Bệnh trĩ ngoại là triệu chứng bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến ai cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và sức khỏe cho người mắc nếu không được phát hiện sớm và có giải pháp khắc phục kịp thời. Vậy căn bệnh này như thế nào hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bệnh trĩ ngoại là gì?
Bệnh trĩ ngoại là dạng trĩ được hình thành dưới đường lược do tĩnh mạch ở vùng này bị sưng lên. Bề mặt của các búi trĩ là các nếp gấp viền nằm xung quanh vùng hậu môn. Thường các búi trĩ này chính là phần tĩnh mạch hậu môn bị sưng lên do phải chịu nhiều sức ép trong thời gian dài.
Khác với trĩ nội, bệnh hình thành ngay cửa hậu môn nên rất dễ phát hiện ở giai đoạn đầu của bên.
Bệnh trĩ ngoại có thể được hình thành từ những thói quen hàng ngày trong cuộc sống như:
- Táo bón hoặc bị tiêu chảy lâu ngày: Khi mắc bệnh này quá lâu và kéo dài trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến cho các tĩnh mạch ở vùng hậu môn chịu nhiều áp lực khi phải cố gắng rặn để đẩy phân ra bên ngoài.
- Thói quen ăn uống hàng ngày: Thường xuyên sử dụng những loại thức ăn có chứa nhiều chất béo hoặc đồ ăn cay nóng và không cung cấp đủ lượng rau cần thiết sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này rất cao.
- Lười vận động: Đối với người làm việc văn phòng thường xuyên phải ngồi lâu trong một tư thế công thêm yếu tố đại tiện lâu sẽ là yếu tố hình thành bệnh trĩ ngoại.
- Đại tiểu tiện lâu: Những người hay có thói quen thường xuyên đại tiện lâu trong nhà vệ sinh sẽ khiến cho các tĩnh mạch trực tràng phải chịu nhiều áp lực. Khi tình trạng kéo dài lâu sẽ rất dễ dẫn tới trĩ.
Bệnh trĩ ngoại khiến cho người bệnh phải chịu những cảm giác khó chịu, những cơn đau có thể làm ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra, khi tình trạng bệnh để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể làm phá vỡ cấu trúc của hậu môn.
Phân cấp độ của bệnh trĩ ngoại
Cũng giống với trĩ nội, bệnh trĩ ngoại cũng được phân theo từng cấp độ khác nhau dựa vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.
Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1
Đối với những người bị trĩ ngoại cấp độ 1 các búi trĩ bắt đầu lòi ra bên ngoài ống hậu môn khiến cho người bệnh hay có cảm giác cộm khó chịu.
Bệnh trĩ ngoại cấp độ 2
Ở giai đoạn 2 các búi trĩ phát triển nặng hơn và rất dễ phát hiện. Chảy máu nhiều hơn mỗi khi người bệnh đi đại tiện kèm theo triệu chứng ngứa sau mỗi lần đi đại tiện.
Bệnh trĩ ngoại độ 3
Đây là giai đoạn phát triển của bệnh nên rất dễ phát hiện. Tình trạng chảy máu ở cấp độ này sẽ nhiều hơn so các cấp độ đầu đồng thời các búi trĩ sau khi lòi ra ngoài hậu môn sẽ khó có thể quay vào được.
Bệnh trĩ ngoại độ 4
Đây là cấp độ cuối cùng của bệnh và cũng là cấp độ nặng nhất của bệnh. Lúc này các búi trĩ sa ra bên ngoài có dấu hiệu bị nhiễm trùng và kèm theo dịch nhầy xuất hiện bên ngoài hậu môn.
Biểu hiện bệnh trĩ ngoại
Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại người bệnh thường xuyên phải gặp tình trạng các nếp nhăn ở hậu môn sưng lên. Người bệnh có thể sờ thấy được, ngoài ra bệnh còn đi kèm với một số biểu hiện khác như:
- Đi đại tiện ra máu: Đây là biểu hiện rõ nhất và người bệnh dễ phát hiện. Người bệnh có thể sờ thấy rõ ràng các búi trĩ bên ngoài hậu môn. Ban đầu máu chỉ xuất hiện ở giấy vệ sinh, sau đó máu có thể chảy thành giọt hoặc xuất hiện các tia máu nhỏ.
- Có cảm giác vướng víu, ngứa vùng hậu môn: Người bệnh luôn có cảm giác vướng cái gì đó ở vùng hậu môn và kèm theo chất nhầy gây ngứa ngáy khó chịu.
- Đau rát vùng hậu môn: Người bệnh thường xuyên có cảm giác đau mỗi khi đi đại tiện do các búi trĩ to gây nghẹt vùng hậu môn.
