Ho có đờm là hiện tượng ho dai dẳng lâu ngày thường gặp phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người lớn Đặc biệt đây còn là biểu hiện của triệu chứng có liên quan đến hệ hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng nếu như không được phát hiện và chữa trị sớm, đúng cách. Vậy nguyên nhân hình thành ho có đờm là do đâu? Có cách chữa trị nào hiệu quả nhất? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu lời giải đáp ngay qua bài viết dưới đây/
Ho có đờm ở người lớn và trẻ nhỏ nguyên nhân do đâu?
Đờm hay đàm thực chất chính là chất tiết đường hô hấp gồm có hồng cầu, chất nhầy, bạch mủ cầu,… Sau đó được tống ra ngoài cơ thể thông qua họng, phế nang, phế quản, xoang trán và hốc mũi. Do vậy ho có đờm được hiểu là ho kết hợp cùng dịch nhầy đi khỏi đường hô hấp, theo ra ngoài bằng mũi và miệng. Tùy vào tình trạng ho có kéo dài hay không thì bác sĩ sẽ đánh giá bệnh là cấp tính hay mãn tính.
Hiện các chuyên gia đã xác định ho có đờm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có trường hợp liên quan đến cảm lạnh, cảm cúm hoặc dị ứng. Ngoài ra còn hình thành bởi một vài nguyên nhân điển hình sau đây:
- Viêm phổi: Viêm phổi khiến tần suất cơn ho gia tăng. Kèm theo đó chính là các cơn đau tức ở ngực, khác ra đờm màu vàng đậm.
- Lao phổi: Bệnh nhân này sẽ có nhiều biểu hiện sốt vào chiều tối, cơn ho kèm chất nhầy tiết ra màu trắng đục lẫn thêm cả màu.
- Giãn phế quản: Ho thường xảy ra vào thời điểm sáng sớm, đờm màu vàng đục dạng đặc quánh giống mủ, kết hình thành hình khuôn.
- Viêm phế quản: Ban đầu xuất hiện ho khan thông thường. Sau đó cơn ho kéo theo đờm màu vàng đục hoặc màu xanh lục.
- Cảm cúm: Người bệnh thấy triệu chứng ho kiểu ngắt quãng có đờm lỏng, trong không có màu.
- Đường thở viêm nhiễm: Chính đường thở viêm nhiễm đã làm cho lớp niêm mạc phế quản, phổi thu hẹp lại. Sau đó tái cấu trúc niêm mạc phế quản, phổi dễ làm hệ miễn dịch suy giảm, xuất hiện ho kéo dài mãi không khỏi.
- Yếu tố môi trường: Sống trong một môi trường thường xuyên có khói bụi hay ô nhiễm cũng là điều kiện thuận lợi làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập rồi đi vào bên trong của cơ thể.
Thêm vào đó, ho có đờm dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với cơ thể nên người bệnh cần phải nhận biết và chữa trị kịp thời bằng một số dấu hiệu điển hình như sau:
- Cảm thấy ngực bị nặng vì như đang có thứ gì vướng tại cổ họng
- Ho có kèm theo đờm nhầy màu vàng đục, màu trắng, xanh đục và đặc biệt xuất hiện nhiều vào sáng sớm và ban đêm.
- Thường đi kèm với sốt ngắt quãng, có thể là sốt nặng hoặc nhẹ và đôi khi cảm thấy lạnh run lên.
- Ban đêm hay bị đổ mồ hôi lạnh dù nhiệt độ phòng rất nóng. Còn khi phát cơn ho thì sẽ thấy khó thở, đau tức ngực và thở gấp.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về ho gió: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả
Cách trị ho có đờm hiệu quả nhất
Có rất nhiều các phương pháp cải thiện tình trạng bị ho có đờm khác nhau mà bệnh nhân có thể lựa chọn. Nhưng cần căn cứ theo mức độ của triệu chứng, giai đoạn phát triển bệnh cũng như yếu tố sức khỏe để áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp. Dưới đây là một số cách điển hình hay được áp dụng nhất mà bạn có thể tham khảo:
Trị ho có đờm bằng thuốc Tây y
Với phương pháp này thì bệnh nhân được chỉ định kiểm tra thăm khám lâm sàng hoặc sơ bộ về tình trạng sức khỏe, tiền sử mắc bệnh. Từ đó tìm kiếm cách chữa phù hợp nhất. Nhưng thông thường, bệnh nhân hay được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc sau:
- Terpin Hydrat: Có chức năng loãng đờm, hóa dịch nhầy ở phế quản. Tuy nhiên khuyến cáo chỉ nên dùng từ 3 – 5 ngày để hạn chế tối thiểu tác dụng phụ gặp phải.
