Axit dạ dày là một trong những khái niệm khá quen thuộc khi nhắc tới những căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người vẫn chưa biết đến khái niệm này. Vậy khái niệm nay như thế nào hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Axit dạ dày là gì?
Axit dạ dày là một loại axit clohidric có vai trò giúp trao đổi chất trong bao tử và được sản xuất bởi các tế bào oxyntic. Quá trình sản xuất ra axit dạ dày cũng được điều khiển bởi hệ thống thần kinh và một số hormone. Để kích thích hệ thống thần kinh sản xuất ra axit sẽ được thông qua dây thần kinh phế vị và các hormone gastrin.
Quá trình sản xuất ra axit dạ dày sẽ phải trải qua 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn Cephalic: Giai đoạn này có khoảng 30% lượng dịch axit bao tử được sản xuất ra được kích thích bởi mùi vị của thức ăn.
- Giai đoạn dạ dày: Ở giai đoạn này có khoảng 60% lượng dịch axit được tiết ra, quá trình này xảy ra do được kích thích bởi sự co bóp của bảo tử và các amin trong thức ăn.
- Giai đoạn ruột: Giai đoạn này sẽ có khoảng 10% lượng dịch axit được tiết ra khi thức ăn đã được chuyển xuống ruột non.
Theo một số nghiên cứu khoa học cho biết, nồng độ axit ở bao tử thường ở mức từ 0,0001 tới 0,001 mol/l và độ ph vào khoảng 3 và 4. Việc duy trì 2 yếu tố này ở mức cân bằng sẽ giúp cho hệ thống tiêu hóa vận động tốt nhất và tránh được những bệnh lý nguy hiểm.
Ngoài ra khi 2 yếu tố này có sự chênh lệch sẽ dẫn tới việc thừa, thiếu axit và làm ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa và sức khỏe.
Xem thêm: Bệnh đau dạ dày là gì? Vị trí, nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Axit trong dạ dày là axit gì, mạnh cỡ nào?
Như đã nói ở trên thì axit dạ dày là loại axit clohydric (HCL) rất đậm đặc trong bao tử. Loại axit này khi xuất hiện quá mức sẽ làm ảnh hưởng tới các mô tế bào. Do có đặc tính mạnh để làm phân hủy thức ăn và giúp cho quá trình tiêu hóa được tốt hơn.
Axit dạ dày mạnh tới nỗi có thể làm thức ăn bị tiêu biến kể cả những loại thức ăn khô và cứng. Chính vì vậy, khi bao tử không có chứa thức ăn thì lượng axit này sẽ hoạt động rất mạnh làm cho các lớp niêm mạc bao tử bị bào mòn và gây ra những cơn đau khó chịu.
Ngoài ra, axit trong bao tử chính là tác nhân gây ra nhiều triệu chứng bệnh về đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm có thể làm ảnh hưởng xấu tới sự xấu tới sự hấp thụ chất dinh dưỡng và sức khỏe của người bệnh.
Để không làm lượng axit trong bao tử ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa thì các bạn cần phải bổ sung đầy đủ thức ăn cho cơ thể và không để dạ dày bị trống.
Biểu hiện dư axit dạ dày
Dư thừa axit dạ dày là tình trạng axit tiết ra nhiều hơn so với mức bình thường. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sử dụng những loại đồ uống như bia, rượu, thường xuyên bị căng thẳng hoặc ăn uống một cách bất thường.
Dưới đây là một số biểu hiện của tình trạng này như:
- Thường xuyên có cảm giác đầy hơi chướng bụng kèm theo tình trạng sôi bụng.
- Hay bị ợ chua, ợ hơi kéo dài trong miệng.
- Nước tiểu của người mắc có màu sẫm.
- Hệ thống tiêu hóa bắt đầu có hiện tượng rối loạn có thể là táo báo hoặc bị tiêu chảy kéo dài.
- Khi làm việc khó có thể tập trung, tâm trang lúc nào cũng mệt mỏi và hệ thống thần kinh cũng bị căng thẳng theo.
