Đau bụng sau khi ăn là tình trạng đang rất phổ biến hiện nay mà ai cũng có nguy cơ mắc phải. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy đau bụng sau khi ăn là bệnh gì thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Đau bụng sau khi ăn có phải bị bệnh không?
Đau bụng sau khi ăn là tình trạng phổ biến hiện nay mà bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải. Đây được coi là tình trạng sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng này diễn ra một cách liên tục và thường xuyên có thể do chế độ ăn uống không hợp lý gây ra các cơn đau dạ dày như:
Đau bụng khi ăn cay
Ăn cay là thói quen của nhiều người, ăn đồ ăn có vị cay sẽ giúp cho món ăn trở nên ngon hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi ăn cay xong có dấu hiệu bị đau bụng hoặc gặp một số vấn đề về hệ thống tiêu hóa.
Hoạt chất có trong đồ ăn cay là Capsaicin, hoạt chất này sau khi vào cơ thể sẽ tiếp xúc trực tiếp tới niêm mạc dạ dày gây ra cảm giác đau và rát. Đây chính là nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng sau khi ăn đồ ăn cay.
Tùy vào từng cơ địa của mỗi người mà có triệu chứng đau khác nhau, có người cay xong không có biểu hiện gì, có người lại bị đau bụng kèm theo đi ngoài. Nhưng đa phần, những người ăn cay được do có đường ruột tốt thì việc ăn cay lâu ngày cũng làm ảnh hưởng tới ruột.
Tình trạng đau bụng tạm thời khi ăn cay không quá nguy hiểm tới tính mạng, nhưng để lâu sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia y tế khuyên nếu gặp các tình trạng về sức khỏe khi ăn đồ cay thì cần phải hạn chế tối đa không nên sử dụng.
Đau bụng khi ăn hải sản
Hải sản là một trong những loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bị đau bụng khi ăn hải sản hoặc gặp một số triệu chứng khác. Phần lớn nguyên nhân gây ra tình trạng này là do không thích ứng được với hải sản hoặc có thể do hải sản không được chế biến sạch gây ra đau bụng.
Hầu hết đồ ăn hải sản đều có chứa vi khuẩn vibrio para haemolyticus, loại vi khuẩn này có thể gây ra nhiều triệu chứng bệnh lý như đau bụng, tiêu chảy.
Việc chế biến hải sản không đảm bảo sẽ khiến cho loại vi khuẩn này có thể sinh sôi nhanh chóng. Chính vì vậy, những món ăn hải sản cần phải được vệ sinh và chế biến kỹ để vi khuẩn bị tiêu diệt hết.
Để hạn chế tình trạng đau bụng sau khi ăn hải sản bạn có thể sử dụng một số cách như dùng gừng hoặc mật ong. Ngoài ra, trường hợp bạn áp dụng phương pháp mà cơn đau bụng không giảm thì cần phải đến bệnh viện để điều trị.
Đau bụng khi ăn đồ ngọt
Đồ ngọt hay những loại thực phẩm có chứa nhiều đường là loại thực phẩm tốt cho hệ thống tiêu hóa. Nhưng một số trường hợp sau khi ăn đồ ngọt vào có biểu hiện đau bụng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng khi ăn đồ ngọt có thể là do thành phần có trong đồ ăn ngọt gây kích ứng tới niêm mạc của dạ dày gây ra các cơn đau khó chịu.
Ngoài ra, tình trạng đau bụng khi ăn đồ ngọt có thể do bạn ăn vào lúc đói, khi đường có trong đồ ngọt vào dạ dày sẽ khiến cho dạ dày tiết ra nhiều hoạt chất để co bóp và gây ra các cơn đau khó chịu. Thông thường những cơn đau bụng khi ăn đồ ngọt có thể không kéo dài lâu và không gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đau bụng khi ăn đồ lạ
Đau bụng khi ăn đồ lạ là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Các triệu chứng này có thể cảnh báo một số bệnh lý về đường tiêu hóa như:
- Hội chứng ruột kích thích
- Rối loạn vi khuẩn trong đường ruột
- Viêm đại tràng mãn tính.
Ngoài ra, bị đau bụng khi ăn đồ lạ có thể do bạn bị ngộ độc thức ăn, đồ ăn lạ không được chế biến và bảo quản kỹ sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào. Khi người dùng ăn phải sẽ gây ra các triệu chứng đau bụng, buồn nôn cực kỳ nguy hiểm. Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng đau bụng khi ăn đồ lạ bạn cần phải hạn chế sử dụng đồ ăn lạ. Nên ăn những đồ ăn được chế biến kỹ và bảo quản sạch.