- Acetylcystein: Thuốc giúp làm giả độ đặc quánh đờm để tạo điều kiện thuận lợi tống hết ra bên ngoài khi bệnh nhân ho.
- Bromhexin Hydroclorid: Thuốc mang tác dụng điều hòa đường hô hấp và tiêu đờm. Nhưng khuyến cáo chỉ nên sử dụng tối đa trong 10 ngày, tránh lạm dụng hay uống quá liều cho phép.
Bên cạnh đó để thuận tiện cho việc chữa trị rút ngắn thời gian có thể, dễ dàng loại bỏ ho có đờm thì người bệnh cũng được bác sĩ thăm khám trực tiếp khuyên nên dùng máy khí dung và máy hút đờm. Cụ thể:
- Máy khí dung: Mục đích nhằm đưa thuốc vào bên trong cơ thể theo dạng sương mù. Từ đó giúp thành phần thuốc được thấm sâu nhanh chóng, hấp thụ tốt giúp làm giảm đáng kể tình trạng ho có đờm hơn so với việc uống thuốc.
- Máy hút đờm: Hỗ trợ hút sạch đờm dãi, chất nhầy tồn tại bên trong cổ họng. Từ đó giúp khoang mũi và vùng họng loại bỏ hết vi khuẩn có hại. Đồng thời làm đường thở được sạch sẽ và thông thoáng hơn.
Trị ho có đờm bằng bài thuốc dân gian
Bên cạnh áp dụng thuốc Tây y chữa bệnh ho có đờm thì người bệnh cũng có xu hướng lựa chọn các bài thuốc dân gian chữa bệnh tại nhà. Đơn giản làm vì chúng hầu hết là nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, an toàn, không tác dụng phụ, lành tính và cải thiện bệnh hiệu quả. Sau đây là các cách được áp dụng nhiều nhất, cho thấy phản hồi tích cực mà bạn nên tham khảo:
- Chanh đào: Chuẩn bị 1 – 2 quả chanh đào mang đi vắt lấy nước cốt. Sau đó trộn đều cùng mật ong nguyên chất là có thể dùng được. Kiên trì áp dụng đều đặn ngày 2 – 4 lần, mỗi lần uống 2 – 4 thìa.
- Gừng tươi: Gừng có tính ấm nên mang tác dụng khắc phục ho có đờm rất hiệu quả. Nguyên liệu chuẩn bị gồm gừng tươi mang đi rửa sạch rồi cạo hết vỏ, giã nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt bỏ bã. Cuối cùng trộn với mật ong nguyên chất với tỉ lệ 1:1. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa đến khi nào bệnh thuyên giảm hẳn thì dừng lại.
- Tỏi: Chuẩn bị từ 2 – 3 tép tỏi rồi mang đi đập nát, bỏ thêm mật ong vào trộn đều. Cho vào hấp cách thủy trong khoảng 15 phút đến khi nào thấy tỏi chín mềm nhừ thì bắc ra. Duy trì đều đặn ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần uống 2 thìa cà phê là sẽ cảm nhận được hiệu quả cải thiện rõ rệt sau một vài ngày.
- Húng chanh: Lấy 1 nắm lá húng chanh rửa sạch, để cho ráo nước rồi đem đi xay nhuyễn lấy nước cốt bỏ vào bát. Sau đó bỏ đường phèn vào hấp cách thủy khoảng 15 phút. Dùng thuốc ngày 2 – 3 lần đến khi nào bệnh khỏi hẳn thì thôi.
- Rau diếp cá: Đây cũng là mẹo chữa ho có đờm nhanh chóng và hiệu quả. Đặc biệt cách thực hiện còn rất đơn giản. Mang rau diếp cá đi rửa sạch rồi ngâm cùng muối loãng để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất. Sau đó vớt ra cho vào máy xay nhuyễn, bỏ bã lọc lấy phần nước cốt. Cuối cùng đun sôi nước cốt rau diếp cá cùng nước vo gạo dùng hàng ngày.
- Củ cải trắng: Chuẩn bị củ cải trắng mang đi rửa sạch, ép lấy nước cốt rồi đun sôi trên bếp cùng 1 vài lát gừng. Chắt ra bát, chờ hỗn hợp nguội còn ấm ấm thì bỏ thêm mật ong vào khuấy đều. Kiên trì sử dụng ngày 2 lần để mang đến hiệu quả tốt nhất.
Bài viết trên đã tổng hợp một cách chi tiết và đầy đủ nhất nguyên nhân cũng như cách chữa trị bệnh ho có đờm hiệu quả để giúp cho người đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhằm ngăn ngừa bệnh phát sinh hoặc tái phát. Với người đang mắc bệnh cần phải chủ động đi thăm khám ngay để được tư vấn hướng chữa trị dứt điểm. Tránh tình trạng tự ý dùng thuốc vì dễ gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúc bạn thành công!