Phụ nữ thời điểm vừa mới sinh xong sẽ phải trải qua một giai đoạn ác mộng đó là kiêng cữ khắt khe giúp nhanh phục hồi lại sức khỏe cũng như tăng nguồn sữa cho con bú. Bên cạnh đó nhiều chị em lại phải chịu thêm những cơn đau dạ dày sau sinh khiến họ đau đầu, mệt mỏi muốn tìm cách khắc phục an toàn không ảnh hưởng xấu đến bé. Nếu bạn đang trong trường hợp này, hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để có câu trả lời nhé!
Nguyên nhân gây tình trạng đau dạ dày sau sinh
Thường thì sau khi bước hụt một chân vào cánh cửa tử thần thì thể trạng sức khỏe của phụ nữ sau sinh còn khá yếu và đôi khi có thêm cơn đau thắt ở dạ dày ập đến khiến mẹ bỉm khổ sở tìm cách chữa trị. Vậy nguyên nhân do đâu lại xuất hiện triệu chứng này? Cụ thể đau dạ dày sau sinh thường bắt nguồn bởi các nguyên nhân phổ biến sau:
- Nhiễm vi khuẩn HP: Là một tác nhân phổ biến hình thành lên các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Theo đó chúng sinh sôi và phát triển tại môi trường đậm đặc axit trong dạ dày rồi tác động gây ra viêm loét dạ dày, đại tràng.
- Trầm cảm sau sinh: Theo thống kê thì đây là triệu chứng thường gặp ở đa số các phụ nữ sau khi sinh. Chính trầm cảm cộng tâm lý căng thẳng sẽ là nguyên nhân làm cho dịch vị dạ dày tiết ra quá mức rồi hình thành lên viêm loét.
- Chế độ ăn uống kém khoa học: Sau sinh các mẹ thường giữ thói quen ăn uống và sinh hoạt không phù hợp như ăn kiêng khem, ăn qua loa, ăn quá no hay thức khuya nhiều để chăm con,… Việc tiêu thụ một lượng thức ăn chứa các thực phẩm khó tiêu, đồ cay nóng và chất béo cộng mất ngủ rất dễ hình thành đau dạ dày sau sinh.
- Thực quản co thắt: Hiện tượng này làm cho vùng giữ axit dạ dày bị suy yếu rồi từ đó hình thành lên viêm nhiễm, tình trạng trào ngược từ đó mà ra đời.
- Do sinh mổ: Nếu mẹ sức khỏe yếu không sinh thường được nên lựa chọn cách sinh mổ. Điều này làm cho ruột cộng với dạ dày kích thích rồi dẫn đến chức năng suy giảm và gây ra ức chế với dạ dày.
- Béo phì: Khi sinh xong các mẹ có dấu hiệu tăng cân đột khiến trọng lượng cơ thể tăng áp suất lên cho thành dạ dày.
- Tiền sử mắc bệnh: Trước khi mang thai hoặc trong quá trình mang thai thì người mẹ đã từng mắc bệnh về dạ dày nhưng chưa điều trị triệt để gây tác động lớn đến việc thai nhi phát triển.
Dấu hiệu đau dạ dày sau sinh cần chú ý
Mẹ bầu sau sinh mắc bệnh dạ dày cũng có dấu hiệu tượng tự như chứng đau ở vùng dạ dày thông thường của mỗi người với các biểu hiện cụ thể bao gồm:
- Buồn nôn và nôn: Theo đó trong quá trình mang thai, chị em phải đối mặt với các cơn ốm nghén mệt mỏi còn đến khi sinh nở xong thì lại xuất hiện chứng buồn nôn hay nôn do bệnh gây ra.
- Vùng thượng vị bị đau: Hầu như ai mắc bệnh sẽ đều cảm thấy mình bị đau tại vùng thượng vị. Hay nói dễ hiểu là đau xung quanh rốn và vùng mũi ức.
