Trĩ ngoại tắc mạch chính là một biến chứng phổ biến thường gặp nhất của căn bệnh trĩ ngoại gây ra nhiều khó khăn và vất vả cho cuộc sống sinh hoạt của người mắc phải. Đáng chú ý nếu không được chữa trị kịp thời thì còn gây nên những rủi ro nguy hiểm khác. Vậy đây là căn bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị ra sao? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ngay qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về trĩ ngoại tắc mạch
Trĩ ngoại tắc mạch hay còn gọi với cái tên khác là nhồi máu trĩ. Thực ra đây là hiện tượng các tĩnh mạch bên nằm bên trong ống hậu môn hay mạng lưới mạch máu bị chèn ép, phá vỡ rồi dẫn đến hình thành lên những cục máu đông gây tắc nghẽn tĩnh mạch làm cho búi trĩ bắt đầu xung huyết, sưng to bên trong.
Khi mà các cục máu đông phát triển xuất phát từ tĩnh mạch thì chúng sẽ ngăn dòng máu chảy ra bên ngoài. Nhưng mà động mạch trĩ lại cứ bơm máu vào trong búi trĩ nên chúng bị căng phồng nhanh chóng rồi xuất hiện các cục máu đông. Trĩ ngoại tắc biên được các chuyên gia đánh giá không thuộc vào cấp độ nhẹ bệnh trĩ ngoại, nhưng lại khiến cho ai gặp phải cảm giác đau buốt kiểu đột ngột, mức độ đau nhức tăng theo từng ngày.
Nếu như cố tình để lâu không có biện pháp chữa trị kịp thời thì bệnh nhân không nhưng thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt mà còn gia tăng nguy cơ đối mặt thêm các biến chứng nguy hiểm khác.
Nguyên nhân trĩ ngoại tắc mạch
Xuất hiện rất nhiều giả thiết liên quan đến việc hình thành bệnh. Tuy nhiên theo như nhận định của viện YHCT Quân đội thì bệnh xuất hiện khi đi đại tiện hay khi vùng hậu môn bị áp lực gia tăng quá mức. Một số yếu tố được cho là nguy cơ làm cho hậu môn tăng áp lực quá mức có thể kể đến là:
- Chất độ dinh dưỡng bổ sung nhiều chất béo: Duy trì một chế độ ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ xếp hàng đầu. Nếu bạn dùng nhiều đồ dầu mỡ, đồ chiên rán, ăn ít chất xơ, rau củ quả và uống ít nước,… sẽ khiến phân bị cứng khó đào thải được ra bên ngoài.
- Bị táo bón lâu ngày: Người bị táo bón thường xuyên không cải thiện và chữa trị sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho bệnh trĩ ngoại tắc mạch hình thành và đồng thời gia tăng thêm áp lực cho hậu môn.
- Phụ nữ có bầu hoặc sau khi sinh xong: Khi mang thai, trọng lượng thai nhi lớn cũng sẽ khiến áp lực vùng hậu môn tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó những ai vừa sinh con qua đường âm đạo còn có nguy cơ bị trĩ cao hơn.
- Do tính chất công việc: Đối tượng làm công việc đặc thù thường xuyên phải ngồi nhiều, đứng lâu hoặc mang vác đồ nặng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
- Mắc phải các căn bệnh mãn tính: Điển hình là bệnh phổi, bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, viêm nhiễm trực tràng,…
- Một vài nguyên nhân khác như thường xuyên căng thẳng và áp lực quá mức, thường xuyên làm việc muộn, nhịn đại tiện, giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn,…
Triệu chứng trĩ ngoại tắc mạch
Bệnh trĩ ngoại tắc mạch khiến cho bệnh nhân gặp nhiều đau đớn căn cứ theo độ sưng phồng của búi trĩ. Đó là những cơn đau buốt gia tăng mức độ theo từng ngày. Sau đó bệnh nhân sẽ thấy trên bề mặt có mảng hoại tử khô. Diện tích cục máu đông và vùng hoại tử sẽ được loại bỏ cùng với triệu chứng chảy máu. Bạn có thể nhận biết qua một vài dấu hiệu điển hình sau:
- Người bệnh sẽ thấy các cơn đau dữ dội xuất hiện kéo dài trong khoảng 4 – 6 ngày đầu tại khu vực hậu môn.
