“Thận yếu có nên uống nhiều nước không?” là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Bởi lẽ, họ lo ngại rằng việc uống nhiều nước có thể khiến thận phải chịu áp lực lọc nhiều hơn. Vậy, lượng nước phù hợp cho những bệnh nhân mắc bệnh thận là bao nhiều? Uống nước gì và uống như thế nào thì sẽ đảm bảo cho sức khỏe tốt? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Thận yếu có nên uống nhiều nước không?
Chúng ta đều biết rằng, nước là chất chiếm tới 70% trọng lượng của cơ thể. Chúng có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng hấp thu trong cơ thể. Đồng thời, nước cũng tham gia vào quá trình đào thải các chất dư thừa có hại. Những người khỏe mạnh vẫn thường được các bác sĩ khuyên nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Còn với các vận động viên hay những người lao động nặng, cần bổ sung lượng nước nhiều hơn thế.
Tuy nhiên, với những người bị thận yếu thì sao? Với những người bệnh, chức năng của thận đã bị suy giảm đáng kể. Tức khả năng lọc và điều tiết các chất trong cơ thể không còn ổn định nữa. Đây chính là lý do vì sao nhiều người lo lắng khi uống nhiều nước sẽ gây hại cho người bệnh
Vậy, thận yếu có nên uống nhiều nước không? Theo các chuyên gia, việc uống ít nước hay nhiều nước đều có hại cho người bị bệnh thận. Cụ thể, nếu bạn uống quá ít nước thì cơ thể có thể sẽ bị nhiễm độc. Bởi lẽ, khi thiếu nước, quá trình lọc và đào thải các chất cặn bã, dư thừa sẽ không được thực hiện hiệu quả. Nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày, các chất này sẽ tích tụ lại bên trong thận, hình thành nên các viên sỏi gọi là “sỏi thận”.
Ngược lại, khi người bệnh thận uống quá nhiều nước, cơ thể người bệnh sẽ rơi vào trạng thái mỏi mệt do các chất điện giải trong máu bị pha loãng. Điều này cũng khiến não bộ bị ảnh hưởng. Đồng thời, lượng nước cần lọc quá lớn cũng khiến thận trở nên quá tải, làm chúng càng ngày càng suy yếu hơn.
Như vậy, dù bị thận yếu hay không, bạn vẫn không nên uống quá nhiều nước và cũng không nên uống quá ít nước. Lượng nước cần cung cấp phải phù hợp với trọng lượng và nhu cầu của cơ thể phải, ở mức vừa đủ theo khuyến nghị của các chuyên gia và bác sĩ. Bên cạnh đó, thay vì uống nhiều nước vào cùng 1 lần, bạn nên chia nhỏ và uống từng ngụm nhỏ mỗi lần. Đồng thời, các loại nước hấp thụ vào trong cơ thể nên được đa dạng hóa thành các dạng như canh, súp, nước ép trái cây, nước giải khát,… để tăng thêm hương vị và tăng sức hấp dẫn.
Thận yếu uống bao nhiêu nước là đủ? Uống như thế nào tốt?
Chúng ta vẫn thường nghe nhiều người khuyên nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, đây chỉ là con số trung bình được khuyến nghị. Lượng nước phù hợp nhất để hấp thụ vào cơ thể còn phụ thuộc vào cân nặng của mỗi người. Để biết chính xác bản thân cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày, bạn hãy lấy cân nặng của mình (đơn vị kg) nhân với 0.0284 và cho ra kết quả (đơn vị lít). Ví dụ: Bạn nặng 50kg thì lượng nước cần cung cấp trong một ngày là: 50 x 0.248 = 1.42 (lít nước).
Bên cạnh đó, lượng nước cần uống còn phụ thuộc vào tần suất vận động, môi trường làm việc và nhu cầu của cơ thể. Với các vận động viên hay người lao động nặng, lượng nước cần hấp thụ chắc chắn sẽ nhỉnh hơn con số trên. Vào những ngày thời tiết nắng nóng, cơ thể đổ mồ hôi nhiều nên cần lượng nước lớn hơn để bù đắp lại. Hoặc khi người bệnh bị tiêu chảy, cơ thể nhanh chóng bị mất nước thì cần nhanh chóng bổ sung thêm để người bệnh có thể hồi phục.
