Thuốc ho PH là siro đặc trị ho sản xuất bởi công ty dược Phúc Hưng. Sản phẩm hiện có mặt ở hầu hết các hiệu thuốc và đang được đánh giá lá bán chạy nhất hiện nay. Siro ho PH bào chế từ các thảo dược có nguồn gốc tự nhiên giúp tiêu đờm, bổ phổi, trị ho khan, viêm họng, ho dai dẳng lâu ngày hiệu quả. Cùng chúng tôi điểm qua một số thông tin cùng những lưu ý khi dùng thuốc ho PH qua bài viết dưới đây.
Thông tin chung về thuốc ho PH
Nguồn gốc xuất xứ
PH là thuốc ho của người Việt, được nghiên cứu, điều chế và sản xuất bởi công ty Đông dược Phúc Hưng. Đây là một trong những thương hiệu có tên tuổi hàng đầu trong việc ứng dụng hiệu quả các bài thuốc cổ truyền của dân tộc.
Ngoài ra, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của người bệnh, công ty còn cho ra đời các dòng sản phẩm khác như đại tràng hoàn PH, thuốc hen PH và thuốc long huyết PH.
Thành phần
Thuốc trị ho PH được bào chế từ các loại thảo dược quý trong tự nhiên, cụ thể như sau:
- Ma hoàng: Loại cây có thành phần chính là ephedrin với khả năng làm giãn phế quản, hạn chế tình trạng co thắt phế quản dẫn tới khó thở, tăng cường miễn dịch và tăng kích thích vào hệ thần kinh trung ương giúp tăng khả năng hô hấp. Đồng thời, chúng cũng giúp kích thích hệ bài tiết và thông tiểu tiện.
- Bối mẫu: Trong Đông y, bối mẫu được xem là thảo dược có tính mát, vị hơi đắng. Khi vào cơ thể chúng có khả năng tiêu đờm, điều trị tình trạng viêm sưng, sốt, ho có đờm, ho khan, viêm sưng hạch, áp xe phổi, vú, viêm phế quản, viêm cơ dạng mủ,…
- Mạch môn: Mạch môn được xem là một trong những vị thuốc trị ho, long đờm thông dụng với tính hàn, vị ngọt, hơi đắng. Các bài thuốc từ mạch môn có tác dụng bổ phế, chỉ ho, thanh tâm, chữa lao phổi, ho ra máu, thổi huyết, khô rát miệng. Ngoài ra, chúng còn được dùng là thuốc trị tình trạng thiếu sữa, lợi tiểu tiện.
- Hạnh nhân: Là vị thuốc có vị ngọt, tính bình, không độc, hạnh nhân có tác dụng điều trị hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, ho do sốt, táo bón.
- Cam thảo: Một trong những thành phần của thuốc ho PH, rễ của cây cam thảo được sử dụng nhằm điều trị tình trạng ho, có đờm, thông thoáng đường thở và làm dịu niêm mạc cổ họng. Đồng thời, chúng còn giúp giảm kích ứng, viêm sưng họng cho trẻ nhỏ.
- Trần bì: Theo y học cổ truyền, trần bì là vị thuốc có tính ôn, vị cay, hơi đắng, hương thơm nhẹ. Chúng được sử dụng nhằm bồi bổ tỳ vị, điều trị tình trạng ho, đờm, buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy, thiếu máu,…vô cùng tốt.
- Cát cánh: Trong Đông y ghi chép rằng cát cánh là cây thuốc có tính ôn cùng vị cay, đắng. Được dùng nhằm mục đích trừ ho, tiêu đờm, tăng cường các hoạt động lưu thông ở phổi. Đồng thời, cát cánh còn giúp trị hôi miệng, cam răng.
- Bạch quả: Bạch quả có tính ấm, vị cay và ít độc. Dân gian thường sử dụng bạch quả làm thuốc chữa chứng hen suyễn, phế nhiệt do ho suyễn, trị ho, đờm nhiều, huyết trắng. Hơn thế, chúng còn được ứng dụng vào các bài thuốc trị ho lâu ngày, ho do lao phổi, bệnh viêm phế quản mạn tính, đau đầu, chóng mặt.
- Ngoài ra, siro ho PH còn chứa một lượng vừa đủ các tá dược khác cùng Natri benzoat, Ethanol 96% và đường kính.
Chỉ định thuốc ho PH
Với tác dụng bổ phổi, chỉ khái, tiêu đờm, thuốc thường được chỉ định dùng cho người bị:
- Viêm họng
- Viêm phế quản
- Ho khan
- Ho có đờm
- Ho gió
- Ho dai dẳng lâu ngày không khỏi.
Hướng dẫn sử dụng thuốc ho PH
Do được bào chế dưới dạng siro nên thuốc sẽ sử dụng ở dạng uống trực tiếp. Bạn có thể dùng thêm một chút nước lọc sau khi uống siro để giảm độ ngọt và tráng miệng.
Theo các chuyên gia, chỉ nên dùng siro ho PH từ 2-3 lần/ngày, và với mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có liều dùng không giống nhau, cụ thể như sau:
- Trẻ nhỏ từ 2-6 tuổi: Mỗi lần chỉ uống khoảng 10ml tương đương 2 thìa cà phê siro.
- Trẻ độ từ 7-14 tuổi: Mỗi lần nên uống 15ml tương đương 3 thìa cà phê siro.
- Người lớn : Sử dụng 20ml tương đương khoảng 4 thìa cà phê thuốc cho mỗi lần uống.
Tuy nhiên, trên đây chỉ là liều dùng có độ phổ thông nhất mà bạn có thể tham khảo, không nên áp dụng cho mọi trường hợp bệnh nhân. Bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá kỹ lưỡng mức độ bệnh hiện tại, từ đó sẽ đưa ra liều lượng sử dụng thuốc ho PH phù hợp nhất.
>>> Xem thêm: Thuốc Atussin là thuốc gì? Thành phần, công dụng, liều dùng và một số lưu ý
Những lưu ý khi dùng thuốc ho PH
Để quá trình sử dụng thuốc ho PH đạt được tác dụng tốt nhất, bạn nên chú ý đến một số điểm sau:
- Việc điều trị ho bằng thuốc PH sẽ có hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Chính vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
- Không dùng siro ho PH cho các đối tượng đang điều trị bệnh tiểu đường và thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú.
- Trong quá trình dùng thuốc, nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy ngưng sử dụng thuốc và đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng, không lạm dụng thuốc quá liều hoặc uống sai cách gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và giảm hiệu quả điều trị.
- Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh độ ẩm quá cao hoặc để trực tiếp dưới ánh mặt trời. Đồng thời, cần vặn chặt nắp lọ thuốc sau khi sử dụng.
- Không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng bởi lúc này các thành phần trong thuốc đã bị biến đổi, không đem lại tác dụng như trước, hoặc thậm chí còn có nguy cơ sinh ra các chất độc hại cho cơ thể.
Trên đây là một số thông tin bổ ích về thuốc ho PH mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần, công dụng cùng những chú ý khi dùng sản phẩm trên. Ngoài ra, để bệnh được điều trị dứt điểm, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chi tiết. Chúc bạn luôn vui khoẻ!