Ngày nay, viêm dạ dày tá tràng luôn được xem là bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời. Tuy nhiê, nếu bạn có tâm lý chủ quan, xem nhẹ bệnh lý viêm loét trên thì nguy cơ bị biến chứng là rất cao, thậm chí chúng còn chuyển thành tình trạng mạn tính khiến việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Vậy bệnh được hình thành từ đâu và làm thế nào để nhận biết, điều trị bệnh hiệu quả? Để hiểu rõ về các vấn đề trên, mời bạn đọc cùng chúng tôi tham khảo thông tin từ bài viết dưới đây.
Tìm hiểu viêm dạ dày tá tràng
Viêm dạ dày – tá tràng là bệnh lý đường tiêu hoá, chúng hình thành và tạo ra những thương tổn tới phần niêm mạc dạ dày, tá tràng. Bệnh được chia thành hai loại chính gồm:
- Thể cấp tính: Bệnh có diễn biến nhanh chóng và thường không để lại di chứng về sau.
- Thể mạn tính: Đây là dạng tổn thương dạ dày, tá tràng có tiến triển chậm, gây ra các thương tổn kéo dài với các triệu chứng biểu hiện không đặc hiệu. Bởi thương tổn có thể chỉ khu trú tại một hoặc một vài vị trí của thành dạ dày hoặc cũng có thể là dạng tổn thương lan toả. Cuối cùng, bệnh viêm mạn tính sẽ dẫn tới viêm teo các niêm mạc dạ dày.
Yếu tố nguy cơ gây viêm loét dạ dày tá tràng
Bệnh viêm dạ dày tá tràng có thể được bắt nguồn bởi rất nhiều những yếu tố nguy cơ khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn nắm bắt cụ thể được các yếu tố gây bệnh thì quá trình điều trị và phòng ngừa viêm loét trong thói quen sinh hoạt, ăn uống sẽ đạt được hiệu quả hơn rất nhiều.
-
- Yếu tố gen di truyền: Các chuyên gia đã khẳng định rằng tình trạng loét tại dạ dày tá tràng có thể do yếu tố di truyền gây nên. Đặc biệt, chúng thường có xác suất xảy ra đồng thời tại các thai đôi với hai chị (anh) em khác trứng hoặc cùng trứng.
- Yếu tố tâm lý: Theo nghiên cứu lâm sàng cho thấy, những người thường hay lo lắng, tâm lý căng thẳng sẽ có nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng cao hơn so với những người mang tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Bởi khi bị áp lực kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn tới quá trình sản sinh acid dịch vị trong dạ dày. Đồng thời, các yếu tố tâm lý, thần kinh cũng có tác động đến hiệu quả điều trị viêm của dạ dày tá tràng.
- Thói quen sinh hoạt: Các tập tục vùng miền, thói quen sinh hoạt của người bệnh cũng làm tăng nguy cơ bị viêm dạ dày tá tràng. Chẳng hạn như người dân ăn nhiều lúa mì ở Bắc Ấn có khả năng viêm dạ dày ít hơn người dân ăn gạo tại Nam Ấn.
- Sử dụng rượu bia và hút thuốc lá: Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong một lượng nhỏ khói thuốc bay trong không khí đã có chứa tời hơn 200 các chất độc khác nhau, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, nhất là hợp chất nicotine. Đây là chất có khả năng kích thích khiến cơ thể sản xuất ra nhiều cortisol, chúng chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc đau do loét dạ dày tá tràng. Hơn nữa, việc hút thuốc hay hút thuốc lá thụ động đều khiến quá trình phục hồi, làm mờ sẹo diễn ra chậm chạp.
- Thói quen sinh hoạt, ăn uống: Việc bỏ bữa, ăn uống không đúng bữa hay thường xuyên ăn đêm, thức khuya, ăn các món cứng, lạnh, cay nóng, đồ chua,… cùng với tình trạng lười vận động đã tạo nên một lối sống thiếu khoa học, là nguy cơ tăng tình trạng viêm dạ dày tá tràng.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng cần chú ý
Nguyên nhân chính gây nên bệnh lý viêm dạ dày tá tràng phải kể đến như sau:
- Viêm loét do xâm nhập của vi khuẩn HP: HP được cho là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm dạ dày – tá tràng thể mạn tính, nếu không được can thiệp sớm có thể dẫn tới nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
- Dùng thuốc kháng viêm, kháng sinh, giảm đau thường xuyên: Sau HP, việc sử dụng các loại thuốc trên về lâu dài sẽ gây ức chế và sụt giảm quá trình sản sinh prostaglandin bảo vệ niêm mạc dạ dày, sinh ra hiện tượng đau tức do ổ viêm loét tại dạ dày.
Dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng cần chú ý
Bên cạnh các nguyên nhân gây bệnh, bạn cũng cần điểm qua một số dấu hiệu nhận biết phổ biến của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, cụ thể như:
- Đau tức thượng vị (vùng trên rốn), các cơn đau thường dữ dội, có lúc lại trở nên âm ỉ, nóng rát, hay bị cồn cào, cảm giác khó tiêu,… Đau càng rõ rệt vào trong hoặc sau khi ăn, nhiều trường hợp lại bị nóng rát, đau thượng vị vào thời điểm rất muộn sau ăn, chúng càng đau rõ khi bạn sử dụng các đồ ăn cay, chua, uống rượu bia, món chiên rán,…
- Có biểu hiện ợ hơi, chướng bụng, đôi lúc có cảm giác nặng trong bụng, dạ dày nóng rát,…
- Gặp tình trạng ghê cổ buồn nôn, hoặc hay nôn nhiều ngay cả khi vừa ăn xong không hoạt động, và điểm đặc biệt đó là người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu bụng hơn khi nôn xong, nôn ra được hết tất cả dịch chua hoặc có trường hợp nôn kèm theo máu.
