Tình trạng viêm họng ho ra máu là dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe của người bệnh đang đứng trước nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân gây ra chứng bệnh là do đâu? Hướng điều trị ra sao?
Viêm họng ho ra máu có nguy hiểm không?
Viêm họng ho ra máu thường gặp khi bệnh nhân đang gắng sức ho. Khi ấy, máu sẽ có màu hồng hoặc màu đỏ tươi. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà số lượng máu ra sẽ ít hay nhiều. Khi bị viêm đau họng ho ra máu thành họng sẽ bị thương tổn và ứ máu, sưng phù.
Không chỉ là những triệu chứng đơn thuần mà tình trạng này cũng chính là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải một số bệnh lý nguy hiểm như:
Đường hô hấp bị nhiễm trùng
Các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng tại đường hô hấp do căn bệnh viêm phổi gây ra như áp xe phổi, viêm phổi cấp, u nấm phổi, viêm phổi hoại tử hay nấm phổi… có thể khiến cho bệnh nhân bị đau ngực, sốt, ho khạc ra nhiều máu.
Bệnh lao phổi
Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là do vi khuẩn lao gây ra. Có thể nói, đây chính là căn bệnh có tỷ lệ lây nhiễm khá cao. Không chỉ bị ho, khạc ra máu, người bệnh còn có thể bị sốt nhẹ, khó thở, cơ thể đổ nhiều mồ hôi, cơ thể mệt mỏi, uể oải…
Giãn phế quản
Đây là một trong số những biến chứng mà căn bệnh viêm phổi gây ra. Bệnh nhân khi ấy sẽ bị ho ra máu, đau họng. Lượng máu khi ấy chỉ gồm có một lượng nhỏ và chỉ kéo dài trong 3 đến 5 ngày. Nếu như lượng máu bị ho trên 100ml thì nguy cơ dẫn đến tử vong sẽ rất cao.
Ung thư phế quản
Viêm họng ho ra máy có thể là dấu hiệu ung thư phế quản là căn bệnh rất phổ biến ở nước ta hiện nay. Khi bị ung thư phế quản, người bệnh sẽ bị ho dai dẳng, ho có đờm liên tục, khàn giọng, thở khò khè, mất tiếng, ăn không ngon…
Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là căn bệnh thường gặp ở những bệnh nhân hút thuốc lá, sử dụng nhiều rượu bia… Không những bị ho ra máu, bệnh nhân còn bị nghẹn tại vùng cổ họng, sưng cổ họng, khó thở, khó nuốt…
Ung thư thanh quản
Viêm họng ho ra máu cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị ung thư thanh quản. Người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng như ngạt mũi, khàn tiếng, đau đầu, nổi hạch tại góc hàm… Bên cạnh đó, bệnh nhân còn cảm thấy đường thở như bị chặn lại, cổ họng bị viêm sưng, đau nhức, ngứa ngáy…
>>> Xem thêm: Viêm họng xuất tiết là bệnh gì? Dấu hiệu, mức độ nguy hiểm và hướng chữa trị
Nguyên nhân gây viêm họng ho ra máu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó phải kể đến như:
- Đường hô hấp trên bị tổn thương: Khi nướu, răng hoặc bất kỳ cơ quan nào thuộc đường hô hấp bị thương tổn đều có thể gây ra triệu chứng viêm họng ho ra máu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc đánh răng, nghiến răng sẽ gây chảy máu. Không những vậy, chế độ ăn uống thất thường càng khiến cho thành họng bị ảnh hưởng. Khi để lâu ngày, lớp niêm mạc tại vùng họng sẽ bị ứ máu, sưng phù, mạch máu có nguy cơ bị vỡ.
- Do nhiễm virus, vi khuẩn: Viêm họng ho ra máu cũng có thể là hệ quả của một số loại virus, vi khuẩn gây ra như Pseudomonas, Staphylococcus aureus hoặc do loại nấm Aspergillus…
- Do chứng xuất huyết dạ dày, trào ngược dạ dày, rối loạn đông máu: Một khi lượng acid bị trào ngược lên vùng thực quản, bệnh nhân sẽ bị ợ nóng, ợ chua, buồn nôn. Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời thì sẽ khiến cho lớp niêm mạc họng bị kích thích, khiến cho mạch máu bị vỡ.
- Những bệnh lý ở phổi và phế quản như viêm phế quản, viêm phổi… đều là tác nhân gây ra các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, đau ngực, ho ra máu…
- Viêm họng ho ra máu do một số bệnh lý khác như lupus ban đỏ, phù phổi, tắc tĩnh mạch phổi…
Cách xử lý tình trạng viêm họng ho ra máu
Để khắc phục tình trạng ho ra máu, bệnh nhân nên tham khảo những cách sau:
Xử lý bệnh
Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, bạn cần phải theo dõi tình trạng bệnh lý để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh nên thực hiện các giải pháp điều trị:
- Nếu như bệnh nhân xuất hiện khối máu đông với mức độ nhẹ thì có thể áp dụng phương pháp nội soi phế quản để điều trị.
- Nếu như lượng máu tiết ra bên ngoài thành mạch lớn thì bác sĩ sẽ đóng tắt phần mạch máu lại bằng phương pháp tiểu phẫu chụp động mạch.
- Trong trường hợp bệnh nhân bị chảy máu nhiều, bác sĩ sẽ thực hiện việc truyền máu để cung cấp đủ máu cho cơ thể.
Về chế độ dinh dưỡng
Ngoài việc dành ra nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng thì bệnh nhân cần phải xây dựng cho mình chế độ ăn uống sao cho thật hợp lý:
- Những thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị viêm họng ho ra máu phải kể đến như mã thầy, mật ong, cháo ngó sen, hoa quả tươi, thịt lợn…
- Không sử dụng đồ ăn cay nóng, dễ gây dị ứng, tránh xa bia rượu, lạc rang, thịt gà… bởi chúng sẽ khiến cho tình trạng bệnh lý ngày càng trở nên trầm trọng.
Xây dựng thói quen sinh hoạt
- Tăng cường bổ sung uống nhiều nước vào mỗi ngày, trung bình khoảng 2 lít nước. Việc uống nước một cách thường xuyên sẽ giúp cho đờm và chất nhầy ở trong cổ họng được loãng ra.
- Dùng nước muối để súc miệng: Nước muối có tác dụng giảm viêm, dịu cổ họng và làm loãng chất nhầy và đờm. Để tăng hiệu quả điều trị, bệnh nhân có thể thêm một chút dầu khuynh diệp vào để súc miệng, sát khuẩn hàng ngày.
- Thôi mũi theo định lý để tránh tình trạng đờm bị chảy vào bên trong cổ họng.
- Không nên tiếp xúc với khói thuốc lá, chất tẩy rửa hóa học, sơn nước…
- Nên dùng tinh dầu bạch đàn, tinh dầu bạc hà… để tắm nước nóng hoặc xông hơi.
- Rèn luyện cơ thể bằng các bài tập thể chất phù hợp…
- Xây dựng môi trường sống trong sạch, lành mạnh, không ô nhiễm, khói bụi.
Có thể nói rằng, viêm họng ho ra máu không chỉ là dấu hiệu cho thấy vùng họng của bạn đang bị tổn thương mà còn cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, việc chủ động phòng ngừa và điều trị kịp thời là hết sức quan trọng và cần thiết để bệnh không chuyển biến ngày càng nặng hơn.