- Chán ăn: Sau sinh chị em phải được tẩm bổ sức khỏe, ăn uống đủ chất để cung cấp đầy đủ nguồn sức cho bé. Nhưng tại thời điểm này mẹ bỉm luôn trong tình trạng mệt mỏi vì dạ dày hoạt động kém rồi từ đó dẫn đến hiện tượng ăn không ngon miệng, chán ăn.
- Đầy bụng, khó tiêu, ợ chua và ợ hơi: Việc tiêu một lượng lớn thức ăn trong một ngày cũng khiến cho hệ tiêu hóa làm việc quá tải gây ra ứ đọng ở dạ dày. Chính lượng thức ăn dư thừa không tiêu hóa kịp đã sinh khí và lên men dễ đến tình trạng ợ chua, ợ hơi hay chướng bụng.
Cách khắc phục tình trạng đau dạ dày sau sinh
Hiện nay đang có 2 cách khắc phục tình trạng đau bao tử sau sinh cho phụ nữ đó là dùng thuốc Tây y hoặc là áp dụng một số bài thuốc theo mẹo dân gian. Tùy theo mức độ bệnh nặng nhẹ, thể trạng, cơ địa,… mà người bệnh nên lựa chọn phương pháp phù hợp.
Sử dụng thuốc chữa đau bao tử sau sinh
Thuốc Tây chữa bệnh cho phụ nữ sau sinh thường tác động xấu đến nguồn sữa mẹ. Vì thế nếu có mong muốn sử dụng thì bạn cần phải khai báo tình trạng sức khỏe của bản thân rõ ràng rồi thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để không ảnh hưởng đến sữa và con. Một số loại thuốc hay được dùng nhất gồm:
- Omeprazol: Là dòng thuốc có chức năng kháng lại axit dư thừa trong dạ dày. Nhưng bác sĩ khuyến cáo phụ nữ sau sinh và đang cho con bú không nên sử dụng thời gian quá lâu.
- Nospa: Có tác dụng giảm đau và chống co thắt dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên sản phẩm này có thể khiến mùi vị sữa mẹ bị thay đổi làm cho con bỏ bú. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.
- Cimetidine: Thuốc giúp chữa lành các vết viêm loét tại dạ dày và ruột. Đồng thời ngăn chặn đau dạ dày ở phụ nữ sau sinh tái phát trở lại.
Sử dụng bài thuốc dân gian tại nhà
Theo như khuyến cáo thì sau khi sinh phụ nữ nên hạn chế dùng thuốc tối thiểu vì sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con. Để khắc phục tình trạng này thì mẹ bỉm có thể lựa chọn một số bài thuốc nam chữa bệnh tại nhà cụ thể như sau:
- Nghệ và mật ong chữa đau dạ dày cho phụ nữ sau sinh: Hòa tan 2 thìa bột nghệ cùng 250ml nước rồi cho thêm 1 thìa mật ong nguyên chất vào khuấy đều. Và cuối cùng là uống hết hỗn hợp vừa pha.
- Nha đam: Gọt bỏ vỏ và nhựa nha đam để tránh dị ứng. Lấy phần thịt ngâm cùng muối và chanh rồi vớt ra rửa sạch cho vào máy sinh tố xay nhuyễn. Dùng thịt nha đam vừa xay hòa với 1 cốc nước ấm uống ngày 2 lần để cơn đau giảm nhanh chóng.
- Lá bạc hà: Chuẩn bị 100g lá bạc hà đã rửa sạch cho vào máy xay cùng 250ml nước ấm để xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt để uống trong ngày
Đau dạ dày sau khi sinh là một tình trạng thường gặp phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ. Do vậy ngoài việc áp dụng thuốc tân dược ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé thì các chị em cũng nên tìm kiếm các phương pháp thiên nhiên an toàn. Đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để bệnh cải thiện nhanh chóng. Chúc bạn thành công!