệnh lý này là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung dưới đây của bài viết.
Thận ứ nước là gì?
Bệnh xảy ra trong trường hợp chất lỏng không thể được đào thải ra ngoài thận dẫn tới việc thận ứ đọng nước tiểu quá mức và gây ra tình trạng sưng. Căn bệnh này có thể gặp phải ở bất kỳ lứa tuổi nào, ngay cả đối với trẻ sơ sinh. Bệnh có khả năng ảnh hưởng đến 1 quả thận hoặc thậm chí cả 2 bên.
Các bác sĩ thường phân loại thận ứ nước thành 2 dạng đó là thận cấp tính và thận mãn tính, triệu chứng của 2 dạng này thường không giống nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào bệnh cũng có biểu hiện ra bên ngoài, vì vậy đôi khi việc phát hiện bệnh cũng gặp rất nhiều những khó khăn.
Đây là bệnh có thể gặp phải ở rất nhiều các đối tượng từ già đến trẻ, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên bệnh thường gặp ở những trường hợp như:
- Những người có chế độ ăn mặn: Đây là một trong những nhóm trường hợp có nguy cơ bị sỏi thận cao, gây ảnh hưởng tới chức năng đào thải của thận và khả năng lọc nước thải cũng bị suy giảm.
- Ở phụ nữ mang thai: Đây là một trong những đối tượng dễ gặp phải bệnh ứ nước, sự phát triển của bào thai có thể gây ra những chèn ép lên các bộ phận ở khu vực chậu, trong đó có cả thận, niệu quản và bàng quang.
- Vấn đề liên quan tới tuyến tiền liệt ở nam giới: Một số bệnh lý liên quan như phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, có nguy cơ rất cao dẫn tới tình trạng tích nước tại thận.
Thông thường những nguy hiểm của bệnh sẽ được dựa vào các giai đoạn mắc bệnh, các nguyên tắc chính để phân loại các giai đoạn bệnh vừa vào việc quan sát quá trình giãn nở của thận để từ đó đưa ra những xác định về giai đoạn của bệnh.
- Thận ứ nước độ 1: Đây là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh, ở giai đoạn này thì hình dạng của thận vẫn chưa có những chuyển biến và thay đổi lớn, bể thận có thể xuất hiện dấu hiệu căng giãn nhẹ nhưng không gây ra ảnh hưởng đến vùng đài thận.
- Độ 2: Ở giai đoạn này, bệnh vẫn được xếp vào mức độ nhẹ, vùng bể và đài thận có sự giãn nở tăng thêm khoảng 10 – 15mm. Các triệu chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện rõ nét hơn.
- Độ 3: Đây là giai đoạn khá nặng của bệnh, vùng đài và bể thận đã có sự thay đổi về kích thước, hình ảnh giãn nở có thể quan sát được rõ trên hình ảnh chụp cắt lớp. Sức khỏe của người bệnh giai đoạn này bị suy giảm đáng kể.
- Độ 4: Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh, hình dạng thận lúc này căng giống như một quả bóng, độ tổn thương thận đã lên đến mức cao khoảng trên 70%. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.
Nguyên nhân thận ứ nước
Theo các chuyên gia cho biết, có rất nhiều các nguyên nhân gây bệnh, trong đó một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh như sau:
Nguyên nhân gây bệnh tại đường tiết niệu
- Tắc nghẽn đường tiết niệu: Tình trạng này khiến cho đường nước tiểu từ thận xuống bàng quang bị tắt nghẽn. Nó thường xuất hiện ở vị trí đoạn nối của thận và niệu quản. Nguyên nhân gây nên tình trạng tắc nghẽn này thường là do bệnh lý về sỏi thận, viêm nhiễm hoặc mô sẹo từ phẫu thuật lấy sỏi từ lần trước.
