Đau dạ dày từng cơn là triệu chứng ngày càng có nhiều người mắc phải. Trên thực tế, các cơn đau này này có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm mà không phải ai cũng biết. Bạn đã bao giờ băn khoăn những cơn đau này là do đâu? Khi nào cần gặp bác sĩ và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp trong nội dung dưới đây của bài viết.
Đau dạ dày từng cơn nguyên nhân do đâu?
Đau dạ dày từng cơn là tình trạng dạ dày co bóp quá mức gây ra các cơn đau đột ngột, khiến người bệnh có cảm giác như dạ dày bị co thắt lại do bị ai đó tác động vào bên trong. Trên thực tế, hiện tượng này có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất mà mọi người cần chú ý.
Dạ dày vị bị kích ứng vì đồ ăn
Việc ăn các loại thực phẩm không thích hợp có thể khiến dạ dày bị kích ứng ngay tức khắc, gây lên các cơn đau co thắt. Các loại đồ ăn không tốt cho dạ dày điển hình có thể kể đến: đồ ăn chua cay, đồ ăn quá nóng, đồ nhiều dầu mỡ, thực phẩm quá mặn, đồ uống có gas, các chất kích thích…
Đau dạ dày từng cơn do căng thẳng mỏi mệt
Stress quá độ có thể khiến cơ quan tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả. Thức ăn đi vào cơ thể không được tiêu hóa hết, dạ dày bị áp lực dẫn đến co bóp mạnh, khiến người bệnh phải chịu những cơn đau quặn thắt xuất hiện đột ngột.
Do các bệnh về dạ dày – tá tràng
- Hội chứng kích thích đường ruột: Hội chứng kích thích đường ruột là căn bệnh gây ra do ruột già co bóp quá mạnh, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn âm ỉ kéo dài. Hội chứng kích thích đường ruột có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như tổn thương niêm mạc, xuất hiện khối u ác tính…
- Viêm loét dạ dày: Viêm loét dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương do vi khuẩn xâm nhập, hoặc do hậu quả của việc sử dụng thực phẩm thiếu khoa học, lối sống không lành mạnh làm mài mòn dạ dày. Viêm loét dạ dày gây ra những cơn đau dai dẳng, đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu…
- Ung thư dạ dày: Triệu chứng đau dạ dày quặn từng cơn có thể là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư dạ dày. Ở giai đoạn đầu thì bệnh ung thư dạ dày thường không có nhiều dấu hiệu xuất hiện những triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên khi bệnh đã chuyển biến nặng, khối u ác tính xuất hiện, người bệnh có thể thường xuyên bị đau đớn, mỏi mệt, chán ăn…
Đau dạ dày từng cơn có nguy hiểm không?
Theo như các nguyên nhân kể trên, tình trạng này có thể xuất phát từ các tác động bên ngoài hoặc do yếu tố bệnh lý. Trong trường hợp người bệnh bị đau do dạ dày kích ứng với đồ chua cay, do tác dụng của thuốc kháng viêm, hay do stress quá độ… thì tình trạng này không quá nguy hiểm và có thể cải thiện được.
Tuy nhiên trong trường hợp các cơn đau kéo dài do nguyên nhân bệnh lý, người bệnh có thể phải đối mặt với những mối nguy không ngờ tới. Đau dạ dày từng cơn kéo dài làm người bệnh mất ăn mất ngủ, cạn kiệt sức lực, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống và công việc.
Thậm chí tình trạng đau ở dạ dày do các bệnh lý không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những hệ lụy khó lường như: xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày tá tràng… Chính vì thế khi đứng trước những dấu hiệu bất thường này, người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời.
Đau dạ dày quặn từng cơn khi nào gặp bác sĩ?
Tình trạng này khi nào gặp bác sĩ chắc chắn là câu hỏi chung của rất nhiều người không may gặp phải tình trạng này. Trong trường hợp người bệnh bị đau tức thời do tác động của chế độ ăn uống hoặc sinh hoạt thì có thể cải thiện nhanh chóng. Người bệnh có thể tiến hành các biện pháp chữa trị tại nhà.
Tuy nhiên nếu tình trạng đau kéo dài dai dẳng, thường xuyên xuất hiện và khó dứt. Các cơn đau lan tỏa rộng hơn sau mỗi lần đau, kèm theo đó là một số triệu chứng nguy hiểm như: táo bón hoặc tiêu chảy, buồn nôn và nôn, nôn ra máu, tụt huyết áp, mỏi mệt, suy nhược cơ thể… Tất cả những biểu hiện này có thể cảnh báo cơ thể bạn đang gặp phải một số căn bệnh nguy hiểm. Lúc này, việc cần làm là đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
>>> Xem thêm: Các thuốc chữa đau dạ dày tốt nhất hiện nay được nhiều người bệnh tin dùng
Cách giúp giảm đau dạ dày từng cơn đơn giản tại nhà
Tình trạng này có thể cải thiện tại nhà bằng các biện pháp đơn giản. Dưới đây là một số gợi ý để người bệnh có thể tự áp dụng nhanh chóng và hiệu quả.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Cải thiện chế độ dinh dưỡng là việc cần thiết để cải thiện tình trạng đau dạ dày. Người bệnh cần duy trì thói quen ăn uống lành mạnh với chế độ ăn tốt cho dạ dày. Tránh dung nạp và cơ thể các loại thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán, đồ quá mặn hoặc quá ngọt, nước uống có gas, chất kích thích… Tăng cường bổ sung chất xơ, nước, chất khoáng…
Cân bằng chế độ sinh hoạt
Ăn uống đúng giờ, đảm bảo giấc ngủ đủ 6 – 8 giờ đồng hồ mỗi ngày. Tránh làm việc quá sức khiến cơ thể căng thẳng, mỏi mệt… Đây là những việc làm cần thiết để cải thiện chế độ sinh hoạt của người bệnh. Từ đó sẽ giúp giảm đi các cơn đau dạ dày quặn thắt không mong muốn.
Áp dụng phương pháp dân gian
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để làm lành dạ dày, dịu đi các cơn đau. Một số cách thức được khuyến khích: sử dụng trà bạc hà, bài thuốc từ gừng tươi, uống nước mật ong…
Đau dạ dày từng cơn có thể tiềm ẩn những căn bệnh nguy hiểm về dạ dày tá tràng. Nếu xuất hiện tình trạng đau quặn từng cơn, kéo dài liên tục, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám. Ngoài ra, đừng quên thực hiện các biện pháp cải thiện sức khỏe của bản thân ngay tại nhà để bảo vệ chính mình!