Dạ dày là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Xuất huyết dạ dày là một trong những bệnh lý không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm sút chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy đây là căn bệnh là gì? Nguyên nhân, cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất.
Xuất huyết dạ dày là bệnh gì?
Căn bệnh này hay còn được biết đến với tên gọi chảy máu trong dạ dày xảy ra khi tình trạng các niêm mạc trong dạ dày bị tổn thương, rách, nứt dẫn đến tình trạng chảy máu. Người bệnh có thể gặp triệu chứng nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu.
Tình trạng xuất huyết xảy ra để cảnh báo những biến chứng nguy hiểm liên quan đến dạ dày như: viêm dạ dày, ung thư dạ dày,… Thậm chí, người bệnh có thể tử vong do mất máu quá nhiều nếu không được cứu chữa kịp thời.
Theo thống kê, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới do thói quen sử dụng rượu bia và thói quen sinh hoạt kém lành mạnh. Độ tuổi thường mắc bệnh là khoảng từ 20 – 50. Một số trẻ em, trẻ sơ sinh vẫn có thể mắc bệnh, nguyên nhân là do sự tấn công của vi khuẩn, virus cùng hệ miễn dịch yếu.
Nguyên nhân xuất huyết dạ dày
Hiểu về nguyên nhân gây bệnh thì người bệnh sẽ có những biện pháp phòng tránh và kiểm soát bệnh tránh tình trạng chảy máu quá nhiều. Bệnh thường xuất phát từ những nguyên nhân như:
- K dạ dày: Bệnh lý này gây nên tình trạng viêm loét những mạch máu tân sinh. Bệnh K dạ dày thường dẫn đến chảy máu dai dẳng và rất khó cầm.
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Viêm loét dạ dày lâu ngày có thể khiến các mao mạch bị tổn thương, nứt vỡ dẫn đến tình trạng chảy máu. Những ổ loét nhỏ thì chảy máu ít hơn và có thể tự cầm lại. Tuy nhiên, những ổ loét lớn, ăn sâu vào động mạch gây nên tình trạng chảy máu ồ ạt, khó cầm.
- Viêm dạ dày cấp: Viêm dạ dày cấp thường xảy ra do nguyên nhân chính là người bệnh lạm dụng quá nhiều các dòng thuốc A.I.N.S, Aspirin, Corticoid. Những loại thuốc này làm cho dạ dày tăng tiết dịch acid, tạo thành các ổ viêm loét. Ngoài ra, viêm dạ dày cấp còn có thể xảy ra ở những người lạm dụng quá nhiều bia rượu gây nên phù nề niêm mạc, tổn thương và xuất huyết.
- Xuất huyết dạ dày do hội chứng ure máu cao: Khiến cho niêm mạc thành dạ dày bị tác động dẫn đến tình trạng chảy máu trong.
- Viêm dạ dày cấp do stress: Theo những thống kê, những người stress, căng thẳng thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh chảy máu trong dạ dày lên đến 30%. Trong đó, có đến 10% trường hợp là do tăng tiết dịch acid trong dạ dày.
- Loét, viêm dạ dày do hội chứng Sholein- Henoch: Hội chứng này xảy ra khiến cho các mao mạch bị kích ứng, sưng tấy, nứt và chảy máu.
- Viêm dạ dày do cúm ác tính: Tình trạng cúm ác tính kèm theo stress khiến dạ dày bị loét nghiêm trọng.
- Bệnh dạ dày tá tràng: Người mắc bệnh dạ dày tá tràng rất dễ dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày.
- Thoát vị hoành: Tình trạng này ít phổ biến hơn, xảy ra khi chỗ thoát vị bị chèn ép dẫn đến tình trạng thiếu máu, thậm chí hoại tử, viêm loét và chảy máu.
- Polyp dạ dày tá tràng: Tình trạng xảy ra khi dạ dày bị viêm dẫn đến chảy máu.