Các biểu hiện này của bệnh có thể tăng lên nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, bệnh trĩ ngoại có nguy cơ bị áp tại vùng niêm mạc hố ngồi hoặc vùng trực tràng gây ra những cơn đau khó chịu cho người bệnh. Chính vì vậy, khi có các biểu hiện của bệnh bạn cần phải đến ngay trung tâm y tế để được khám và có phương pháp điều trị.
Cách trị bệnh trĩ ngoại
Điều trị bệnh trĩ ngoại cần phải dựa vào mức độ nghiêm trong của bệnh để đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp. Hiện nay có 4 phương pháp đang được nhiều bác sĩ áp dụng điều trị cho người bệnh: chữa trĩ ngoại bằng bài thuốc dân gian, cắt trĩ, dùng thuốc tân được và thuốc đông y.
Với mỗi phương pháp điều trị bệnh lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng vì vậy người bệnh cần phải cân nhắc kỹ trước khi áp dụng điều trị.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng bài thuốc dân gian tại nhà
Đối với với những trường hợp người bệnh ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ ngoại, thường bác sĩ sẽ khuyên người bệnh áp dụng các bài thuốc dân gian để giúp giảm các triệu chứng bệnh. Một số bài thuốc hay được sử dụng như:
- Lá trầu không: Có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, người bệnh chỉ cần lựa chọn lá trầu không tươi và đun với khoảng 500ml nước sau đó để xông hoặc rửa hậu môn.
- Diếp cá: Người bệnh có thể sử dụng nước ép sinh tố diếp cá hoặc trà diếp cá hàng ngày để chữa bệnh, giúp thúc đẩy nhanh quá trình làm lành những tổn thương của bệnh tại niêm mạc.
Những mẹo này hay được sử dụng để hỗ trợ và điều trị bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng chữa bệnh.
Phẫu thuật cắt trĩ
Đối với những trường hợp bệnh nặng, người bệnh sử dụng các phương pháp chữa bệnh khác không mang lại hiệu quả. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật cắt bỏ trĩ. Phương pháp phẫu thuật gồm có:
- Loại bỏ phần búi trĩ hay được nhiều người bệnh gọi là cắt trĩ. Phương pháp hay được áp dụng là xâm lấn. Cách này thường làm tổn thương trực tiếp tới các búi trĩ.
- Đốt cháy búi trĩ bằng tia hồng ngoại và phương pháp này có diện tích xâm lấn nhỏ hơn và hiệu quả cũng cao hơn.
- Làm mềm xơ cứng các mô hoặc thắt dây cao su giúp giảm các búi trĩ nhanh.
Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp phẫu thuật cắt trĩ sẽ có thể làm ảnh hưởng tới cấu trúc của hậu môn sẽ khiến cho bệnh có nguy cơ tái phát trở lại rất cao. Chình vì vậy, người bệnh cần phải cân nhắc trước khi áp dụng phương pháp này để điều trị.
Sử dụng thuốc tây để chữa trĩ ngoại
Những loại thuốc tân dân cũng hay được bác sĩ sử dụng giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh hiệu quả. Những loại thuốc tây thường có tác dụng nhanh chóng và dễ sử dụng. Một số loại thuốc Tây hay được bác sĩ cho người bệnh sử dụng như:
- Thuốc kháng sinh: Penicillin, Aspirin.
- Thuốc co mạch: Norepinephrine
- Thuốc bôi hoặc thuốc đặt hậu môn: Proctolog.
Tuy nhiên, những loại thuốc này thường mang hiệu quả nhanh nên nhiều người bệnh hay lạm dụng thuốc để giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Chính điều này sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người dùng khi sử dụng. Vì vậy, để sử dụng tốt những loại sản phẩm thuốc Tây bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Sử dụng bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ xảy ra do tình trạng máu không được lưu thông tốt và gây ra tắc nghẽn sưng viêm ở vùng hậu môn. Chính vì vậy, việc sử dụng các bài thuốc đông y sẽ dựa vào một số cơ chế như:
- Giúp khí huyết được lưu thông và làm tan tình trạng ứ máu
- Kháng viêm và kháng khuẩn, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
- phục hồi cấu trúc của hậu môn
- Giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe và chống tình trạng tái phát trở lại.
Trên đây là một số phương pháp chữa bệnh trĩ hay được các bác sĩ áp dụng để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, với mỗi cách lại có một công dụng khác nhau và tùy thuộc vào tình trạng của bệnh. Chính vì vậy, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Hy vọng quan bài viết trên có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh trĩ ngoại cũng như biết thêm một vài phương pháp hay được sử dụng trong chữa bệnh. Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới bài viết trên.