Lá trầu không chữa trào ngược dạ dày chính là một phương pháp chữa trị an toàn, lành tính và phù hợp với nhiều cơ địa khác nhau. Từ đó giúp cho người bệnh nhanh chóng thổi bay các triệu chứng buồn nôn, chướng bụng, đầy hơi, ợ chua,… khó chịu. Vậy có những bài thuốc nào từ lá trầu không chữa trị bệnh hiệu quả. Thông tin chi tiết sẽ được gửi đến bạn đọc qua bài viết dưới đây.
Lá trầu không chữa trào ngược dạ dày
Đây là một bệnh lý thường gặp hiện nay gây ra ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân mắc phải. Chính lượng axit dư thừa khi trào ngược lên thực quản sẽ mang theo cả vi khuẩn gây hại khiến bệnh nhân nhanh chóng bị viêm họng, viêm loét niêm mạc hay viêm thanh quản,… Do vậy việc tiến hành chữa trị kịp thời là rất cần thiết.
Lá trầu không chữa trào ngược dạ dày đã không còn là một phương pháp xa lạ nữa. Xét trong Đông y, là trầu không sở hữu vị cay, tính ấm nên hỗ trợ kháng viêm, kháng khuẩn cũng như trung hòa lượng axit tồn tại trong dạ dày.
Ngoài ra một số nghiên cứu y học hiện đại cũng nhận thấy trong lá trầu không chứa lượng lớn hoạt chất tanin giúp làm lành viêm loét và tổn thương ở bên trong dạ dày, cân bằng độ PH, hạn chế và tiêu diệt tế bào tự do xuất hiện ở dạ dày và cuối cùng là kiểm soát hiện tượng trào ngược hiệu quả.
Với nguồn nguyên liệu dễ tìm kiếm, an toàn cho người sử dụng và có chi phí chữa trị thấp nên không quá khó hiểu khi phương pháp này nhận được sự tin tưởng và lựa chọn của nhiều bệnh nhân. Hiệu quả nhanh hay chạm còn phụ thuộc mức độ bệnh của từng người. Tuy nhiên thích hợp nhất vẫn là các trường hợp mắc bệnh trào ngược mức độ nhẹ. Dưới đây là một số cách dùng lá trầu chữa trào ngược dạ dày bạn có thể áp dụng.
Uống nước lá trầu không
Đây là một cách chữa bệnh đơn giản nhưng mang đến hiệu quả cao, rất thích hợp sử dụng cho các đối tượng bị tâm lý sợ uống thuốc hay người sử dụng lần đầu. Cụ thể khi uống thì những dược tính có trong lá trầu sẽ thấm sâu vào trong cơ thể, khắc phục nhanh chóng tình trạng bệnh. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Nguyên liệu chuẩn bị: 3 – 6 lá trầu không tươi và nước lọc
- Đầu tiên mang lá trầu không đi rửa sạch với nước, ngâm cùng nước muối trong 5 phút để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
- Sau đó cho lá trầu không vào ấm nấu cùng nước trong vòng 15 phút, chắt lấy phần nước cốt để nguội rồi uống.
- Với cách này, bệnh nhân nên kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày sau ăn trưa tẩm 1 tiếng để kiểm soát bệnh hiệu quả.
Đắp lá trầu không chữa trào ngược dạ dày
Thay vì cải thiện bệnh bằng việc tác động vào sâu bên trong cơ thể thì bệnh nhân cũng có thể tham khảo những giải pháp khắc phục cơn đau tạm thời nhưng hiệu quả nhanh chóng bằng bài thuốc đắp. Theo như các chuyên gia cho rằng, việc này không những giúp khí huyết được điều hòa, giảm tình trạng khó tiêu mà còn giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Nguyên liệu chuẩn bị: 10 lá trầu không và 1 nắm muối
- Mang lá trầu không đi rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất
- Tiếp đến cho lá trầu không vào trong cối, bỏ muối giã cho thật nhuyễn để tạo ra một hỗn hợp mềm mịn.
- Đem hỗn hợp đắp trực tiếp vào vùng bụng từ 15 – 20 phút. Khi đắp nên massage nhẹ nhàng để chứng khó tiêu hay trào ngược dạ dày được cải thiện, cơ thể cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
- Để có được hiệu quả tốt nhất thì bệnh nhân cần duy trì đắp tuần 2 – 3 lần
>>> Xem thêm: Cây rau mương chữa trào ngược dạ dày hiệu quả được nhiều người áp dụng
Ăn lá trầu không
Nếu bạn là bận rộn trong công việc và không có quá nhiều thời gian cho việc chăm sóc sức khỏe bản thân thì cũng cần dành ra một vài phút trong ngày để ăn lá trầu không chữa bệnh đau dạ dày. So sánh với 2 cách trên thì phương pháp này là nhanh gọn và đơn giản nhất.
Chính lượng tinh chất khi nhai lá trầu không sẽ thấm sâu vào cổ họng và từ đó khắc phục hiệu quả triệu chứng bệnh, ngăn ngừa tần suất bị tái phát cơn trào ngược hay đau dạ dày,… Cách thực hiện gồm các bước như sau:
- Nguyên liệu chuẩn bị: 2 lá trầu không tươi non. Đừng lấy lá quá già vì khi ăn dễ bị đắng và vị nồng.
- Mang lá trầu không đi rửa sạch với nước, ngâm cùng muối để loại bỏ hết bụi bẩn. Rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Người bệnh tiến hành nhai lá trầu không sống mỗi ngày để bệnh được cải thiện. Tuy nhiên chúng thường mang vị cay khi ăn sống nên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng.
Phương pháp sử dụng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày được nhiều người tin tưởng nhưng hiệu quả chữa trị nhanh hay chậm còn phụ thuộc nhiều vào sức khỏe, mức độ bệnh, cơ địa… Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất, đáp ứng mọi thắc mắc đang tìm kiếm. Qua đó lựa chọn được cho mình một bài thuốc phù hợp. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.