- Một số trường hợp xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hoá với các triệu chứng thường gặp như táo bón, tiêu chảy,…
- Nhận biết thông thường cho thấy có vẻ lưỡi trắng, hơi to và có vết ấn của răng trên ổ loét, nướu răng chảy máu. Kèm theo đó là hiện tượng đắng miệng, hôi miệng vào buổi tráng sau khi ngủ dậy.
- Bệnh nhân viêm dạ dày tá tràng cấp tính có thể bị sốt cao từ 39-40 độ C, nóng trong người, khó chịu.
- Có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, nhiều trường hợp bệnh nhân bị suy nhược cơ thể, gầy đi nhanh chóng mà không giảm cân.
- Có các biểu hiện khác như thường xuyên mất ngủ, giấc ngủ bị gián đoạn, không ngon do các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, nặng bụng, đau tức bụng vào đêm và sáng sớm.
Nếu bạn hiện đang gặp một hay một số những triệu chứng trên thì hãy đến bác sĩ để được làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.
Phương pháp điều trị và cách phòng tránh viêm loét dạ dày tá tràng
Điều trị viêm dạ dày tá tràng
Cùng với việc nắm bắt các dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân hình thành bệnh, tiếp theo chúng ta hãy cùng nhau điểm qua một số cách điều trị bệnh đang được nhiều người bệnh quan tâm.
- Điều trị nội khoa: Sau khi đã thăm khám và chẩn đoán mắc bệnh, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc uống tuỳ vào từng mức độ bệnh khác nhau. Các loại thuốc điều trị bao gồm thuốc trung hòa acid dạ dày, thuốc ức chế sản sinh dịch vị acid, ức chế proton ngăn tiết HCl, thuốc kháng viêm NSAID không chứa steroid, thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP cùng với các sản phẩm giúp bảo vệ niêm mạc, bảo vệ ổ viêm tại dạ dày, tá tràng hiệu quả.
- Chữa viêm dạ dày tá tràng bằng Đông y: Bên cạnh việc uống các loại thuốc Tây thì nhiều người bị viêm loét còn lựa chọn điều trị bằng các bài thuốc Đông y vừa an toàn, hiệu quả mà lại vô cùng lành tính và ít tác dụng phụ đối với cơ thể. Bạn có thể tham khảo bài thuốc kết hợp các vị thảo dược như Dạ cẩm, Bạch truật, Khương hoàng, Nga truật, Hoằng đằng,…
- Điều trị bằng mẹo dân gian: Nha đam, mật ong, nghệ đen, nghệ vàng,… là các vị thuốc nam có công dụng điều trị viêm loét hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng còn giúp kháng khuẩn, chống viêm, hạn chế đầy hơi, kích thích hệ tiêu hoá rất tốt.
Phương pháp phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng
Tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được can thiệp và điều trị sớm thì sẽ có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì thế mà người bệnh nên nhận thức sớm, có những hành động dứt khoát trong việc thay đổi các thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, giảm thiểu các yếu tố có hại đến dạ dày, đẩy mạnh quá trình phục hồi bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia y tế mà bạn cần chú ý.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Trước tiên, người bệnh luôn nhớ rằng cần ăn uống đúng giờ giấc, nhai chậm, kỹ, không được bỏ bữa hay để bụng quá no hoặc quá đói. Đồng thời, cần hạn chế tối đa các món ăn quá cay, chua, nóng, quá mặn, quá lạnh, quá ngọt hay quá khô, các đồ thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp,… Đặc biệt, bạn không nên có thói quen ăn đêm (sau 20h00 tối), tuyệt đối không được bỏ bữa sáng, bạn có thể ăn vào khoảng 1 giờ sau khi thức giấc và không được hoạt động mạnh sau ăn,…
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như vitamin D, A, B12, K, canxi, sắt, kẽm,… và sữa có khả năng trung hòa acid dịch vị trong dạ dày hiệu quả.
- Tuyệt đối không uống bia, rượu, các chất kích thích khác như cà phê, chè, đồ uống có ga và thuốc lá.
- Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, chống viêm. Hoặc bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ nếu muốn uống thuốc bởi các dược liệu trên có thể gây ra nhiều ảnh hưởng và thương tổn đến niêm mạc dạ dày. Trường hợp này có thể khắc phục bằng cách uống các sản phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu viêm nhiễm của cơ thể như viêm họng, viêm tai, răng, viêm mũi,…
- Thiết lập chế độ tập luyện thể dục thể thao với cái bài tập phù hợp, yếu tố quan trọng là bạn cần kiên trì thực hiện khoảng 15-30 phút/ngày để có được thể trạng tốt nhất, củng cố sức đề kháng cho cơ thể.
- Thường xuyên nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, đúng giờ, hạn chế tình trạng căng thẳng, stress kéo dài làm ảnh hưởng tới tình trạng của bệnh.
Hy vọng rằng những thông tin bổ ích mà chúng tôi đề cập ở trong bài viết đã phần nào giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh viêm dạ dày tá tràng, từ đó lựa chọn cho bản thân một phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả, an toàn nhất. Chúc bạn mau khỏi bệnh!