Chữa viêm phế quản bằng lá trầu chính là mẹo dân gian được lưu truyền từ lâu và đến nay vẫn giữ nguyên được công dụng tuyệt vời này. Sở hữu đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm nên đặc biệt hiệu quả trong chữa trị bệnh về đường hô hấp. Nếu như kiên trì thực hiện hàng ngày cộng với xây dựng chế độ ăn uống khoa học thì chắc chắn bệnh sẽ cải thiện nhanh chóng. Bây giờ hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay các bài thuốc từ lá trầu không chữa bệnh trong bài viết dưới đây nhé!
Chữa viêm phế quản bằng lá trầu
Theo YHCT, lá trầu không sở hữu tính ấm, mùi thơm, vị cay nồng đặc trưng nên có tác dụng tốt trong hỗ trợ lưu thông, điều hòa khi huyết, giải độc, trị ho, tán hàn khu phong, hóa đàm,… Sử dụng lá trầu không có thể giảm được nhanh chóng tình trạng thở khò khè, ngứa họng và ho có đờm nên dược liệu này đã và đang xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh hô hấp.
Y học hiện đại cũng tìm ra nhiều hoạt chất của lá trầu tham gia chữa trị bệnh viêm phế quản điển hình gồm Chavicol, Betel, Eugenol, Cineol, Tanin, tinh dầu thơm, các vitamin cùng với axit amin, Estragol, Chavibetol,…
Với những thành phần tuyệt vời trên thì không còn phải nghi ngờ bất cứ điều gì nữa về khả năng lá trầu chữa bệnh rồi đúng không nào? Đặc biệt chúng lại còn an toàn, không tác dụng phụ và dễ tìm kiếm nên tiết kiệm được nhiều chi phí điều trị. Bạn có thể dùng lá trầu riêng lẻ hoặc kết hợp thêm với thảo dược thiên nhiên khác để gia tăng hiệu quả trị bệnh đều được. Dưới đây là các cách phổ biến nhất, mời tham khảo:
Lá trầu không với mật ong
Mật ong có vị ngọt tự nhiên, không làm phế quản đang viêm bị kích ứng mà còn khiến cơn ngứa rát giảm đi nhanh chóng. Chính hoạt chất Hydro Peroxide trong chúng có khả năng loại bỏ Glucozo cùng vi khuẩn lên đến 80% để giúp hệ thống miễn dịch được ổn định hơn. Đồng thời bổ sung nguồn năng lượng giảm mệt mỏi. Sự kết hợp lá trầu không với mật ong giúp giảm ho, dịu niêm mạc, loãng đờm hiệu quả. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm trầu không tươi, mật ong nguyên chất và muối
- Lá trầu không mang đi rửa, ngâm cùng nước muối pha loãng để loại bỏ hết bụi bẩn, tạp chất rồi để ráo.
- Xay nhuyễn trầu không, lọc lấy phần nước cốt hòa cùng 1 – 2 thìa mật ong để uống. Bên cạnh đó bạn cũng có thể đem hỗn hợp đi hấp cách thủy để mật ong dễ tan, giảm bớt mùi hăng khó uống.
- Duy trì thực hiện đều đặn ngày từ 2 – 3 lần để triệu chứng viêm phế quản được cải thiện tốt hơn.
Lá trầu không với muối hạt
Muối là một gia vị sẵn có trong bất kỳ một gian bếp nào trong đình. Ngoài tác dụng cân bằng độ vừa vặn cho món ăn thì muối còn mang đặc tính khử khuẩn, sát trùng mạnh mẽ nên thường hay áp dụng để làm sạch niêm mạc phế quản, niêm mạc họng. Phối hợp lá trầu không cùng muối hạt sẽ giúp vi khuẩn tấn công vào niêm mạc bị loại bỏ. Từ đó đường hô hấp giảm nhiễm trùng một cách đáng kể. Các bước thực hiện như sau:
- Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm trầu không tươi màu đậm, không bị héo úa và muối
- Mang đi rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất
- Tiếp đến giã nhuyễn hoặc xay cùng một ít muối hột rồi vắt lấy phần nước cốt chia làm nhiều phần dùng hết trong ngày.
- Kiên trì đều đặn mỗi ngày cho đến khi các dấu hiệu của bệnh được thuyên giảm hẳn thì dừng lại.
Lá trầu không với củ nén chữa viêm phế quản
Củ nén hay còn được gọi là hành tăm sở hữu mùi hăng, vị cay nồng và tính nóng nên có tác dụng tiêu đờm, làm ấm hệ hô hấp và sát khuẩn. Đặc biệt với đối tượng mắc bệnh kèm theo ớn lạnh hoặc sốt và đau rát cổ họng thì đây chính là sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn.
Tuy bài thuốc từ lá trầu không cùng củ nén có mùi hăng khó uống như nó lại mang đến tác dụng hiệu quả để cải thiện bệnh giai đoạn cấp và mãn tính. Đặc biệt tránh dùng cho trẻ nhỏ vì khó uống. Cách thực hiện theo các bước như sau:
- Nguyên liệu chuẩn bị: 10g lá trầu không, 2 – 4 củ nén
- Lá trầu không mang đi rửa sạch rồi ngâm cùng nước muối để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất nếu có. Củ nén cũng rửa sạch, tách vỏ và ngâm với nước muối để giảm hăng, vớt ra thái thành các lát mỏng.
- Xay hoặc giã nhuyễn cả hai nguyên liệu này, đổ thêm cốc nước sôi vào xay để tính chất có thể tan ra hết.
- Lọc lấy nước cốt chia ra thành thành nhiều phần dùng hết trong ngày
>>> Xem thêm: Giá đỗ chữa viêm họng hiệu quả sau lần đầu sử dụng và hướng dẫn
Lá trầu không với nghệ chữa viêm phế quản
Trong nghệ chứa hoạt chất curcumin với tác dụng ức chế vi khuẩn tấn công, giảm sưng viêm nhờ đó cải thiện tốt tình trạng ho, làm long đờm và tiêu viêm nhanh chóng. Bên cạnh đó cũng nhờ chất chống oxy hóa bên trong nghệ nên mang đến tác dụng trong chống lại gốc tế bào, kích thích hồi phục nhanh chóng.
Với những đối tượng mắc bệnh viêm phế quản liên quan đến bệnh dạ dày trào ngược thì chính nghệ có chức năng kiểm soát tốt lượng acid dịch vị tiết quá mức cho phép. Cách bước thực hiện đơn giản như sau:
- Nguyên liệu chuẩn bị gồm: 6 – 10 lá trầu và 1 củ nghệ to
- Lá trầu mang đi rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng khoảng 15 phút để các tạp chất và bụi bẩn được loại bỏ nhanh chóng. Còn nghệ rửa sạch rồi cạo vỏ và thái lát mỏng.
- Cho 2 nguyên liệu đi giã nát, đổ thêm cốc nước sôi vào khuấy nhẹ, đậy kín nắp để tinh chất không bị bay mất.
- Cuối cùng lọc bỏ bã, lấy phần nước cốt chia ra thành 5 lần dùng trong ngày. Áp dụng đều đặn sẽ thấy tín hiệu bệnh cải thiện tích cực.
Chữa viêm phế quản bằng lá trầu là một phương pháp dân gian nên muốn có hiệu quả thì cần kiên trì sử dụng lâu dài và liên tục. Tuy nhiên nếu từ 7 – 10 ngày dùng mà không thấy hiệu quả từ thuốc mang lại thì người bệnh cần tạm dừng rồi thông báo cho bác sĩ chuyên khoa biết để được thăm khám và tư vấn hướng chữa trị phù hợp.