- Bệnh Dieulafoy: Bệnh Dieulafoy là tình trạng mạch dưới niêm mạc bị phình dẫn đến chảy máu trong.
Xuất huyết dạ dày do các bệnh về máu:
- Xuất huyết giảm tiểu cầu (hemogenie): Sốt xuất huyết dẫn đến tổn thương thành mạch và giảm tiểu cầu.
- Leucemie: Bệnh lý gây giảm tiểu cầu cả về chất lượng và số lượng dẫn đến kết dính tiểu cầu.
- Suy gan nặng: Do tình trạng đông máu và giảm prothrombin.
- Suy tủy: Xảy ra khi cơ thể giảm tiểu cầu. Dùng thuốc kháng đông heparin hay loại thuốc kháng vitamin K.
Dấu hiệu xuất huyết dạ dày cần chú ý
Khi bị bệnh, người bệnh có thể gặp một trong số những dấu hiệu dưới đây:
Nôn ra máu
Nôn ra máu là tình trạng dễ gặp ở người bệnh xuất huyết dạ dày. Người bệnh thường xuyên có cảm giác mùi tanh trong miệng, chán ăn, đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu, nôn ra máu lẫn với thức ăn. Người bệnh có thể nôn ra máu đen hoặc máu đỏ tươi tùy vào từng giai đoạn của bệnh.
Đau vùng thượng vị
Người bệnh có thể gặp những cơn đau dữ dội, đau nhói dai dẳng ở vị trí bụng trên rốn. Cơn đau còn kèm theo tức bụng, căng bụng, mặt tái nhợt, vã hôi lạnh,… Nếu gặp những dấu hiệu này, người bệnh cần được đi cấp cứu kịp thời tránh những nguy hiểm đến tính mạng.
Đi ngoài ra máu
Xuất huyết dạ dày có thể đi kèm với tình trạng đi ngoài ra máu tươi hoặc máu đen trộn lẫn phân. Thông thường, nếu người bệnh đến giai đoạn cuối thường gặp dấu hiệu phân đen kèm theo mùi hôi tanh nồng nặc.
Thiếu máu
Thường xuyên chảy máu trong dạ dày khiến người bệnh đứng trước nguy cơ bị thiếu máu. Thiếu máu cục bộ có thể gây nên triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, da tái nhợt, xỉu, cơ thể suy nhược,… Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh cần đến bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Bệnh là dấu hiệu cảnh báo những nguy hiểm có thể xảy ra với sức khỏe thậm chí là tính mạng của người bệnh. Đối với những giai đoạn đầu tiên của bệnh, các triệu chứng chưa xuất hiện rõ, dễ thấy nhất là gương mặt xanh xao, thiếu máu.
Đối với tình trạng xuất huyết dạ dày nặng, người bệnh sẽ cảm thấy yếu đi, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu thường xuyên,… Tình trạng này nếu không được cứu chữa kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh do xuất huyết quá nhiều.
Ở giai đoạn bệnh nhẹ, người bệnh có thể thực hiện nội soi dạ dày hoặc dùng thuốc điều trị theo kê đơn của bác sĩ. Khi bệnh trở nặng, người bệnh cần thực hiện biện pháp cầm máu, điều trị hồi sức và điều trị bệnh theo nguyên nhân dẫn đến xuất huyết.
Hướng điều trị xuất huyết dạ dày
Điều trị theo y học hiện đại
Sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại đã giúp rất nhiều trong việc điều trị chứng bệnh này. Trong đó, phải kể đến các phương pháp điều trị như:
Sử dụng thuốc tây kiểm soát bệnh:
Đối với những trường hợp bệnh xuất huyết nhẹ, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc tây để kiểm soát bệnh như sau:
- Sử dụng thuốc điều trị xuất huyết dạ dày bằng các dòng thuốc kháng viêm và trung hòa acid dịch vị trong dạ dày.