- Trào ngược bàng quang niệu quản: Thông thường thì nước tiểu chỉ chảy theo một chiều mất định là từ thận xuống niệu quản, bàng quan, niệu đạo. Thế nhưng trong một số trường hợp xảy ra vấn đề ở vị trí van đóng nối ở niệu quản với phía bàng quang, lúc này nước tiểu có thể trào ngược trở lại thận và gây ra tình trạng tích tụ các chất lỏng ở thận.
Một số nguyên nhân bên ngoài
Bên cạnh những nguyên nhân tại khu vực đường tiết niệu thì bệnh cũng có thể là do một số nguyên nhân bên ngoài gây ra như:
- Phụ nữ mang thai: Trong giai đoạn mang thai, khi thai nhi phát triển sẽ gây ra tình trạng chèn ép lên những khu vực xung quanh, nhất là ở khu vực vùng chậu gây ra tình trạng hep hoặc nghẽn đường tiết niệu. Tình trạng này sẽ khiến cho chất lỏng ở thận sẽ không thoát được ra ngoài mà bị ứ đọng lại.
- Tổn thương dây thần kinh kiểm soát hoạt động của bàng quang: Các dây thần kinh đóng vai trò rất quan trọng, giúp điều khiển các hoạt động của bàng quang. Nếu trong trường hợp bàng quang bị tổn thương do một vấn đề nào đó thì kết quản sẽ khiến cho nước tiểu ở bàng quang có thể chảy ngược về phía thận gây ra tình trạng thận ứ nước.
- Hẹp niệu quản do dị tật bẩm sinh: Với một số người, khi sinh ra đường niệu quản có thể bị hẹp hơn so với bình thường, chính vì điều này sẽ có thể gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình đào thải nước tiểu từ thận xuống bàng quang.
- Ung thư: Một số những bệnh lý ung thư có thể gây ra tình trạng bệnh như ung thư tiền liệt tuyến, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,… gây ra những chèn ép lên đường tiết niệu, dẫn tới tình trạng tắc nghẽn khiến cho nước tiểu bị ứ đọng tại thận.
Triệu chứng thận ứ nước
Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên thì căn bệnh này được chia thành 2 dạng và mỗi dạng đều có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh mà bạn cần phải chú ý:
Đối với bệnh thể cấp tính
- Nước tiểu ít, nước tiểu đục hoặc có lẫn máu.
- Xuất hiện tình trạng đau co thắt vùng bụng dưới, những cơn đau nhức có thể lan rộng xuống vùng chậu và vùng lưng dưới.
- Tần suất đi tiểu của người bệnh giảm, tiểu dắt, khó tiểu.
- Xuất hiện cảm giác buồn nôn.
Đối với triệu chứng của bệnh thận ứ nước mãn tính
Đối với bệnh mãn tính, các triệu chứng của bệnh thường khó nhận biết hoặc cũng không có các biểu hiện nào của biện xuất hiện ở bên ngoài.
- Hình dạng của thận bị biến đổi, phình to hơn với bình thường. Người bệnh có thể quan sát được thông qua phim chụp Xquang.
- Nước tiểu có xuất hiện lẫn máu.
- Người bệnh cảm thấy nhức mỏi, cơ thể yếu, ăn không ngon, giấc ngủ chập chờn, cân nặng bị sụt giảm nhanh chóng.
- Nếu có dấu hiệu xuất hiện sỏi trong thận, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức vùng thắt lưng và nước tiểu xuất hiện màu đục
Hướng điều trị bệnh thận ứ nước
Bệnh rất nguy hiểm nên việc điều trị bệnh là rất cần thiết, việc chẩn đoán bệnh sẽ giúp cho các bác sĩ xác định được nguyên nhân gây bệnh là do đâu? Từ đó sẽ có hướng và phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp điều trị bệnh thận ứ nước hiệu quả.
Điều trị bệnh bằng Tây Y
Đây là một trong những phương pháp được rất nhiều người áp dụng, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để giúp giảm tình trạng viêm, đồng thời ngăn ngừa hiệu quả tình trạng nhiễm trùng lan rộng.
