Mặc dù đã trải qua giai đoạn kinh nguyệt, nhưng nhiều chị em lại chưa có đủ kinh nghiệm để chia sẻ cùng con trẻ. Nhiều thắc mắc về Kinh nguyệt lần đầu có màu gì và có kinh nguyệt hiến máu được không khiến chị em không tốn ít thời gian loay hoay đi tìm lời giải đáp cho con. Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây, hãy dành 5 phút tìm hiểu các bạn nhé.
Kinh nguyệt lần đầu có màu gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường ở phụ nữ. Khi bước vào kì kinh nguyệt, não bộ của chị em sẽ phát ra các tín hiệu để cơ thể sản xuất hormone có vai trò quan trọng trong việc thụ thai. Sau đó buồng trứng sẽ có hiện tượng rụng trứng, trứng sẽ chuyển về phía tử cung để làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh (bởi tinh trùng) thì lớp niêm mạc tử cung sẽ bị bong ra và gây chảy máu bên ngoài âm đạo, tạo nên kinh nguyệt.
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ lặp lại từ 21 – 35 ngày, thời gian hành kinh kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy cơ địa mỗi người. Quá trình hành kinh sẽ kết thúc khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Trong thời gian mang thai, chị em cũng không thấy dấu hiệu kinh bởi trứng đã thụ tinh, không gây nên tình trạng bong tử cung và chảy máu ngoài âm đạo. Do đó, việc dừng kinh đột ngột có thể là dấu hiệu báo bạn đã mang bầu.
Kinh nguyệt lần đầu thường xảy ra với các bạn nữ trong độ tuổi dậy thì từ 12-15 tuổi, giai đoạn này đánh dấu sự hoàn thiện cơ quan sinh sản, hoạt động của tuyến yên, buồng trứng và một số cơ quan sinh sản khác. Kinh nguyệt lần đầu có thể có màu đỏ tươi, đỏ thẫm nhưng cũng có trường hợp màu nâu, tùy vào dịch nhầy vùng kín của từng người. Khi thấy kinh có màu nâu, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi trong trường hợp này do lớp niêm mạc bong ra sớm, lượng kinh nguyệt chảy ra không nhiều, mất nhiều thời gian để chảy máu qua đường vùng kín, do vậy nó sẽ có thời gian tiếp xúc với oxy, quá trình oxy hóa này sẽ làm máu kinh nguyệt chuyển sang màu nâu.
Ở những lần kinh nguyệt đầu, do nội tiết tố chưa được cân bằng cùng với hoạt động của buồng trứng chưa ổn định, ngoài chu kỳ kinh nguyệt ngoài có màu nâu, có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng lệch ngày, số ngày hành kinh kéo dài, thất thường, đây là những điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý quan sát trong những tháng hành kinh sau. Nếu như 3-6 tháng kinh nguyệt vẫn màu nâu, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, nhanh hơn hoặc chậm hơn, hiện tượng đau bụng dữ dội… bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tìm nguyên nhân cũng như phương pháp chữa trị sớm để không gây ra những ảnh hưởng đáng tiếc cho sức khỏe và khả năng sinh sản sau này.
Trong giai đoạn kinh nguyệt đã ổn định, màu sắc kinh nguyệt sẽ biểu hiện tình trạng sinh sản của chị em phụ nữ:
- Nếu như màu kinh nguyệt đỏ tươi, hoặc đỏ thẫm, kèm theo dịch nhầy lỏng là điều bình thường
- Nếu màu hồng nhạt kinh nguyệt báo hiệu nồng độ estrogen quá thấp, có nguy cơ loãng xương và mãn kinh sớm
- Kinh nguyệt màu trong như nước: cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, có dấu hiệu của ung thư ống dẫn trứng
- Kinh nguyệt màu nâu kèm theo cục máu đông do mất cân bằng nội tiết tố hoặc mắc bệnh u xơ tử cung
- Kinh nguyệt màu cam dấu hiệu bạn đang bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
Có kinh nguyệt hiến máu được không?
Hiện nay chưa có bất kỳ quy định nào nói rằng có kinh nguyệt thì không thể hiến máu. Tuy nhiên, nữ giới vẫn nên tránh hiến máu trong những ngày này ra vì lượng máu trong thời kỳ này trong cơ thể phụ nữ bị thâm hụt đi khá nhiều. Việc tiếp tục hiến máu sẽ khiến nữ giới bị thiếu máu, suy nhược cơ thể, hạ huyết áp kèm theo nhiều vấn đề khác ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân. Nếu bạn muốn hiến máu thì tốt nhất nên cách khoảng 7 ngày trước và sau chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, nếu thuộc các đối tượng sau bạn cũng nên cân nhắc thật kỹ về việc hiến máu vì có thể gây ra những bất lợi cho sức khỏe: tiêm các loại vắc xin, người mới ốm dậy, Xăm trổ trên da Bấm/ xỏ khuyên lỗ tai, bấm mũi, bấm rốn hoặc tại các vị trí khác trên cơ thể. Có sự phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể từ người có nguy cơ hoặc đang nhiễm bệnh lây truyền qua đường máu. Người vừa khỏi các bệnh: thương hàn, nhiễm trùng huyết, viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tủy xương, viêm tụy hay bị rắn cắn. Người mới can thiệp ngoại khoa, người mắc các bệnh lây truyền qua máu. Phụ nữ có thai, đang cho con bú, bị cường kinh, đa kinh, thiếu máu, thấp khấp cũng không nên hiến máu.
Bên cạnh những lưu ý về hiến máu, bạn cũng cần quan tâm đến việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức khỏe và không gây ra tình trạng mệt mỏi, khó chịu trong kỳ kinh:
- Tăng cường các protein ít mỡ và giàu chất xơ: giúp ổn định lượng đường trong máu
- Chia nhỏ các bữa ăn để cơ thể không quá đói, hay quá no, hạn chế triệu chứng buồn nôn
- Cung cấp các thực phẩm giàu sắt để bổ sung lượng máu đã mất
- Sử dụng cafein, rượu với lưu lượng phù hợp để hạn chế cảm giác buồn ngủ, giảm các triệu chứng đau bụng trong quá trình hành kinh.
- Bổ sung rau xanh và trái cây tươi trong chế độ ăn uống để cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Kết hợp vận động nhẹ nhàng, hạn chế các hoạt động bơi lội, chạy nhảy trong thời gian hành kinh.
Kinh nguyệt là một biểu hiện hết sức bình thường mà phụ nữ nào cũng phải trải qua. Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp bạn hiểu hơn về kinh nguyệt cũng như tìm được đáp án cho câu hỏi Kinh nguyệt lần đầu có màu gì và có kinh nguyệt hiến máu được không?