Vi khuẩn HP được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng đau dạ dày do viêm loét hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn là ung thư dạ dày. Chủng vi khuẩn trên đang trở nên ngày càng phổ biến và có nguy cơ lây nhiễm ở mức cao. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người bênh vẫn còn mang tâm lý chủ quan và không có biện pháp điều trị kịp thời dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Vậy vi khuẩn HP là gì và chúng có nguy hiểm không? Để giải đáp cho những thắc mắc trên, mời bạn đọc tham khảo thêm thông tin từ bài viết dưới đây.
Vi khuẩn HP là gì? Lây qua đường nào?
Vi khuẩn HP là gì?
HP là tên viết tắt của Helicobacter Pylori, chúng là chủng vi khuẩn tồn tại và phát triển ở trong dạ dày của con người. Loài vi khuẩn này có khả năng sản sinh ra chất urease gây tổn thương và phá huỷ các niêm mạc tại dạ dày tá tràng, dẫn tới tình trạng viêm loét mạn tính ở dạ dày.
Chủng HP thường sống chủ yếu ở trong môi trường acid tại dạ dày. Tại đây, chúng sẽ tiết ra nhiều enzyme urease giúp trung hòa lượng acid dịch vị ở dạ dày. Bởi acid là môi trường lý tưởng để phát triển, vậy nên những thói quen xấu như uống nhiều rượu bia, ăn các thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, các chất kích thích sẽ làm tăng nồng độ acid ở dạ dày. Đây chính là lý do khiến cho quá trình loại trừ vi khuẩn HP ngày càng trở nên khó khăn hơn.
HP không những gây ra tình trạng viêm loét tại dạ dày tá tràng mà nếu bệnh không điều trị kịp thời gây chuyển biến nặng có thể sẽ tạo ra các ổ vi khuẩn tại dạ dày. Nghiêm trọng hơn là tại giai đoạn này, khả năng cao là bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng ung thư dạ dày.
Theo một nghiên cứu lâm sàng tại Hoa kỳ nhận định, cứ trong 100 người tiến hành thực nghiệm sẽ có 1 người bị nhiễm vi khuẩn HP và có khả năng cao là bị ung thư dạ dày. Tuy rằng tỷ lệ mắc bệnh do HP là khá cao, thế nhưng hầu hết các trường hợp bệnh nhân đều không xuất hiện các triệu chứng đặc hiệu tại đường tiêu hoá.
Con đường lây nhiễm vi khuẩn HP
Các nhà khoa học cho biết, HP là loài vi khuẩn có khả năng thích nghi cao, sức sống mạnh và có thể tồn tại ở nhiều điều kiện nhiệt độ và môi trường khác nhau. Vì vậy, họ đã chia con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP thành 3 dạng chính, cụ thể như sau:
- Đường miệng – miệng: Đây được cho là con đường lây nhiễm chính của chủng HP, loài vi khuẩn trên có thể được truyền qua việc tiếp xúc dịch tiết đường tiêu hoá, nước bọt giữa những người khoẻ mạnh và người đang mắc bệnh. Nếu thường xuyên sử dụng chung đồ cá nhân như bàn chải, hay đũa, bát ăn cơm, cốc uống nước,… thì nguy cơ lây nhiễm là rất cao.
- Đường phân – miệng: Con đường thứ hai phải kế đến đó chính là đường phân – miệng, sở dĩ có nhận định trên là bởi vi khuẩn HP có thể sinh sống và tồn tại ngay cả trong các loại chất thải hệ tiêu hoá của người bệnh. Vì vậy, nếu bạn không tuân thủ việc rửa tay, sát khuẩn bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh thì rất dễ bị nhiễm loại vi khuẩn trên. HP sau khi được thoát ra môi trường bên ngoài thông qua phân sẽ có thể nhanh chóng lây lan rộng trong cộng đồng. Bên cạnh đó, thói quen thường xuyên ăn các loại đồ sống cũng có nguy nguy cơ cao bị nhiễm phải loại vi khuẩn HP này.
