Đau dạ dày ở trẻ em được bắt nguồn từ đâu, có nguy hiểm không và làm cách nào để điều trị phòng ngừa hiệu quả mà vẫn bảo đảm an toàn cho con? Cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin bổ ích nhé!
Nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày ở trẻ em
Có thể kể đến một số nguyên nhân cơ bản gây nên chứng bệnh này ở trẻ như sau:
- Yếu tố di truyền: Một vài trường hợp trẻ mắc bệnh do có yếu tố di truyền từ mẹ sang ngay từ lúc mới sinh ra.
- Do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): HP là vi khuẩn gây nên tình trạng viêm loét, phá huỷ cấu trúc niêm mạc dạ dày. Đồng thời các ổ viêm loét có thể sẽ gây ra các cơn đau tức khó chịu kém triệu chứng chán ăn, buồn nôn.
- Thói quen sinh hoạt: Việc ăn uống không bảo đảm vệ sinh chẳng hạn như việc ba mẹ nhá cơm cho con ăn đã vô tình truyền vi khuẩn gây bệnh đau dạ dày sang con. Ngoài ra, việc cho trẻ sử dụng chung các vật dụng như cốc, bàn chải, khăn mặt,… cũng làm tăng nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn.
- Ăn uống thiếu khoa học: Bởi các cơ quan tiêu hoá của trẻ còn non nớt và chưa hoàn thiện hẳn nên nếu cho con ăn quá nhiều đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ hoppj, thức ăn nhanh sẽ khiến dao tử bị tổn thương, gây ra những cơn đau ở dạ dày.
- Căng thẳng, stress: Học tập ở trên lớp, học thêm, bài tập về nhà,… với lịch trình dày đặc này với nhiều trẻ chính là một áp lực lớn, sự kỳ vọng từ cha mẹ cũng sẽ khiến cho con trở nên lo lắng, căng thẳng, từ đó làm cho các dây thần kinh kết nối não bộ với dạ dày bị kích thích và sinh ra các tổn thương niêm mạc cùng ổ viêm loét.
- Dùng thuốc Tây y sai cách: Cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh, giảm đau cũng sẽ khiến cho dạ dày của con bị ảnh hưởng do sự kích ứng niêm mạc và thay đổi acid dịch vị.
Những biểu hiện đau dạ dày ở trẻ em
Ở trẻ nhỏ, biểu hiện cũng như những dấu hiệu nhận biết tình trạng đau bao tử thường không giống ở người lớn. Các cơn đau của con sẽ xuất hiện nhiều tại vị trí xung quanh hoặc phía trên rốn, chính vì thế mà nhiều bậc phụ huynh đã tưởng nhầm rằng chúng chi là giun sán gây đau bụng. Vậy nên để điều trị kịp thời, cha mẹ hãy cho con đi khám nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng bao gồm:
- Thường xuyên đau bụng
- Khó tiêu, chướng bụng
- Cơ thể xanh xao, chóng mặt
- Trẻ buồn nôn và nôn
- Có hiệu tượng thiếu máu
- Đại tiện ra máu hoặc phân đen
Sự nguy hiểm của đau dạ dày ở trẻ em
Có nhiều bậc phụ huynh cho rằng bệnh đau dạ dày của con thực sự không quá nguy hiểm và có thể để sau này điều trị. Thế nhưng đó là một cách nhìn sai lầm bởi khi bị bệnh, con trở nên mệt mỏi, chán ăn, cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng, bé sụt cân nhanh chóng cùng vời đó là kèm theo các cơn đau nhức liên tục.
Hơn nữa, tình trạng viêm loét dạ dày có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không khắc phục kịp thời. Chúng gây ra chứng hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày hoặc thậm chí là ung thư dạ dày. Triệu chứng nhận biết mà trẻ con hay gặp phải đó là nôn ra máu, đau bụng dữ dội, sốt cao,… có thể dẫn tới tử vong.
Chính vì vậy có thể thấy rằng bệnh đau dạ dày ở trẻ em có mức độ nguy hiểm tương đương với ở người lớn, chúng ta không nên chủ quan mà coi thường để rồi khi phát hiện ra thì bệnh đã quá nặng. Cha mẹ cần theo dõi cụ thể các dấu hiệu và thay đổi bất thường của con nhằm phát hiện và điều trị kịp thời.
Các phương pháp chữa trị đau dạ dày ở trẻ em
Do cơ địa và sức đề kháng của trẻ thường có độ nhạy cảm cao hơn người lớn, vậy nên khi con có dấu hiệu khác lạ thì cần cho con đi khám nhằm đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Điều trị nội khoa: Có thể cho trẻ sử dụng các loại thuốc tây y như Yumangel, Phosphalugel,… với tác dụng giảm đau nhanh, cải thiện triệu chứng đầy hơi, ợ chua, đau tức bụng, nôn mửa,…
- Điều trị bằng Đông y: Nhiều cha mẹ lựa chọn điều trị bệnh cho con bằng các bài thuốc Đông y bởi tính an toàn, ít có tác dụng phụ của chúng. Bạn có thể tham khảo sử dụng một số thảo dược như đương quy, ô tặc cốt, cam thảo, bạch thược,… để sử dụng nhằm đẩy lùi chứng các cơn đau.
- Bài thuốc dân gian: Mật ong, sữa chua,… là những mẹo dân gian được nhiều mẹ tin tưởng và áp dụng điều trị bệnh hiệu quả tại nhà cho con.
Biện pháp phòng ngừa đau dạ dày ở trẻ
Đa số hầu hết trường hợp trẻ gặp tình trạng bệnh đều bắt nguồn từ thói quen ăn uống hàng ngày thiếu khoa học và lành mạnh. Để ngăn chặn chứng đau bao tử, các bậc phụ huynh hãy bắt đầu từ việc thay đổi các thói quen thường ngày cho con, kể cả những hành động nhỏ cụ thể như sau:
- Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân, thực hiện thói việc rửa tay thường xuyên nhằm giảm nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không cho con dùng chung các đồ dùng các nhân như khăn mặt, cốc, bàn chải đánh răng với những người khác, nhất là những đối tượng bị nhiễm hoặc nghi nhiễm các bệnh lý như đau dạ dày, nhiễm khuẩn HP,…
- Hạn chế dung nạp các loại đồ ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ chua và thực hiện việc ăn chín uống sôi, không nên ăn các loại đồ sống.
- Không nên sử dụng các loại nước có cồn, ga hoặc các chất kích thích như cà phê, nước uống chứa phẩm màu.
- Nên dạy trẻ cách nhai kỹ thức ăn, tập trung hay không được dùng điện thoại khi ăn. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên đun nấu vừa miếng, thái nhỏ thức ăn cho bé dễ nhai hơn.
- Bổ sung đủ nước mỗi ngày, tập cho con thói quen ăn các loại rau xanh, củ quả, trái cây. Điều này hỗ trợ rất lớn cho quá trình trao đổi chất của trẻ.
- Tránh tạo tâm lý và áp lực cho con trong cuộc sống cũng như việc học tập, chúng sẽ khiến con bị căng thẳng, stress gây đau dạ dày ở trẻ và rối loạn hoạt động hệ tiêu hoá.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về chứng đau dạ dày ở trẻ em mà chúng tôi tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Ngoài ra, để điều trị chính xác và triệt để chứng bệnh, cha mẹ cần chủ động cho con tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn chi tiết.