Đờm bám trong đường hô hấp là nguyên nhân dẫn đến cơn ho dai dẳng, không dứt ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có một số bé có đờm nhưng không ho khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về triệu chứng này và cách cải thiện hiệu quả nhất.
Nguyên nhân bé có đờm nhưng không ho
Đờm xuất hiện ở cổ họng là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Đờm được hệ thống hô hấp tiết ra nhưng một phản ứng tự vệ trước các tác nhân lạ xâm nhập vào đường hô hấp. Trong đờm thường có protein, vi khuẩn, chất lạ, tế bào miễn dịch, tế bào bạch cầu,…
Đờm được tiết ra với mục đích cuốn các chất bẩn, vi khuẩn trong đường hô hấp và đưa chúng ra bên ngoài. Ngoài ra, các tế bào miễn dịch trong đường hô hấp cũng giúp hỗ trợ tiêu diệt các vi khuẩn và ngăn chúng quay lại tấn công đường hô hấp. Nếu vi khuẩn vẫn phát triển mạnh thì đờm sẽ có mùi hôi, đổi màu đậm và dịch tiết đờm sẽ nhiều hơn. Nếu đờm không được xử lý sẽ gây tắc nghẽn đường hô hấp khiến bé khó thở.
Nếu bé có đờm nhưng không ho thì mẹ cũng không nên vội lo lắng. Bởi vì cấu trúc hệ thống tiêu hóa của bé khác với người lớn. Phần dạ dày thường nằm ngang nên bé rất dễ bị nôn, trớ nếu ăn nhiều thức ăn hay ăn đồ lạ. Do đó, đờm sinh ra ở cổ họng của bé có thể là do dịch từ hệ thống đường tiêu hóa đẩy lên.
Để xem liệu bé có phải mắc đờm do bệnh lý hô hấp hay không thì bố mẹ hãy quan sát dịch đờm. Nếu đờm đặc quánh có màu vàng đến xanh thì chắc chắn bé đã mắc phải các bệnh về đường hô hấp. Nếu dịch này chuyển sang màu đục trắng kèm mùi hôi thì bé đã mắc bệnh về đường hô hấp mãn tính. Trong trường hợp này, gia đình cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Bé có đờm nhưng không ho phải làm sao?
Nhỏ nước muối sinh lý và hút đờm
Đối với tình trạng đờm đặc quánh, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi để làm loãng đờm vào đưa chúng ra bên ngoài. Phương pháp này giúp việc lấy đờm hiệu quả, an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mẹ thực hiện như sau:
Cho bé nằm nghiêng sang một bên, nhỏ khoảng 6 giọt nước muối vào phần mũi ở bên trên. Nước muối sẽ đi vào trong làm loãng đờm và đào thải ra ngoài ở đường bên dưới. Nếu dịch nhầy đặc quánh, mẹ nên dùng ống hút đờm đặt ở phần mũi dưới để hỗ trợ. Thực hiện tương tự với phần mũi bên dưới.
Vỗ rung long đờm
Vào buổi sáng khi bé ngủ dậy thì dịch đờm trong cổ họng sẽ tích tụ nhiều. Mẹ nên dùng biện pháp vỗ rung long đờm để tống đờm ra bên ngoài hiệu quả nhất. Mẹ không thực hiện phương pháp này sau khi ăn vì sẽ làm bé bị nôn. Cách thực hiện như sau:
Để trẻ ngồi trên đùi, quay lưng về phía bạn. Dùng tay vỗ nhẹ từ giữa lưng lên dần đến cổ. Tay vỗ nên tạo khum lại để tạo thành khoảng trống cho không khí dễ lọt vào giảm đau cho bé. Nếu bạn vỗ đúng kỹ thuật sẽ thấy lưng bé phát ra những tiếng lộp bộp và lồng ngực rung lên từng cơn theo nhịp. Sau khoảng 10 phút thực hiện, bé sẽ nôn ra đờm. Lúc này, mẹ cần quan sát đờm, tính chất, màu sắc để nói lại với bác sĩ.
Bài thuốc từ củ cải trắng và lê
Chuẩn bị: 1kg củ cải trắng, 1kg lê, mật ong nguyên chất, 250g đường.
Cách thực hiện: Lê và củ cải trắng gọt bỏ vỏ, rửa sạch với nước muối rồi ép lấy nước cốt. Gừng gọt vỏ rửa sạch và vắt lấy nước cốt. Đun sôi nước lê và củ cải rồi tắt bếp cho thêm đường, nước cốt gừng, mật ong vào và khuấy đều. Đợi nước nguội mẹ đổ vào lọ thủy tinh và cất trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Lưu ý, mỗi lần dùng cần hấp cách thủy lại cho ấm. Mẹ cho bé dùng khoảng 1 thìa/ 1 ngày, duy trì đều đặn khoảng 2 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ho có đờm nguyên nhân do đâu? Hướng xử lý bệnh hiệu quả
Bài thuốc từ mật ong và chanh trị có đờm nhưng không ho ở trẻ
Cho vào chén nhỏ 2 thìa mật ong thêm một chút nước ấm, 1 thìa cà phê nước cốt chanh rồi trộn đều hỗn hợp lên. Tiếp theo, mẹ cho bé uống 2 thìa nước ấm trước rồi cho 1 thìa nước mật ong chanh. Mẹ nên cho bé uống vào buổi sáng trước khi ăn để đem lại hiệu quả cải thiện tốt nhất.
Lưu ý khi chăm sóc bé có đờm không ho
- Đảm bảo môi trường sống của bé luôn thông thoáng, sạch sẽ, không bị ẩm mốc và bụi bẩn. Mẹ cần thường xuyên vệ sinh giường ngủ, đồ chơi cho bé để loại bỏ những vi khuẩn có thể gây bệnh.
- Nên cho bé vận động ngoài trời vào buổi sáng để giúp bé có thể hít thở không khí trong lành.
- Tắm cho bé với nước nóng trong phòng kín, tránh gió lùa. Tắm ít nhất cho bé 1 lần/ 1 ngày để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
- Nếu phòng dùng máy lạnh, mẹ nên tạo độ ẩm trong không khí vừa phải để tạo cảm giác dễ chịu cho bé.
- Giữ ấm cho bé khi thời tiết giao mùa, trở lạnh. Vào ban đêm, mẹ nên giữ ấm ngực và chân cho bé.
- Súc miệng cho bé bằng nước muối loãng hàng ngày để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công và tình trạng viêm vòm họng.
- Trong bữa ăn hàng ngày, mẹ nên tránh cho bé ăn những thực phẩm gây kích thích vòm họng như: bột, sữa, đậu nành,…
- Cho bé uống đủ nước để nâng cao sức đề kháng và giúp dịch nhầy loãng ra, dễ tống khứ ra ngoài.
- Gia đình không nên tự ý sử dụng thuốc và các biện pháp lấy đờm nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng bé có đờm nhưng không ho. Đây là dấu hiệu thường thấy ở trẻ nhỏ có thể do hệ thống tiêu hóa hoặc do viêm nhiễm đường hô hấp. Chính vì vậy, gia đình cần theo dõi trẻ thường xuyên, nếu tình trạng đờm không dứt cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và điều trị kịp thời.