Đau bụng âm ỉ sau khi ăn sáng hoặc tối
Hiện nay, có rất nhiều người hay gặp tình trạng đau bụng âm ỉ sau khi ăn sáng hoặc tối với các dấu hiệu ở mức độ nhẹ. Tình trạng này xuất hiện sau khi ăn, chưa kịp nghỉ ngơi thì vùng bụng xuất hiện những cơn đau. Điều này cho thấy khả năng cao bạn đã mắc một số bệnh về đường tiêu hóa như:
- Trào ngược dạ dày: Bệnh này thường do axit trong dạ dày bị kích ứng gây ra các cơn đau sau khi ăn và làm cho dịch vị tiết ra trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây cảm giác nóng lồng ngực.
- Đau dạ dày: Đối với những người đã có tiền sử bị đau dạ dày thường có biểu hiện bị đau bụng trên rốn và thường bị đau sau khi ăn.
- Đại tràng co thắt: đây là bệnh lý liên quan đến cơ đại tràng bị co thắt bất thường dẫn tới đau bụng sau khi ăn.
- Không dung nạp được thực phẩm: Sau mỗi lần ăn sáng hoặc tối bạn thường có cảm giác đau bụng có thể là do phần thức ăn không được dung nạp hoặc tiêu hóa. Đây cũng được coi là hội chứng rối loạn tiêu hóa.
Chính vì vậy, khi có những biểu hiện đau bụng âm ỉ sau khi ăn sáng hoặc tối thì bạn cần phải đến ngay bệnh viện để bác sĩ khám và đứa ra hướng điều trị sớm tránh các biến chứng làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ăn gì khi bị đau bụng kinh?
Có nhiều bạn nữ thắc mắc nên ăn gì khi bị đau bụng kinh để giúp làm giảm đi các cơn đau. Theo một số chuyên gia dinh dưỡng tình trạng đau bụng kinh có thể được cải thiện nếu như được bổ sung những loại thực phẩm như:
- Chuối, kiwi: Đây là 2 loại trái cây cực kỳ có ích đối với chị em phụ nữ khi bị đau bụng kinh. Trong chuối có hàm lượng vitamin B6 có tác dụng làm giảm đau và chướng bụng khi tới ngày đèn đỏ. Trong kiwi có hoạt chất giúp tiêu hóa đạm tốt, khi kết hợp chuối và kiwi sẽ làm giảm đi các cơn đau một cách tốt nhất.
- Gừng: trong thời kỳ bị đau bụng kinh chị em phụ nữ có thể sử dụng gừng để làm giảm đi các cơn đau.
- Socola đen: Do trong thực phẩm này có chứa nhiều magie, chất xơ và nhiều hoạt chất khác giúp bổ sung lại lượng máu đã mất đồng thời giúp tăng khả năng lưu thông máu một cách dễ dàng cho cơ thể.
- Hải sản: Trong hải sản có chứa nhiều vitamin D và axit béo omega, những hoạt chất này có tác dụng làm giảm đi các cơn co bóp tử cung, đồng thời cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể. Bổ sung hải sản có thể làm giảm đi các cơn đau bụng cực kỳ hiệu quả.
- Những loại đậu: Trong đậu có chứa nhiều sắt, magie sẽ giúp bổ sung lượng máu đã mất cho chị em phụ nữ khi đến ngày đèn đỏ. Đậu cũng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động một cách tốt nhất, không phải chịu đựng những cơn đau do rối loạn tiêu hóa gây ra trong ngày đèn đỏ.
Đau bụng khi đói và sau khi ăn phải làm gì?
Tình trạng đau bụng khi đói và sau khi ăn khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân có thể dẫn tới 2 tình trạng này là:
- Nguyên nhân đau bụng khi đói: Do dạ dày thường xuyên tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn, khi cơn đau xuất hiện là do lượng dịch vị vẫn tiết ra khi bụng chưa có thức ăn nạp vào để tiêu hóa. Điều này sẽ gây ra các cơn đau bụng dữ dội. Tình trạng này thường xuất hiện vào buổi sáng sớm hoặc tối muộn.
- Nguyên nhân đau bụng sau khi ăn có thể là do bạn ăn quá nhiều khiến cho dạ dày bị quá tải và gây ra những cơn đau. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể do bạn mắc phải những căn bệnh về đường tiêu hóa gây ra.
- Để giảm thiểu tình trạng đau bụng khi đói bạn không nên để bụng quá đói, nên ăn đúng bữa, không ăn quá nhiều hoặc những loại đồ ăn chua, cay gây kích ứng dạ dày.
- Cần phải hạn chế sử dụng những loại đồ ăn, đồ uống có chứa chất kích thích hoặc những chất dễ gây kích ứng dạ dày.
- Trong quá trình ăn bạn cần phải nhai kỹ và chậm.
Với những thông tin ở trên có thể giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Đau bụng sau khi ăn là bệnh gì, phải làm sao?”. Hy vọng những thông tin này giúp bạn tìm được ra nguyên nhân gây đau bụng sau khi ăn cũng như các phương pháp khắc phục.