Như vậy, câu hỏi “thận yếu có nên uống nhiều nước không và uống bao nhiêu là đủ?” đã được giải đáp. Tuy nhiên, uống nước như thế nào để đem lại hiệu quả nhất lại là thắc của nhiều người. Theo các bác sĩ, uống nước cũng cần đảm bảo những nguyên tắc sau. Thứ nhất, việc uống nước nên được thực hiện đều đặn và nhiều lần trong ngày. Mỗi lần uống chỉ nên uống một vài ngụm nhỏ và phải uống chậm. Điều này giúp hệ tiêu hóa hấp thu được tối đa lượng nước. Đồng thời, không tạo áp lực quá lớn lên thận.
Thứ hai, bạn nên uống nước thường xuyên, không nên để bản thân thấy khát rồi mới uống. Bởi lẽ, ngay cả khi bạn không làm gì, thì cơ thể vẫn tiêu hao một lượng nước nhất định cho hoạt động chuyển hóa và hô hấp. Khi bản thân cảm thấy khát tức là lượng nước đã bị tiêu hao quá nhiều.
Cuối cùng, khi uống nước, bạn nên ưu tiên uống nước ấm thay vì nước lạnh. Bởi lẽ, nước ấm sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, tốt cho đường ruột hơn. Đồng thời, nước ấm còn có thể giúp đường thở nên sạch sẽ hơn. Do đó, chúng các tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp như viêm họng.
>>>> Xem thêm: Đi tiểu nhiều lần trong ngày cảnh báo dấu hiệu bệnh thận yếu nguy hiểm
Thận yếu nên uống gì tốt cho sức khỏe?
Ngoài câu hỏi “thận yếu có nên uống nhiều nước không?”, nhiều người cũng rất băn khoăn không biết nên lựa chọn loại nước nào để bổ sung cho cơ thể. Danh sách dưới đây có thể là một gợi ý:
Nước lọc
Đứng đầu danh sách các loại nước tốt cho sức khỏe, nước lọc chắn chắn là loại nước được mọi người nghĩ đến ngay lập tức. Đặc biệt, chúng là loại nước phù hợp với tất cả mọi đối tượng, kể cả những bệnh nhân bị yếu thận. Tuy nhiên, bạn cần chú ý nguồn nước phải đảm bảo an toàn, sạch sẽ, không chứa các kim loại nặng. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể đầu tư một chiếc máy lọc trong gia đình cho tiện sử dụng.
Nước ép hoa quả
Nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu nên đặc biệt tốt cho sức khỏe. Thêm vào đó, chúng cũng bổ sung một lượng đường vừa phải cho cơ thể và có hương vị rất thơm ngon. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn không nên uống nước ép hoa quả thay nước lọc, mà chỉ nên dùng tối đa 1-2 ly trong một ngày.
Nước canh, súp
Nước canh hoặc súp cung cấp một lượng nhỏ nước trong tổng nhu cầu của cơ thể. Chúng có tác dụng tăng thêm khẩu vị, giúp bữa cơm trở nên ngon miệng hơn. Đồng thời, lượng dinh dưỡng trong các món canh cũng giúp cơ thể thêm khỏe mạnh.
Nước sắc các loại thảo dược
Bên cạnh các loại nước ép trái cây hay các món canh, nhiều người còn dùng các loại nước sắc thảo dược để bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Có thể nói, đây là thức uống đặc biệt phù hợp và tốt cho những bệnh nhân bị thận yếu. Bởi lẽ, bên cạnh việc bổ sung nước, chúng còn cung cấp các hoạt chất giúp phòng chống và chữa bệnh.
Cụ thể, nước râu ngô có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ rất tốt cho chức năng lọc của thận. Nước nhân trần thanh nhiệt, giúp giải khát ngày hè và có thể được sử dụng thay thế nước lọc hàng ngày. Nước kim tiền thảo lại là bài thuốc dân gian chữa bệnh thận rất tốt. Trong khi đó, nước đỗ đen lại bổ sung lượng lớn vitamin, giúp mát gan, tiêu độc, sáng mắt và bồi bổ chức năng của thận.
Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến vai trò của nước trong cơ thể, cũng như gợi ý các loại nước tốt cho sức khỏe. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của việc uống nước đúng cách và tự mình trả lời được câu hỏi “Thận yếu có nên uống nhiều nước không?”. Cảm ơn các bạn đã đón đọc.