Trẻ sơ sinh sức đề kháng yếu nên dễ bị mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau nếu bố mẹ không chăm sóc đúng cách. Trong đó bệnh thận ứ nước ở trẻ em chính là một trong những căn bệnh nguy hiểm, dễ chuyển sang suy thận. Do vậy việc nắm vững những kiến thức liên quan đến bệnh sẽ giúp cho cha mẹ đưa ra cách khắc phục và xử lý kịp thời nhất.
Thận ứ nước ở trẻ nhỏ nguy hiểm như thế nào?
Thận ứ nước ở trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh chính là hiện tượng đào thải bất bình thường của nước tiểu ở trong cơ thể. Theo đó, lượng nước này không những không đưa được ra ngoài mà còn bị đọng lại khiến cho các ống mạch thận bị tắc nghẽn. Lúc đầu chỉ là việc tích tụ các cặn bẩn, lâu dần sẽ hình thành sưng phù và tổn thương nặng nề.
Vậy căn bệnh này nguy hiểm đến mức nào chính là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Cụ thể nếu như phụ huynh không phát hiện, chữa trị kịp thời hoặc là không chăm sóc đúng cách thì bộ phận thận của trẻ sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Bên cạnh chức năng lọc máu bị ngừng hoạt động, không bài tiết chất thải, loại bỏ độc tố và điều hòa lượng hồng cầu thì bệnh còn dễ dẫn đến nhiễm trùng, hình thành suy thận vĩnh viễn khó cứu chữa ở trẻ nhỏ. Do đó các cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến những dấu hiệu bất thường của trẻ để đưa đi thăm khám khi cần thiết.
Nguyên nhân và dấu hiệu thận ứ nước ở trẻ
Đa phần trẻ nhỏ bị bệnh này đều là do bẩm sinh mà thành. Ngoài ra thì vẫn còn có thể xuất phát từ một vài yếu tố tác động khác, điển hình như:
- U nang niệu quản: Lúc mà khối u đã lớn thì phần nước tiểu trong thận cũng sẽ bị chặn lại làm cho chúng không thể đào thải được ra ngoài. Từ đó ứ đọng ngay tại thận.
- Thiểu sản khúc nối bể thận niệu quản: Khiến cho khả năng tổng nước tiểu đi ra khỏi niệu quản bị ức chế.
- Niệu quản quá hẹp: Việc đào thải nước tiểu ra ngoài sẽ không diễn ra được suôn sẻ và nhanh chóng như bình thường vì bộ phận niệu quản bị hẹp. Một lượng nước tiểu sẽ tồn đọng rồi ứ trong thận.
- Thành cơ bị bất đối xứng khiến nhu động niệu quản ức chế đưa nước tiểu ra khỏi thận hình thành thận ứ nước.
- Vị trí tương đối của niệu quản và thận làm cho thận xoay, di động quá mức rồi hình thành tắc nghẽn từng hồi.
- Thêm vào đó còn xuất phát từ một số trường hợp khác như trẻ nhỏ có sẹo hay có các cục máu đông nằm ở bên trong niệu quản. Gây cản trở quá trình đào thải cũng như bài tiết nước tiểu.
Vậy có những dấu hiệu nào để nhận biết trẻ đang bị thận yếu. Cụ thể căn bệnh này sẽ được biểu hiện bằng những hiện tượng khá rõ ràng. Thông qua những dấu hiệu đó thì phụ huynh nên đưa con đi khám sức khỏe tổng quát để đội ngũ bác sĩ có thể chẩn đoán và tư vấn cách khắc phục phù hợp. Một số dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh thận ứ nước ở trẻ nhỏ là:
- Trẻ quấy khóc thường xuyên mỗi khi đi tiểu vì bị đau nhức
- Trẻ khóc khi phụ huynh ấn vào bên vùng bụng dưới
- Tần suất đi tiểu tiện diễn ra nhiều hơn mức thông thường
- Trẻ bị buồn nôn hoặc nôn mửa ngay cả khi chúng chưa ăn gì
- Nước tiểu chuyển sang màu đục
- Hiện tượng sốt kéo dài
- Trẻ bị đau nhức ở vùng lưng. Phụ huynh có thể kiểm chứng bằng việc xoa nắn tại khu vực này rồi quan sát phản ứng của trẻ.
Chẩn đoán và hướng điều trị thận ứ nước ở trẻ
Như đã đề cập thì căn bệnh này sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ nhỏ, chính vì vậy mà việc chẩn đoán chính xác để từ đó đưa ra hướng khắc phục bệnh ở trẻ nhỏ đóng một vai trò rất quan trọng.