- Người bệnh đang gặp tình trạng chảy máu sẽ được bác sĩ kê thuốc dạng tiêm cầm máu, bao gồm: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin,…
- Thuốc ức chế bơm proton và kháng H2: Cimetidin, Nizatidine, Ranitidine,…
Phẫu thuật điều trị:
- Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này được áp dụng khi bệnh nhân đã được rửa sạch dạ dày nhưng mà máu vẫn không cầm được.
- Phẫu thuật mổ hở: Phương pháp này chỉ được chỉ định đối với những bệnh nhân xuất huyết dạ dày chảy máu ồ ạt, không kiểm soát được và nguy cơ tử vong cao. Phương pháp mổ hở cần được thực hiện bởi những bác sĩ có chuyên môn cao dưới sự giúp sức của những trang thiết bị hiện đại.
Điều trị xuất huyết dạ dày theo phương pháp dân gian
Bài thuốc từ gừng tươi:
Gừng tươi có vị cay, tính ấm có tác dụng trong việc kháng khuẩn, kháng viêm, làm lành những ổ viêm loét trong dạ dày. Bài thuốc từ gừng tươi bạn thực hiện như sau: Dùng củ gừng già, cạo sạch vỏ, giã nhuyễn. Sau đó, đem đi trộn cùng đường và sữa ông thọ, hấp cách thủy và dùng khi còn ấm.
Bài thuốc từ nghệ
Nghệ là gia vị quen thuộc trong căn bếp của người Việt Nam. Chất curcumin có trong nghệ giúp kháng khuẩn, kháng viêm, điều trị hiệu quả tình trạng chảy máu trong dạ dày.
Bài thuốc từ nghệ, bạn thực hiện như sau: Nghệ tươi sau khi khi gọt vỏ, thái lát và phơi khô thì bạn đem đi giã nhuyễn cùng chuối non, sắn dây để tạo thành một hỗn hợp mịn. Sau đó, bạn lấy khoảng 1 thìa bột hỗn hợp trên pha cùng với 1 thìa mật ong và nước ấm. Uống mỗi ngày 3 lần trước bữa ăn sẽ giúp giảm nhẹ cơn đau và làm lành những tổn thương, viêm loét dạ dày.
Chữa xuất huyết dạ dày bằng thực phẩm:
Ngoài các bài thuốc dân gian giúp cải thiện tình trạng bệnh, bạn có thể kết hợp với các món ăn có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm viêm loét như: cháo gạo nếp nho khô, thịt lợn hấp quả lộn xộn, thịt bò ninh thảo quả,…
Cách phòng tránh bệnh xuất huyết dạ dày
Bệnh lý về đường dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung đang dần phổ biến trong xã hội hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen sống và ăn uống kém lành mạnh. Để phòng tránh người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày.
- Ăn chín, uống sôi, không ăn những thực phẩm sống, chưa qua chế biến.
- Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học: Ăn đủ dưỡng chất, ăn nhiều rau xanh, trái cây; tránh những thực phẩm có hại như: rượu, bia, nước có gas, nước ngọt,…
- Thực hiện điều trị ngay khi xuất hiện những triệu chứng như: Ợ chua, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, cơ thể suy nhược,…
- Tránh bệnh xuất huyết dạ dày cần phải giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, không nên căng thẳng, stress quá nhiều.
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục, thể thao nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Khi nằm nên kê gối để tránh tình trạng dịch vị trong dạ dày trào ngược ra bên ngoài.
- Không nên nhịn bữa, bỏ ăn, ăn trễ.
- Đối với tình trạng viêm loét dạ dày, người bệnh cần hạn chế các đồ ăn cay, nóng, chua.
- Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện tình trạng bệnh và chữa trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là những thông tin chi tiết về căn bệnh xuất huyết dạ dày. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, cách phòng tránh cũng như điều trị. Bệnh là biến chứng nguy hiểm, người bệnh không nên chủ quan mà cần theo dõi sức khỏe sát sao để có phương pháp kiểm soát hợp lý.