Sữa là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho con người. Nhưng nhiều người cũng thắc mắc đau dạ dày ăn sữa chua được không, nên uống sữa tươi hay sữa bột tốt? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên.
Đau dạ dày ăn sữa chua được không?
Sữa chua là một sản phẩm được lên men từ sữa bằng cách sử dụng một hoặc nhiều loại vi khuẩn đặc biệt, phổ biến là vi khuẩn họ Lactobacillus hoặc Enterococcus. Trong sữa chua có nhiều thành phần dưỡng chất như: calo, chất béo, protein, canxi, chất béo bão hòa,… giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Sữa chua cũng giúp kích thích sản sinh ra các vi khuẩn có lợi mang đến khả năng cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột và dạ dày.
Theo các chuyên gia, trong sữa chua có nồng độ axit nhẹ nên người bị bệnh có thể sử dụng sữa chua bình thường. Sữa chua không gây kích ứng dạ dày, không dẫn đến các tổn thương như viêm loét dạ dày hoặc khiến tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, quá trình lên men của sữa chua cũng tạo ra enzym proteaza, có khả năng thủy phân protein thành các loại axit amin tự do, dễ hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Sữa chua cũng được chứng minh có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ, ngăn ngừa và cải thiện bệnh tiêu chảy hiệu quả.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa chua khác nhau đến từ nhiều nhà sản xuất. Do đó, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau khi mua sữa chua:
- Không lựa chọn các sản phẩm có thành phần đường, màu tổng hợp, hương liệu hay chất bảo quản
- Sản phẩm có thành phần vitamin và canxi với hàm lượng cao
- Tránh các loại sữa chua có chất phụ gia
- Nên mua những loại sữa chua có nhiều vi khuẩn sống
Bên cạnh đó, người bệnh dạ dày chỉ nên ăn 3 – 4 hộp sữa chua mỗi tuần, ăn khi no, chú ý không nên làm nóng sữa chua để tốt cho dạ dày.
Xem thêm: Người bị đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì vào các buổi trong ngày?
Đau dạ dày có nên uống sữa bột không?
Các chuyên gia cho rằng, người đau dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng sữa bột. Đây là loại sữa dạng khô, mặc dù đã được chế biến qua nhiều công đoạn, nhưng sữa bột vẫn đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Sữa bột có tới 21 loại amino acid tiêu chuẩn (thành phần chính của protein) và có hàm lượng vitamin và khoáng hòa tan cao, tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng sữa bột với một lưu lượng phù hợp, không nên dùng quá nhiều vì có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, người bệnh đau dạ dày nên lựa chọn những thương hiệu sữa uy tín để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong quá trình sử dụng, bạn cũng không nên pha quá loãng hoặc quá đặc vì có thể làm giảm hàm lượng dinh dưỡng và khả năng hấp thu của cơ thể kém hơn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên pha sữa ở nhiệt độ 30 – 35 độ C để tốt nhất cho dạ dày. Người bệnh cũng không nên uống quá nhiều sữa bột vì sẽ gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của dạ dày.
Đau dạ dày có nên uống sữa tươi không?
Sữa tươi là một thực phẩm thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, giúp xương tăng trưởng và chắc khỏe. Trong sữa tươi có lượng đạm vô cùng giàu có, thêm vào đó là nguồn khoáng chất, vitamin giúp cơ thể dễ hấp thu. Trong trường hợp bị đau dạ dày, uống sữa tươi là cách bổ sung dinh dưỡng mà dạ dày hấp thụ tốt nhất, đồng thời củng cố lại lượng axit lactic thiếu hụt. Bên cạnh đó, lượng chất béo dồi dào trong sữa tươi cũng giúp trung hòa lượng axit trong dịch vị, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày. Do đó, những người bị dạ dày nói chung đều có thể sử dụng sữa tươi hàng ngày, nhưng chú ý nên uống với một liều lượng phù hợp. Nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo tránh uống sữa khi đói bụng sẽ dẫn đến tình trạng cồn cào trong ruột.
Đau dạ dày có uống sữa milo được không?
Sữa milo là thương hiệu được định vị hỗ trợ cho quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Sữa milo là thức uống từ lúa mạch với sự kết hợp hoàn hảo từ những hương vị độc đáo của cacao, là nguồn dưỡng chất giàu chất dinh dưỡng đặc biệt là giàu đạm, chất dinh dưỡng từ sữa, mầm lúa mạch nguyên cám, vitamin, khoáng chất. Sữa mang đến tác dụng bổ sung canxi, vitamin và khoáng chất.
Với chiết xuất từ lúa mạch loại sữa này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải phóng năng lượng, tăng cường chức năng hệ xương, hỗ tăng cường chức năng cơ và xương, hỗ trợ tích cực các hoạt động trí tuệ của trẻ. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ cao có trong lúa mạch được đánh giá rất tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế các cơn đau dạ dày hiệu quả.
Đau dạ dày có nên uống sữa ông thọ?
Hàm lượng protein có trong sữa ông Thọ có thể bao bọc và bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó giúp giảm sự tác động của axit lên thành mạch gây viêm loét. Vì vậy, mỗi ngày bạn có thể sử dụng một cốc sữa ông thọ ấm, tình trạng bệnh dạ dày sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên do lượng đường và chất béo trong sữa ông thọ khá cao, vì thế nên những người béo phì, tiểu đường không nên sử dụng loại thực phẩm này.
Đau dạ dày có nên uống sữa bò?
Câu trả lời là có, bởi hàm lượng dinh dưỡng trong sữa bò tươi được đánh giá khá cao so với sữa thông thường. Tuy nhiên, không nên sử dụng loại sữa này quá nhiều vì có thể gây lạnh bụng, khó tiêu.
Người đau dạ dày nên uống sữa gì?
Bên cạnh các loại sữa trên, người bệnh đau bao tử nên bổ sung các loại sữa hạt, sữa có nguồn gốc thực vật.
Đau dạ dày uống trà sữa được không?
Thành phần chính của trà sữa là trà, sữa và trân châu, đây là món đồ uống yêu thích của nhiều người trẻ. Trên thực tế, cho đến nay, chưa có bài nghiên cứu cụ thể nào cho thấy mối nguy hại đến từ loại sản phẩm này với người bị bệnh tiêu hóa. Tuy nhiên, trong trà sữa có một số chất gây khó tiêu, do đó, người bệnh dạ dày nên hạn chế uống trà sữa để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Đau dạ dày uống sữa Ensure được không?
Thành phần của sữa Ensure gồm vitamin, protein, khoáng chất,… giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và không hề gây hại cho dạ dày. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày chỉ nên uống sữa Ensure dạng bột. Tuyệt đối không uống sữa Ensure khi đói bởi có thể hình thành ổ viêm loét hoặc các cơn đau.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề đau dạ dày ăn sữa chua được không, nên uống sữa tươi hay sữa bột tốt? Mặc dù các loại sữa tốt cho sức khỏe, tuy nhiên người bệnh cần lưu ý sử dụng với một lưu lượng phù hợp để không làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.