Chẩn đoán thận ứ nước ở trẻ nhỏ
Bệnh ở trẻ nhỏ sẽ được chẩn đoán trước sinh thực hiện bằng phương pháp siêu âm ngay từ khi còn trong thai kỳ. Khi tiến hành siêu âm thai thì bác sĩ có thể ghi nhận được ngay các dấu hiệu bất thường liên quan đến kích thước thận, tình trạng của nước ối cũng như xem được thận có bị ứ nước hay không?
Nếu như có nghi ngờ thì mẹ bầu sẽ được yêu cầu tầm soát bổ sung một số yếu tố khác. Đồng thời theo dõi sức khỏe thai kỳ kỹ càng cho mẹ. Khi trẻ sơ sinh bị sốt cộng với nước tiểu ít và trước đó kết quả của siêu âm thai đã phát hiện thiếu ối, nước ối ít hoặc là thận ứ nước thì phụ huynh nên cho trẻ đi siêu âm ngay lập tức để xem khúc nối có bị hẹp hay không?
Còn sau khi trẻ đã được sinh ra đời thì bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp sau để chẩn đoán cũng như xác định được chính xác nguyên nhân hình thành bệnh ở trẻ:
- Siêu âm thận RUS: Mục đích để xác định lại tình trạng bệnh và hệ thống thận
- Chụp X Quang bằng quang cùng niệu đạo khi tiểu: Theo đó bác sĩ sẽ tiến hành đưa một ống nhỏ vào trong bàng quang của trẻ. Sau đó truyền chất lỏng thông qua ống vào bàng quang. Phần chất lỏng này sẽ được xuất hiện trên X Quang khi bé tiểu và bàng quang được làm đầy. Việc sử dụng cách này để giúp loại trừ tình trạng trào ngược bàng quang, niệu quản. Nếu không có hiện tượng trào ngược này thì bắt đầu chỉ định chụp CT scan niệu thận để giúp lượng giá chức năng thận, xác định mức độ tắc nghẽn cũng như mức độ ứ nước tại thận.
- Chụp cắt lớp hạt nhân thận: Cụ thể bác sĩ tiến hành tiêm đồng vị phóng xạ lượng nhỏ vào trong máu của trẻ. Sau đó tiến hành so sánh chức năng hai quả thận và xác định vấn đề nghiêm trọng của bệnh.
Điều trị thận ứ nước ở trẻ nhỏ
Sau khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác mức độ bệnh ở trẻ nhỏ thì tùy vào mức độ nặng nhẹ các bác sĩ sẽ đưa ra cách khắc phục tương ứng.
- Với mức độ thận ứ nước ở trẻ nhỏ nhẹ
Bệnh mức độ nhẹ 1 và 2 sẽ tiến hành siêu âm để đánh giá và cần theo dõi tình trạng này thông qua 3 tháng liên tiếp. Đa phần chúng sẽ tự động khỏi mà không cần phải can thiệp đến phẫu thuật. Tuy nhiên trẻ cũng cần phải theo dõi để phát hiện kịp thời nếu như xảy ra hiện tượng nhiễm trùng. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc trị thận ứ nước bằng kháng sinh giúp ngăn chặn nhiễm trùng. Trường hợp trẻ sốt không xác định được nguyên nhân thì nên đưa chúng đi thăm khám, làm các bước kiểm tra nước tiểu để loại bỏ trường hợp bị nhiễm trùng tiểu.
- Với mức độ thận ứ nước ở trẻ nhỏ cao
Bệnh mức độ 3 và 4 được xem là nặng, bác sĩ sẽ chỉ định làm xạ hình thận để đánh giá chức năng, độ tắc nghẽn và độ ứ đọng. Theo đó, mức độ này đa phần sẽ được chỉ định khắc phục bằng cách phẫu thuật. Nếu như nguyên nhân gây bệnh do sỏi thận thì sẽ tiến hành mổ nội soi để loại bỏ hết sỏi. Bên cạnh đó có một phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay để chữa trị bệnh thận ứ cho trẻ nhỏ chính là tạo hình bể thận niệu quản thông qua nội soi sau phúc mạc.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bệnh thận ứ nước ở trẻ em mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến cho bạn nhiều kiến thức chia sẻ hữu ích nhất, đáp ứng được mọi thắc mắc đang tìm kiếm. Từ đó hiểu rõ hơn về căn bệnh này và có hướng phòng ngừa, khắc phục hiệu quả cho con yêu của mình. Đảm bảo chúng được phát triển an toàn, khỏe mạnh nhất.