Viêm phế quản là chứng bệnh về đường hô hấp rất hay gặp và có nguy cơ dẫn đến tắc nghẽn phổi, chính vì vậy viêm phế quản uống thuốc gì cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Để giúp bạn đọc có thêm thông tin về vấn đề này, chúng tôi đã tổng hợp các thông tin trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng tham khảo.
Thuốc trị viêm phế quản
Các bệnh lý về đường hô hấp thường có biểu hiện khá giống nhau nên rất nhiều trường hợp tưởng rằng bệnh đơn giản nên tự mua thuốc về uống. Ở một số trường hợp bệnh vẫn có dấu hiệu thuyên giảm nhưng sau đó lại tái phát và biện hiện nặng nề hơn. Do đó, trước khi uống bất cứ loại thuốc nào bệnh nhân cũng cần tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa.
Một số nhóm thuốc thường được bác sỹ chỉ định cho bệnh nhân viêm phế quản bao gồm:
- Thuốc long đờm, giảm ho: Giúp giảm lượng dịch nhầy gây kích thích lớp niêm mạc họng, tiêu đờm, từ đó giúp lòng phế quản thông suốt. Một soos thuốc long đờm, giảm ho thường được áp dụng là dextromethorphan, carbocystein, acetylcystein, natri benzoat,…
- Thuốc kháng viêm: Đa số người bệnh đều có chỉ định dùng kháng viêm khác tùy vào mức độ bệnh. Các thuốc chứa corticoid có khả năng kháng viêm khá mạnh, có thể cắt đứt nhanh chóng chuối phản ứng viêm, tuy nhiên chúng thường gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Thuốc dạng xịt được áp dụng ưu tiên hơn, bệnh nhân nặng có thể dùng đường tiêm. Thuốc này cần có sự chỉ định của bác sỹ để tránh gây hại đến sức khỏe.
- Thuốc kháng sinh: Được dùng trong trường hợp viêm phế quản do vi khuẩn với các biểu hiện bệnh kéo dài trên 10 ngày, ho ra đờm mủ,… khi đó, bác sỹ có thể chỉ định các thuốc như quinolon, macrolide, beta lactam, amoxicillin, ampicillin, penicillin,…
Việc sử dụng các loại thuốc tân dược cần có sự chỉ định từ bác sỹ, không tự mua thuốc uống, thay đổi liều dùng hoặc dừng thuốc đột ngột để tránh tình trạng ngộ độc thuốc hoặc kháng thuốc.
Thuốc nam dân gian trị viêm phế quản
Trong các biện pháp điều trị bệnh thì việc áp dụng cá bài thuốc nam cũng được nhiều người lựa chọn vì độ lành tính, an toàn và hiệu quả. Nhìn chung biện pháp chữa bệnh này mang lại hiệu quả cao nếu biết vận dụng trong đúng trường hợp.
Sau đây là một số bài thuốc nam dân gian trị viêm phế quản bạn có thể tham khảo.
Bài thuốc từ hoa đu đủ đực
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:
- 20g hoa đu đủ đực khô
- 50g đường phèn.
Cách tiến hành:
- Hoa đu đủ đã chuẩn bị đem làm sạch rồi cho vào bát.
- Thêm đường phèn vào và hấp cách thủy trong chừng 25 đến 30 phút.
- Hỗn hợp này bạn ăn cả cái và nước khi còn nóng. Kiên áp dụng hàng ngày bạn sẽ thấy các triệu chứng bệnh giảm đi rõ rệt.
Bài thuốc kết hợp gừng, tía tô và cải xoong chữa viêm phế quản
Nguyên liệu:
- 3-5 lát gừng tươi
- 50g lá tía tô
- 150g rau cải xoong.
Các bước thực hiện:
- Cải xoong và tía tô đem rửa sạch, để một lúc cho ráo nước.
- Cho tất cả nguyên liệu vào ấm hoặc nồi cùng 3 bát nước, đun với lửa nhỏ đến khi lượng nước còn lại khoảng 1 bát thì dừng.
- Chia nước thuốc thành 3 phần và uống hết trong ngày, tốt nhất nên uống khi thuốc còn ấm. Các triệu chứng của viêm phế quản sẽ thuyên giảm sau một thời gian sử dụng.
Bài thuốc kết hợp lá bạc hà, dâu tằm và hoa cúc
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 12g lá bạc hà
- 12g dâu tằm
- 10g hoa cúc
- 10g lá hẹ
- 10g rau má
- 8g lá canh.
Cách thực hiện:
- Tất cả các dược liệu đã chuẩn bị đem rửa sạch rồi để ráo bớt nước.
- Cho những dược liệu này vào nồi và đun với khoảng nửa lít nước, sau khi nước sôi thì giảm nhỏ lửa.
- Tiếp tục đun đến khi lượng nước trong nồi còn khoảng một nửa thì dừng lại.
- Lượng nước này bạn chia ra làm 2 lần uống, nên uống thuốc sau khi ăn và uống khi thuốc còn ấm. Nếu sử dụng cho trẻ nhỏ thì nên chia nhỏ thành 3 đến 4 lần uống.
Thuốc Đông y trị viêm phế quản
Ngoài những loại thuốc nêu trên, bệnh nhân còn có thể sử dụng thuốc Đông y bào chế sẵn để điều trị bệnh. Bài thuốc chữa trị bệnh được đánh giá lành tính nhất và tốt nhất hiện nay chính là Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường.
Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường là bài thuốc kế thừa và phát triển từ những bài thuốc đông y cổ phương, kết hợp cùng kết quả nghiên cứu thực tế trong quá trình chữa trị cho người bệnh.
Bài thuốc này tác động dựa vào nguyên lý lấy gốc làm mục tiêu chữa trị, giải quyết căn nguyên gây bệnh nhờ công dụng khu phong tán hàn, cải thiện sức đề kháng, nâng cao chức năng thận, phế, tỳ, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, hồi phục thể trạng, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.
Mỗi lọ Cao Bổ Phế sẽ tương ứng với một liệu trình kéo dài 10 ngày. Liều dùng sẽ khác nhau tùy vào tường hợp bệnh cụ thể, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
Sản phẩm này không làm trung tâm hô hấp bị ức chế để kiểm soát các triệu chứng mà cải thiện bệnh theo 2 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1:
- Giúp loãng đờm, giảm kích ứng niêm mạc họng và cảm giác khó chịu tại cổ họng.
- Giảm sưng, tiêu viêm tại khu vực hầu họng từ đó hạn chế và kiểm soát cơn ho.
- Tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch vùng hầu họng, loại bỏ các tác nhân gây ngứa họng và làm khởi phát cơn ho.
Giai đoạn 2:
- Phục hồi thương tổn niêm mạc tại lòng ống phế quản và vùng hầu họng.
- Tăng cường chất dinh dưỡng để cải thiện chức năng của phế phổi, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.
Hy vọng qua các thông tin trong bài viết, bạn đọc đã có được câu trả lời cho thắc mắc “viêm phế quản uống thuốc gì?”. Tuy nhiên, các loại thuốc nêu trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, người bệnh vẫn nên đi khám để xác định rõ nguyên nhân, tình trạng bệnh và tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa về những loại thuốc điều trị phù hợp.