Viêm phế quản là bệnh lý thường gặp, dễ điều trị và không đáng lo ngại đối với người bình thường. Tuy nhiên, đối với bà bầu thì viêm phế quản có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về bệnh ở bà bầu cũng như cách phòng tránh và điều trị khoa học nhất.
Bà bầu bị viêm phế quản có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Bà bầu thường có nguy cơ cao mắc bệnh hơn so với người bình thường. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi nội tiết tố khiến sức đề kháng suy giảm, cơ thể dễ nhạy cảm hơn với những thay đổi từ môi trường. Tùy vào tình trạng bệnh lý và phương pháp điều trị mà mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi sẽ khác nhau. Khi mắc bệnh, mẹ và thai nhi có nguy cơ đối mặt với những vấn đề như:
Sảy thai
Bệnh viêm phế quản khiến việc hô hấp của người mẹ chịu ảnh hưởng rất nhiều. Nếu mẹ thường xuyên bị khó thở sẽ khiến thai nhi bị thiếu oxy, sức khỏe và thể trạng giảm sút nhanh chóng, tăng nguy cơ sảy thai cao. Theo thống kê, có khoảng 10% người bệnh sảy thai. Đặc biệt, bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ mắc bệnh thì nguy cơ sảy thai sẽ cao hơn.
Tăng nguy cơ sinh non
Ngoài sảy thai, bà bầu cũng có thể gặp tình trạng sinh non khi mắc bệnh. Người mẹ sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm như: trẻ sinh non, nhẹ cân, thai dị dạng, tiểu đường thai kỳ,…
Bên cạnh đó, bệnh kèm theo những cơn ho dai dẳng sẽ kích thích tử cung có thắt làm động thai nhi dẫn đến sinh sớm hơn so với dự định. Trẻ sau khi sinh ra cũng ốm yếu, dễ ốm bệnh hơn so với những người bình thường.
Thai chậm phát triển
Bà bầu bị viêm phế quản thường sẽ có cảm giác chán ăn, người mệt mỏi, thiếu sức sống. Điều này khiến cho thai nhi không hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất cần thiết, suy nhược và chậm phát triển.
Bệnh trong thời gian dài khiến mẹ sụt cân. Thiếu dưỡng chất còn dẫn đến các hệ lụy như: Dị tật bẩm sinh, sinh non, thai chết lưu, trẻ chậm phát triển,…
Bị viêm phế quản khi mang thai phải làm sao?
Điều trị dùng thuốc
Dùng thuốc điều trị bệnh ở bà bầu cần được sự cho phép và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý sử dụng thuốc trong thai kỳ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó lường.
Các loại thuốc kháng sinh không tốt cho sức khỏe thai kỳ, đó là: amoxicillin, clindamycin, ampicillin, penicillin, erythromycin, nitrofurantoin.
Không dùng các thuốc kháng sinh trong nhóm tetracycline như: minocycline, doxycycline. Các dòng thuốc này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể của bé, cụ thể là làm đổi màu răng bé.
Các dòng thuốc kháng sinh như sulfamethoxazole và trimethoprim sẽ tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh.
Lưu ý, các loại thuốc kháng sinh không phải lúc nào cũng có hiệu quả với bệnh viêm phế quản. Khi sử dụng, người mẹ cần đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và kê đơn phù hợp.
Áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà
Dùng nước muối sinh lý
Bà bầu có thể sử dụng nước muối sinh lý, nước muối loãng để đỡ ngạt mũi. Khi nhỏ nước muối, bạn nghiêng một góc khoảng 45 độ, đưa nước muối vào một bên mũi, nước muối sẽ làm loãng dịch đờm và chảy ra theo cánh mũi bên kia. Thực hiện phương pháp này khoảng từ 3 – 4 lần trong một ngày.
Bài thuốc từ chanh và mật ong chữa viêm phế quản ở bà bầu
Chanh và mật ong có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh. Vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy, bạn có thể pha loãng 1 ly nước chanh mật ong ấm và uống vào trước bữa ăn. Hàm lượng vitamin C trong chanh cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.
Giữ ấm cơ thể
Trong thời gian thai kỳ, người mẹ thường cảm thấy nóng bức nên hay mặc phong phanh. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến mẹ dễ bị nhiễm lạnh và viêm họng hơn. Bà bầu cần chú ý giữ đủ ấm, nhất là các vùng như: bụng, cổ, ngực, tay, chân,…
Tránh đồ ăn cay, nóng
Đồ ăn cay nóng sẽ gây kích thích niêm mạc vòm họng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm kèm theo những cơn ho dai dẳng. Do đó, mẹ bầu cận hạn chế tối đa các thức ăn này. Ngoài ra, các đồ uống có cồn, nước ngọt, đồ uống có gas cũng nên kiêng trong thai kỳ.
Lưu ý cho bà bầu khi bị viêm phế quản
Để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, bà bầu nên hạn chế tối đa các loại thuốc kháng sinh. Các dòng thuốc này sẽ khiến thai nhi phát triển không bình thường, dị dạng, sinh non,…
Ngoài ra, mẹ bầu nên chú ý vệ sinh nhà cửa gọn gàng, giữ môi trường thông thoáng, đầy đủ khí oxy. Sử dụng xà phòng để vệ sinh tay, tắm rửa sạch sẽ, giữ cho đồ vật trong nhà đảm bảo vệ sinh để ngăn các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.
Trong thời gian thai kỳ, người mẹ cần tránh xa những môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, khói bụi, phấn hoa, các chất độc hại,… để giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện tích cực hơn.
Khi xuất hiện cơ ho, người mẹ cần tìm cách ngắt cơn ho. Những cơ ho kéo dài có thể dẫn đến tình trạng ho mãn tính, nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến co thắt tử cung, tăng nguy cơ sinh non, chết thai, thai nhi yếu ớt,…
Đối với tình trạngbệnh nặng, bà bầu cần đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và thăm khám kịp thời. Việc tự ý sử dụng thuốc không kê đơn sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm khó lường.
Bệnh lý viêm phế quản ở bà bầu tưởng đơn giản nhưng lại tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm đối với cả mẹ và bé. Việc phòng tránh và điều trị hiệu quả nhất chính là bạn cần duy trì một thói quen sống lành mạnh, khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất và tập luyện thể dục, thể thao phù hợp.