- Các con đường khác: Ngoài hai con đường lây bệnh chính kể trên, HP còn có thể lây lan giữa người sang người thông qua những thiết bị y tế dùng chung chưa được khử trùng sạch sẽ như dao, kéo, các dụng cụ nội soi dạ dày, tai mũi họng,… Đây chỉ là những nguyên nhân khách quan làm xuất hiện tình trạng nhiễm bệnh trong cộng đồng. Không những vậy, vi khuẩn còn có thể lây bệnh qua vật chủ trung gian như gián, ruồi, chuột,… khi chúng chạm vào thức ăn của bạn.
Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP
Hiện chưa tìm ra được nguyên nhân chính dẫn đến việc bị nhiễm loại vi khuẩn này. Tuy nhiên, các trường hợp bị nhiễm khuẩn có thế được lây lan qua đường ăn uống, từ các loại thực phẩm nhiễm bệnh, đồ ăn chưa chế biến kỹ hoặc qua nước uống, các đồ dùng sinh hoặc chung.
Tình trạng lây lan thường xuất hiện nhiều nhất ở các quốc gia hoặc cộng đồng dân cư có trình độ giáo dục thấp, các quốc gia nghèo chưa có hệ thống lọc nước đạt chuẩn, thiếu nguồn nước sạch. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị nhiễm loại vi khuẩn trên trong quá trình nói chuyện, tiếp xúc nước bọt hay các dịch tiết cơ thể khác ở cả trẻ nhỏ và người lớn.
Bên cạnh đó, có thể kể đến một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm vi khuẩn như:
- Nơi sống chật hẹp, đông dân cư.
- Nguồn nước sạch không đảm bảo.
- Điều kiện vệ sinh chưa phát triển.
- Hoặc đơn giản chỉ là bạn đang sống và sinh hoạt cùng với người bị nhiễm vi khuẩn HP.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn HP
Như đã nói ở trên, thường những người bị nhiễm khuẩn HP sẽ không có các triệu chứng nhận biết đặc hiệu cho tới khi người bệnh xuất hiện các tổn thương hay ổ loét trong dạ dày thì bạn mới nhận ra. Thời điểm này, bạn sẽ phải đối mặt với các bệnh lý nguy hiểm về dạ dày, tá tràng với các triệu chứng tương tự nhau. Chính vì thế, hơn ai hết lúc này bạn cần tới ngay cơ sở y tế để nhận được sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa. Một số dấu hiệu nhận biết của người nhiễm vi khuẩn HP bao gồm:
- Có hiện tượng đau nhẹ hoặc nóng rát tại vùng thượng vị.
- Đau tức dạ dày thường xuyên khi bụng đói, sau khi ăn tối hoặc vào ban đêm.
- Các cơn đau ở bụng thường xuất hiện âm ỉ và có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc điều trị.
- Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP có dấu hiệu hay buồn nôn, nôn khi chưa ăn gì hoặc ợ chua do tràn dịch dạ dày.
- Có biểu hiện nôn khan, chán ăn, thường xuyên nôn vào lúc sáng mới thức giấc.
- Kém ăn, chán ăn, bụng dễ bị đầy hơi hoặc bị sụt cân mà không rõ nguyên do.
- Đối với các đối tượng ở giai đoạn bệnh nặng sẽ có thể xuất hiện tình trạng thiếu máu, khó nuốt và đại tiện trong phân có lẫn máu tươi.
Nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
Nhiều người bệnh thường có tâm lý hay chủ quan, xem nhẹ bệnh và không đưa ra những đánh giá kịp thời về nguy cơ mà vi khuẩn này gây ra đối với sức khoẻ. Chính vì thế mà một khi đã bị nhiễm phải vi khuẩn HP, dạ dày của bạn không chỉ gặp tình trạng viêm loét mà chúng còn gây nên tác hại cho các cơ quan khác trong cơ thể. Cùng với đó là biến chứng gây viêm teo niêm mạc dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày.
