Khám dạ dày không cần nội soi bao gồm những phương pháp nào? Vậy đối tượng áp dụng là những ai và liệu chẩn đoán dạ dày mà không nội soi có độ chính xác không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Những đối tượng người bệnh nào không thể nội soi dạ dày
Phương pháp nội soi dạ dày tuy rằng mang đến hiệu quả chẩn đoán cao nhưng không phải tất cả bệnh nhân đều có thể thực hiện, có một số đối tượng chống chỉ định áp dụng bao gồm các trường hợp sau:
- Người bệnh tiền sử mắc suy tim, nhồi máu cơ tim
- Thiếu máu
- Bệnh nhân suy hô hấp
- Người bị bỏng họng do uống acid
- Các đối tượng mắc chứng rối loạn thần kinh, tâm thần, động kinh không có khả năng phối hợp.
- Người mới ăn no khó thực hiện nội soi dạ dày.
Các phương pháp khám dạ dày không cần nội soi
Dưới đây là một số phương pháp khám dạ dày không cần nội soi phổ biến hiện nay mà bạn có thể lựa chọn áp dụng cho bản thân:
- Chẩn đoán bệnh dạ dày qua các biểu hiện lâm sàng
Nếu như bạn bị mắc một trong số các bệnh lý đường tiêu hoá như trào ngược dạ dày thực quản thể nhẹ, đau dạ dày, viêm loét dạ dày thì người bệnh sẽ thường xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như nôn và buồn nôn, đau tức vùng thượng vị, ợ chua, ợ nóng,… Do vậy mà nhiều trường hợp chỉ cần đi khám bác sĩ là biết bệnh mà không cần đến nội soi. Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ có thể khai thác thêm một số thông tin như tiền sử dịch tế, tiền sử bệnh lý hay vị trí bị đau để tiến hành điều trị nội khoa cho người bệnh.
Cho dù là bất kỳ bệnh lý nào nếu muốn chẩn đoán chính xác thì đầu tiên đều cần phải xem xét tới các biểu hiện lâm sàng. Chính vì vậy mà việc khám thực thể bệnh nhân dựa trên các dấu hiệu bệnh là điều vô cùng cần thiết khi tiến hành khám và chẩn đoán bệnh liên quan đến dạ dày. Tuy nhiên, biện pháp trên chỉ thực hiện dựa vào phần lớn kinh nghiệm của bác sĩ cùng các biểu hiện triệu chứng bên ngoài. Vì thế mà nếu chỉ dựa vào việc khám thì rất khó để các bác sĩ đưa ra chẩn đoán cũng như xác định vị trí của ổ loét hay các tình trạng khác trong dạ dày.
Ngoài ra, việc thăm khám không thể đánh giá mức độ thương tổn tại niêm mạc nhằm chẩn đoán và phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh ung thư.
- Xét nghiệm bệnh dạ dày qua hơi thở
Đẩu tiên, người bệnh sẽ được tiến hành kiểm tra hơi thở sau đó là chỉ định uống thuốc UBIT. 20 phút sau, người bệnh được khám bệnh qua việc kiểm tra hơi thở lần 2 nhằm phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn HP tại dạ dày.
Nếu như kết quả hiển thị nồng độ khí CO2 ở hơi thở sau uống cao hơn khi chưa uống thì bạn đang có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn HP ở dạ dày, Ngoài ra, dựa vào phương pháp này bạn cũng có thể chẩn đoán được các bệnh lý đường tiêu hoá như ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng,…
- Sử dụng X-quang chẩn đoán bệnh dạ dày
X quang có dùng cản quang chụp phần khung đại tràng là biện pháp khám dạ dày không cần nội soi cần chỉ định từ bác sĩ. Ưu điểm lớn nhất của chụp X quang là các bác sĩ có thể phát hiện những bất thường như xoắn dạ dày, co thắt, xoắn đại tràng, đại tràng thay đổi, các khối u dạ dày hay sự biến dạng hành tá tràng,…
Tuy nhiên, phương pháp X quang vẫn tồn tại một số hạn chế như bác sĩ chỉ có thể chẩn đoán bệnh thông thường thông qua hình ảnh mà không thể nhìn thấy tình trạng cụ thể của vết loét, hình ảnh khối polyp hay những mầm mống của bệnh ung thư.
- Xét nghiệm phân
Đối với người mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày thì phân đào thải thường sẽ có các màu sắc lạ hoặc chất lượng phân. Do vậy mà việc xét nghiệm phân cũng là một phương pháp khám bệnh mà không cần nội soi mà vẫn có thể xác định tình trạng bệnh hiện mắc phải. Phân của người bệnh sẽ được bác sĩ thu thập rồi tiến hành dùng các loại hoá chất sau đó tiến hành xét nghiệm. Tuy nhiên khám dạ dày không cần nội soi thường có mục đích chính là xác định sự tồn tại của vi khuẩn HP cũng như tầm soát ung thư.
- Siêu âm dạ dày
Biện pháp này áp dụng sóng từ máy siêu âm nhằm kiểm tra những bất thường tại dạ dày. Từ đó giúp cho bác sĩ có những phát hiện về các dấu hiệu khác thường tại dạ dày. Không chỉ vậy, nếu bạn tầm soát ung thư sớm còn có thể phát hiện thêm các biểu hiện gây bệnh đường tiêu hoá.
- Xét nghiệm máu tìm kháng thể
Xét nghiệm nhằm hỗ trợ việc tìm kiếm sự tồn tại của vi khuẩn HP ở trong dạ dày. Bởi khi hình thành, HP sẽ tiết ra một loại kháng thể tương ứng với chúng. Vì vậy mà nếu như xét nghiệm máu sẽ thấy loại kháng thể trên chứng tỏ bạn đang bị nhiễm vi khuẩn HP. Phương pháp trên thường chỉ được áp dụng ở giai đoạn trước điều trị.
>>> Xem thêm: Nội soi dạ dày là gì, có đau không? Các phương pháp nội soi phổ biến hiện nay
Chẩn đoán dạ dày không cần nội soi có chính xác không?
Có thể thấy, phương pháp khám dạ dày không cần nội soi đã mang lại một số hiệu quả nhất định trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Tuy nhiên, hầu hết chúng chỉ có thể đánh giá được các tình trạng chung về bệnh, không đưa ra cụ thể mức độ hay vị trí tổn thương, các vết loét tại niêm mạc dạ dày hoặc các polyp, khối u dạ dày, đại tràng để tiện cho việc loại bỏ chúng.
Đồng thời, biện pháp khám không nội soi dạ dày cũng khó để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh ung thư. Vì vậy, để đạt được kết quả khám bệnh chính xác, người bệnh nên lựa chọn thực hiện nội soi dạ dày nhằm chẩn đoán bệnh tốt hơn.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về các phương pháp khám dạ dày không cần nội soi mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Ngoài ra, để bảo đảm kết quả chính xác, người bệnh nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng.