Theo số liệu thống kê nghiên cứu cho thấy tỷ lệ số người mắc phải căn bệnh viêm họng hạt đang có xu hướng ngày càng tăng cao với các biểu hiện điển hình là ngứa, đau rát, nuốt nghẹn và có hạt trong cổ họng. Từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy viêm họng hạt có lây không và lây qua con đường nào? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời rõ hơn nhé!
Viêm họng hạt có lây không?
Viêm họng hạt là căn bệnh được xuất phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như virus và vi khuẩn tấn công, thời tiết lạnh, môi trường ô nhiễm, viêm xoang, viêm mũi, dạ dày trào ngược,… Bệnh có thể dễ dàng được lây truyền từ người này sang cho người khác nếu như người đó có nguyên nhân gây bệnh từ virus, vi khuẩn.
Theo đó, ngay khi mắc phải bệnh viêm họng hạt thì lúc nào trong vòm họng của họ cũng chứa nhiều vi khuẩn. Một khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi thì chúng sẽ sinh sôi, nảy nở nhanh chóng và dễ lây lan sang cho mọi người tiếp xúc xung quanh. Có thể khẳng định rằng căn bệnh này khả năng lây nhiễm khá cao.
Cơ chế nhiễm bệnh là khi bệnh nhân thực hiện ho khạc ra bên ngoài môi trường đờm trắng, mủ xanh thì vi khuẩn sẽ phát tán ra ngoài không khí và hình thành tình trạng lây chéo cho người tiếp xúc gần hoặc trực tiếp. Nếu sức đề kháng của người tiếp xúc mà yếu thì khả năng mắc bệnh tương đối cao. Còn sức đề kháng tốt thì virus, vi khuẩn gây ra viêm họng hạt sẽ bị tiêu diệt luôn.
Bệnh nhân khi bị bệnh sẽ làm cho cổ họng ửng đỏ, sưng tấy, đau rát mỗi khi nuốt nghẹn,… Lúc này nếu như không nhận biết và có biện pháp can thiệp đúng lúc, kịp thời thì chắc chắn sẽ phải đối diện với nhiều biến chứng rất nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng như viêm cầu thận, thấp tim, hở van tim,…
Viêm họng hạt lây qua đường nào?
Theo như các bác sĩ thuộc chuyên khoa hô hấp khẳng định, viêm họng hạt lây nhiễm phần lớn thông qua con đường hô hấp. Cụ thể những loại virus, vi khuẩn này sẽ liên quan đến tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp như sau:
Tiếp xúc trực tiếp
Hình thức này sẽ lây lan từ người sang người trực tiếp bằng chính đường hô hấp khi:
- Nói chuyện: Chỉ cần tiếp xúc rồi nói chuyện với mọi người thì virus sẽ nhanh chóng phát tán rồi lây lan thông qua tuyến nước bọt.
- Không khí: Nếu bệnh nhân thực hiện hắt hơi hoặc ho, lượng virus trong cơ thể cũng sẽ xuất hiện xung quanh môi trường. Chính vì thế những đối tượng có đề kháng suy yếu thì virus lại càng xâm nhập nhanh, thích nghi sớm và thúc đẩy bệnh phát triển.
- Dịch đờm, mũi: Đối tượng thường xuyên tiếp xúc với dịch đờm, mũi của người bị viêm họng hạt cũng có khả năng lây nhiễm cực cao. Phổ biến nhất là người thân hay bạn bè bệnh nhân.
Tiếp xúc gián tiếp
Mặc dù cách này có mức độ lây nhiễm thấp nhưng không vì thế mà mọi người chủ quan được. Cơ thể lây lan theo hình thức gián tiếp chủ yếu xảy ra khi mà người thân, bạn bè của bệnh nhân sử dụng chung hoặc tiếp xúc chung với các đồ dùng ở trong nhà như:
- Chung thìa, bát đũa, khăn rửa mặt, bàn chải đánh răng,…
- Chung một vài loại đồ dùng cá nhân phổ biến khác như son phấn, quần áo,…
Do vậy để có thể đảm bảo được an toàn tối đa cho tất cả mọi người xung quanh thì người bệnh và cả người thân chăm bệnh nhân phải tuân thủ đúng, đầy đủ mọi biện pháp phòng tránh bệnh phù hợp. Cần đi thăm khám tại bệnh viện/cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán cũng như tư vấn phương pháp chữa trị và phòng ngừa hiệu quả nhất.
Cách phòng tránh bệnh viêm họng hạt hiệu quả
Qua đây bạn có thể thấy được rằng bệnh dễ dàng lây nhiễm nếu như có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người mắc bệnh. Hơn nữa chúng còn hình thành một danh sách các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe nên việc phòng ngừa kịp thời là điều cần thiết ngay lúc này. Để tránh không mắc phải bệnh thì mọi người cần phải nắm bắt được một số lưu ý sau:
- Thực hiện vệ sinh cá nhân đều đặn hàng ngày, đó là vệ sinh răng miệng rồi súc miệng với nước muối pha loãng để sát khuẩn cũng như ngăn chặn và tiêu diệt mầm mống vi khuẩn gây bệnh.
- Duy trì thói quen rửa tay trước lúc ăn cơm, sau khi vệ sinh xong để loại bỏ nguy cơ vi khuẩn có điều kiện phát triển.
- Ăn chín uống sôi, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người đang mắc phải bệnh viêm họng hạt đó là bàn chải, khăn lau mặt, bát đũa,…
- Luôn giữ ấm cho cơ thể nếu thời tiết có dấu hiệu chuyển lạnh bằng một số vật dụng như bao tay, áo khoác, khăn choàng cổ,…
- Đi ra ngoài cần đeo khẩu trang để vòm họng được bảo vệ, hạn chế tối thiểu vi khuẩn xâm nhập và gây hại.
- Hạn chế tiếp xúc với những môi trường ô nhiễm, bụi bẩn để virus và vi khuẩn không có cơ hội phát triển trong cơ thể. Đồng thời đảm bảo vệ sinh phòng ngủ, không gian sống sạch sẽ, nhiệt độ phòng cần điều chỉnh thích hợp, đừng để quá lạnh.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là những dưỡng chất giúp gia tăng sức đề kháng. Không ăn các thực phẩm lạnh, nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ chế biến sẵn. Hạn chế dùng chất kích thích có hại như rượu bia, cafe, thuốc lá,…
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, tăng đề kháng bằng các bài tập nhẹ nhàng và vừa sức như bơi lội, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga,…
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để sớm nhận biết và chữa trị bệnh viêm họng hạt đúng cách.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ liên quan đến thắc mắc viêm họng hạt có lây không cũng các cách phòng tránh bệnh hiệu quả mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Để không bị mắc phải thì mỗi người đều cần phải có những biện pháp phòng ngừa chủ động. Còn nếu thấy bản thân đang có triệu chứng nghi mắc bệnh thì hãy đi thăm khám sớm để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.