- Cảm giác đi đại tiện khó khăn, buồn đi đại tiện nhưng mà lại không đi được
- Tắc mạch trĩ làm cho bệnh nhân di chuyển khó khăn vì phần cơ vòng ở hậu môn đã khép nhỏ lại.
- Khu vực hậu môn hình thành hiện tượng chảy dịch, chảy máu hoặc hoại tử hậu môn. do những cục máu đông này sẽ vỡ ra gây sưng đau làm bệnh nhân bị nhiễm trùng, lở loét và thậm chí hậu môn còn bị hoại tử. Bên cạnh đó người bệnh còn cảm thấy trong ống hậu môn của mình có vật lạ nào đó.
- Trường hợp bệnh trĩ ngoại tắc mạch làm chảy máu nhiều còn khiến cho cơ thể thiếu máu dẫn đến đau đầu, chóng mặt, hoa mắt và tâm trạng không được thoải mái.
Hướng điều trị và phòng ngừa trĩ ngoại tắc mạch
Với những ai đang mắc phải bệnh trĩ ngoại tắc mạch thì các dấu hiệu như đã đề cập sẽ ngày càng gia tăng nhiều hơn. Chính vì vậy các biện pháp can thiệp chữa trị cần phải thực hiện càng sớm càng tốt. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, sức khỏe và tình trạng bệnh nhân thì bác sĩ sẽ tư vấn hướng khắc phục phù hợp nhất. Cụ thể gồm:
Điều trị nội khoa giai đoạn nhẹ
Nếu như người bệnh mắc trĩ ngoại tắc mạch giai đoạn khởi phát hoặc chỉ mới hình thành thì các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp chữa trị nội khoa bằng cách chỉ định dùng một số loại thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc kháng sinh, chống táo bón hoặc chống phù nề,… Trong quá trình dùng các loại thuốc này thì người bệnh có thể áp dụng theo dạng uống hoặc thuốc bôi. Kết hợp với đó là cần phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống lành mạnh và đủ chất.
Điều trị ngoại khoa giai đoạn nặng
Đối với trường hợp bệnh đã tiến triển nặng rồi thì việc sử dụng các nhóm thuốc trên gần như không mang đến hiệu quả nữa. Thay vào đó bác sĩ sẽ chỉ định làm phẫu thuật để loại bỏ hết cục máu đông tại hậu môn. Nhưng trước khi thực hiện thì người bệnh phải chữa trị nhiễm trùng trước.
Hiện nay có khá nhiều cách thức phẫu thuật chữa tắc mạch trĩ ngoại khác nhau và một trong các biện pháp phổ biến, được đánh giá cao nhất chính là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu bằng sóng cao tần HCPT hiện đại, hạn chế xâm lấn, ít đau, ít chảy máu và quan trọng là bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh chóng. Ngoài ra còn không làm ảnh hưởng xấu đến những khu vực da bên cạnh và không ảnh hưởng quá nhiều đến thẩm mỹ.
Tuy nhiên dù có lựa chọn cách thức khắc phục nào đi chăng nữa thì người bệnh cũng phải tuân thủ tuyệt đối theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Tránh bỏ dở giữa chừng hay thay đổi phác đồ chữa trị.
Phòng ngừa bệnh trĩ ngoại tắc mạch hiệu quả
Bệnh dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau nên việc chữa trị cần được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao. Thêm vào đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất thì mỗi người cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa bệnh như sau:
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng, tránh sử dụng các chất kích thích có hại, đồ uống có cồn, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ mà hãy bù nước, bổ sung rau xanh cùng trái cây.
- Để phòng tránh trĩ ngoại tắc mạch thường xuyên luyện tập các bài thể dục thể thao để hỗ trợ cải thiện nhu động ruột cũng như chức năng của hệ tiêu hóa.
- Hạn chế những hoạt động khiến búi trĩ bị tăng áp lực như lao động mạnh, khuân vác hãy ngồi lâu một chỗ.
- Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường tại hậu môn thì cần đi thăm khám ngay để được tư vấn cách khắc phục hiệu quả.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, không quan hệ đường hậu môn.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ chi tiết nhất về trĩ ngoại tắc mạch mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Mong rằng bài viết đã mang đến những kiến thức hữu ích nhất. Đây là căn bệnh mang đến nhiều biến chứng nặng nề nên bạn cần phải chủ động đi thăm khám định kỳ để được phát hiện và chữa trị sớm. Xin trân trọng cảm ơn!