Có rất nhiều các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng loại vi khuẩn trên có một mối liên kết mật thiết đối với việc hình thành bệnh lý ung thư dạ dày. Bởi do HP có khả năng tạo nên các ổ viêm chứa nhiều vi khuẩn, đó là môi trường thuận lợi giúp các gốc tự do và tế bào gây ung thư có khả năng hình thành, sinh sản và nhân rộng. Ung thư dạ dày được cho là bệnh lý phổ biến thứ 2 trên tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư hiện nay.
Hơn nữa, vi HP là chủng vi khuẩn có nguy cơ cao lây nhiễm trong cộng đồng nên đa số người bệnh không thể khống chế và kiểm soát được chúng. Bởi vi khuẩn HP có thể tồn tại thời gian dài trong nước bọt, khu trú ra ngoài niêm mạc dạ dày hay tại các mảng bám ở khoang miệng và răng của người bệnh.
Chính vì vậy mà có thể thấy rằng con đường lây lan của HP thường rất đa dạng, có thể là việc hôn trực tiếp hoặc thông qua ăn uống, sử dụng chung bát đũa, bàn chải cũng làm tăng nguy cơ lây bệnh. Đặc biệt, nếu trẻ nhỏ bị nhiễm vi khuẩn HP thì nguy cơ bị tái phát bệnh khi trưởng thành là rất cao và chúng có thể chuyển sang thể mạn tính.
Đối tượng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP và cách chẩn đoán
Đối tượng nhiễm vi khuẩn HP?
Phải khẳng định rằng mọi lứa tuổi, mọi đối tượng đều có thể bị nhiễm loại vi khuẩn này. Trên thế giới hiện nay, ước tính tỷ lệ dân số bị nhiễm lên đến 50%. Tuy nhiên, con số này còn phụ thuộc vào những yếu tố nguy cơ khác như vị trí địa lý, tuổi tác, thói quen sinh hoạt, tính chất công việc,…
Bên cạnh đó, trẻ nhỏ cũng là đối tượng có khả năng bị nhiễm khuẩn HP do thói quen mớm thức ăn, hôn môi,… của các bậc phụ huynh.
Phương pháp chẩn đoán vi khuẩn HP
Bởi các triệu chứng của người nhiễm HP thường không nổi bật và điển hình, vậy nên để chẩn đoán bệnh được chính xác nhất thì bạn có thể áp dụng một số phương pháp y học hiện đại được sử dụng phổ biến dưới đây:
- Biện pháp xâm lấn: Người bệnh sẽ được chỉ định tiến hành thủ thuật nội soi dạ dày, tá tràng nhằm đánh giá mức độ viêm loét hiện tại. Đồng thời, trong quá trình soi, các bác sĩ có thể bấm tế bào vùng bị loét và tiến hàng làm sinh thiết, test urease nhanh hoặc nuôi cấy để xác định bệnh.
- Biện pháp không xâm lấn: Đây là phương pháp giúp bạn có thể nhận biết việc mình có bị nhiễm hay không thông qua cách test hơi thở, xét nghiệm phân và xét nghiệm tìm kháng thể HP trong máu.
Hướng điều trị vi khuẩn HP
- Điều trị triệu chứng bệnh: Hầu hết vi khuẩn này đều có thể được tiêu diệt bới các loại thuốc kháng sinh cùng các thuốc giúp ức chế acid dịch vị dạ dày. Vậy nên các trường hợp nhiễm vi khuẩn đều được chẩn đoán là mắc viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày sẽ tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, việc dùng thuốc có thể gây nên một số phản ứng phụ như tiêu chảy, phân đen, rối loạn vị giác hay phản ứng cai rượu antabuse.
- Điều trị dự phòng: Ngoài việc sử dụng thuốc để tiêu diệt vi khuẩn, người bệnh cũng cần tuân thủ theo các nguyên tắc điều trị phòng ngừa, hỗ trợ quá trình phục hồi như kiêng đồ cay nóng, dầu mỡ, các nhóm trái cây thực phẩm giàu acid,…
Hy vọng rằng một số thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên đã phần nào giúp bạn hiểu biết hơn về vi khuẩn HP cũng như cách nhận biết chính xác tình trạng của bản thân. Ngoài ra, để được chẩn đoán chính xác hơn, bạn nên chủ độc đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và tư vấn chi tiết.