Tình trạng dư thừa axit dạ dày sẽ có thể khiến bạn mắc phải một số căn bệnh liên quan đến tiêu hóa như trào ngược. Khi lượng axit quá nhiều sẽ làm cho niêm mạc của bao tử bị bào mòn gây ra tình trạng viêm loét thậm chí là chảy máu bao tử.
Để giảm thiểu tình trạng này bạn cần phải giảm thiểu các nguyên nhân chính gây bệnh như điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ sinh hoạt hàng ngày một cách tốt nhất. Hoạt động của hệ thống tiêu hóa trở nên tốt khi lượng axit không quá nhiều và không quá ít chỉ ở mức cân bằng.
Thực phẩm giảm axit dạ dày
Để làm giảm đi lượng axit đang bị dư thừa người bệnh có thể sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn hoặc có thể sử dụng những loại thực phẩm có tác dụng giảm lượng axit dạ dày đi. Điều này vừa tốt cho sức khỏe lại giảm được tình trạng dư thừa axit trong bao tử rất tốt. Dưới đây là một vài thực phẩm có tác dụng giảm lượng axit bao tử một cách hiệu quả:
- Tỏi: Trong tỏi có chứa nhiều allicin, đây là hoạt chất có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn cực kỳ hiệu quả, trong mỗi bữa ăn bạn có thể sử dụng khoảng 2 nhánh tỏi nhỏ để giúp cho lượng axit được trung hòa một cách tốt nhất.
- Mùi tây: Đây là loại thực phẩm có tác dụng giảm tình trạng dư thừa axit một cách hiệu quả. Thực phẩm này cũng có tác dụng trong điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến tiêu hóa.
- Nghệ: Nghệ cũng là loại thực phẩm có tác dụng giúp giảm lượng axit và tiêu diệt vi khuẩn có hại đồng thời bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của axit.
- Dầu thực vật: Trong dầu thực vật có chứa nhiều omega 3 giúp trung hòa axit và giảm lượng axit bị dư thừa rất tốt.
- Chuối: trong chuối có nhiều hoạt chất kiềm giúp giảm lượng axit rất tốt.
- Mật ong: Trong mật ong có chứa nhiều vitamin C, E, kali sẽ giúp trung hòa độ PH trong bao tử. Để làm giảm đi lượng axit người bệnh có thể uống một thìa mật ong hoặc pha với nước để uống.
Thuốc trung hòa axit dạ dày
Ngoài những loại thực phẩm ở trên người bệnh có thể sử dụng thuốc để giúp trung hòa và giảm lượng axit trong bao tử. Dưới đây là một số nhóm thuốc có tác dụng trung hòa axit dạ dày được nhiều bác sĩ sử dụng cho người bệnh.
- Nhóm thuốc antacid: Đây là nhóm thuốc có tính kiềm nhẹ có tác dụng giảm lượng axit trong bảo tử khi tiếp xúc. Loại thuốc đặc trưng của nhóm này là Magie Hydroxyd, loại thuốc này được bào chế dưới dạng bột trắng.
- Nhóm thuốc kháng histamin: Đây là nhóm thuốc hoạt động dựa vào cơ chế kháng thụ thể histamin do dạ dày sản xuất ra. Thuốc giúp giảm quá trình tiết axit trong dạ dày và đông thời trung hòa nồng độ PH rất tốt.
- Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Đây là nhóm thuốc có tác động kích thích sản sinh ra chất nhầy cho niêm mạc và hạn chế sự tác động của axit tới bề mặt dạ dày.
- Nhóm thuốc ức chế Proton: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm đi lượng axit trong bao tử đang bị dư thừa đồng thời làm ức chế quá trình bơm proton và làm lành các mô thực quả. Có 2 loại thuốc được sử dụng trong nhóm này là Esomeprazole và thuốc Omeprazole, 2 loại thuốc này sẽ hỗ trợ và điều trị các triệu chứng bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa và giảm đi các triệu chứng của bệnh trào ngược axit bao tử hiệu quả.
Hy vọng với những thông tin ở trên có thể giúp bạn đọc hiểu hơn tới vấn đề “axit dạ dày là gì” cũng như những loại thực phẩm và thuốc có tác dụng giảm lượng axit trong bao tử đang bị dư thừa hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới bài viết trên.