Các loại thuốc thường được chỉ định sử dụng như: nitrofurantoin, Amoxicillin liều 250mg, ampicillin,… Ngoài ra, có thể sử dụng thêm một số loại thuốc như paracetamol, methadone, Codein,… giúp giảm đau nhức vùng bụng và thắt lưng hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh có thể được các bác sĩ chỉ định điều trị bằng các phương pháp như:
- Điều trị bằng laser: Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp bệnh do sỏi gây ra. Các bác sĩ sẽ xác định vị trí của viên sỏi, sau đó sử dụng một loại dụng cụ y tế chuyên dụng phát ra sóng laser với cường độ mạnh để có thể phá vỡ hoặc tán nhỏ sỏi để chúng có thể dễ dàng thoát ra khỏi cơ thể.
- Đặt ống thông bàng quang: Biện pháp này được áp dụng với một số trường hợp tắc nghẽn niệu quản, các bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ vào thành trong khu vực bị tắc nhằm mục đích có thể đưa được số lượng chất lỏng trong thận bị ứ lại ra ngoài cơ thể, từ đó giúp làm giảm quá trình căng cứng của thận.
- Phẫu thuật nội soi: Đây là một trong những phương pháp điều trị thận ứ nước được áp dụng phổ biến trong một số trường hợp có sỏi bàng quang hoặc sỏi nửa dưới của ống niệu quản. Các bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ y tế chuyên dụng mỏng nhẹ có gắn các thiết bị đặc biệt để họ có thể xác định chính xác vị trí của sỏi để có thể phá vỡ chúng.
Các bài thuốc nam điều trị bệnh hiệu quả
Các bài thuốc nam được sử dụng rất thích hợp để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.
- Bài thuốc từ biển súc: Trong Đông y loại thảo dược này được biết có vị đắng, tính hàn, có tác dụng giúp lợi tiểu, thông lâm, trị tiểu rắt, sát trùng rất hiệu quả. Cách sử dụng như sau, sử dụng 100g biển súc, 50g đậu đỏ sắc lấy nước uống hằng ngày giúp hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả.
- Bài thuốc từ chuối hột chữa thận ứ nước: Trong Đông Y chuối hột có vị ngọt, tính ôn có rất nhiều công dụng trong việc giải độc, lương huyết, lợi tiểu rất thích hợp với việc điều trị bệnh sỏi thận ở giai đoạn đầu. Cách sử dụng như sau, chuối hột cắt lát, đem phơi khô, sao vàng rồi tán thành bột. Người bệnh sử dụng đều đặn hằng ngày 3 lần với nước ấm để uống, mỗi lần sử dụng 12gr.
- Chữa bệnh bằng kim tiền thảo: Loại thảo dược này được sử dụng rất nhiều trong việc điều trị những bệnh lý liên quan tới thận rất hiệu quả. Cách sử dụng bài thuốc này như sau, chuẩn bị 3g kim tiền thảo tươi, sắc để uống hàng ngày sau bữa ăn, mỗi ngày nên uống từ 2 – 3 lần. Với cách điều trị này sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả đối với bệnh giai đoạn đầu.
- Dùng rễ cỏ tranh chữa bệnh hiệu quả: Trong Đông y loại thảo dược này có vị ngọt, thanh, tính mát, giúp hỗ trợ thận rất hiệu quả trong việc điều trị tiểu buốt, tiểu rắt. Cách thực hiện bài thuốc này như sau, rễ cỏ tranh rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Sau đó, đem sao vàng với gừng, cho nguyên liệu vào ấm sắc với nửa lít nước khi nước cạn còn khoảng ⅔ nước thì chắt lấy phần nước uống đều làm 2 – 3 lần trong ngày.
Thận ứ nước là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị bệnh hiệu quả. Tất cả đã được chúng tôi giải đáp đến bạn. Hy vọng, với những thông tin chúng tôi mang đến cho bạn, giúp bạn có góc nhìn mới về căn bệnh này. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm, nên nếu thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ những triệu chứng nào nêu trên, hãy đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.