Viêm họng được đánh giá là một trong những bệnh lý đường hô hấp phổ biến ở nước ta. Thời gian gần đây, có nhiều người đặt ra câu hỏi rằng viêm họng nổi hạch ở cổ là bệnh gì, có nguy hiểm và điều trị được hay không? Để giải đáp những thắc mắc trên, mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết dưới đây.
Viêm họng nổi hạch ở cổ là bệnh gì?
Trong giải phẫu học cơ thể người, hạch bạch huyết là các chuỗi có chức năng sản sinh kháng thể và bạch cầu nhằm tiêu diệt các vi khuẩn, virus khi chúng thâm nhập vào cơ thể. Vì vậy mà hiện tượng nổi hạch ở những người bị viêm đau họng là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá chủ quan bởi chúng có thể là báo hiệu của một bệnh lý nguy hiểm nào đó.
Theo các chuyên gia, hạch có thể nổi ở cả trường hợp viêm họng mạn tính hay cấp tính. Chúng được biết đến là cơ chế phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại những tác nhân gây viêm nhiễm cổ họng. Mỗi đối tượng với tình trạng bệnh khác nhau sẽ có kích thước và vị trí khác nhau.
Đối với các trường hợp mắc viêm đau họng dạng cấp, hạch thường nổi chủ yếu tại vùng cổ họng tổn thương và sưng to gây tình trạng đau nhức. Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách thì sau một thời gian hạch sẽ tự biến mất. Còn nếu bạn bị bệnh mạn tính thì bên cạnh việc sưng họng do nổi hạch, người bệnh còn có thể kèm theo một số triệu chứng khác. Chính vì vậy mà việc cần thiết lúc này là điều trị can thiệp kịp thời để tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lý.
Người mắc viêm họng có thể nổi hạch tại những vị trí sau:
- Vùng sau gáy, tai
- Vùng dưới hàm
- Vùng cổ
Bên cạnh đó, bạn cần tìm gặp bác sĩ nếu mình xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm họng nổi hạch như:
- Hạch nổi nhiều ở tai cổ, hàm,… trong khoảng thời gian dài và có xu hướng lan rộng.
- Đau rát cổ họng, khó nuốt, khó thở, phù nề họng.
- Ho, sốt cao kéo dài, ra nhiều mồ hôi, ho kèm đờm.
- Chán ăn, cân nặng sụt giảm không rõ nguyên do
Viêm họng nổi hạch ở cổ có nguy hiểm không?
Tuỳ vào nguyên nhân gây nổi hạch mà sẽ được phân thành các mức độ khác nhau. Chúng sẽ không trở nên quá lo ngại nếu đó làm do các bệnh lý lành tính. Đồng thời, hạch sẽ chỉ tồn tại trong khoảng vài ngày sau khi điều trị.
Còn đối với các trường hợp bệnh nhân bị đau họng, nổi hạch kéo dài thì rất có khả năng bạn đang phải đối mặt với tình trạng nhiễm khuẩn do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Tình trạng trên nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác như phổi, tim, mũi, tai,… kèm với đó là các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, khó chịu làm ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Hướng điều trị viêm họng nổi hạch ở cổ
Mỗi đối tượng có cơ địa và tình trạng bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra những hướng điều trị khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều phải tuân thủ theo hai hướng đó là điều trị triệu chứng và điều trị phòng ngừa, cụ thể như sau:
Điều trị triệu chứng viêm họng nổi hạch cổ
Nếu phát hiện cổ họng bị viêm sưng kèm theo đó là tình trạng nổi hạch, điều đầu tiên bạn hãy bình tĩnh và theo dõi các biểu hiện của hạch. Nếu chúng không sưng đau quá nghiêm trọng thì người bệnh hãy thử áp dụng các biện pháp xử trí tại nhà vô cùng đơn giản như uống nhiều nước ấm hoặc chườm khăn ấm lên vị trí nổi hạch.
Còn nếu như hạch ngày càng nổi nhiều và sưng to, bạn cần lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Khi đến viện, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng nhằm xác định kích thước, vị trí nổi hạch, tình trạng viêm nhiễm và khu mủ. Nếu như hạch nổi là dạng lành tính thì bệnh nhân sẽ được kê đơn sử dụng một số loại thuốc điều trị triệu chứng gồm kháng sinh, giảm đau, chống viêm, hạ sốt, giảm ho cụ thể như:
- Thuốc kháng sinh: Penicillin, Amoxicillin, ..
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Aspirin, Ibuprofen, Acetaminophen,…
- Thuốc giảm ho: Thường dùng những loại có thành phần chứa Codein, Toplexil, Alimemazin,…
- Thuốc long đờm: Gồm Ambroxol, Carbocisteine, Acetylcysteine,…
- Viêm ngậm hoặc thuốc dạng xịt nhằm giảm ho, long đờm.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý cần dùng thuốc đúng theo chỉ định và liều lượng mà bác sĩ kê đơn. Tránh tự ý mua thuốc không phù hợp với bệnh hay dùng quá liều có thể dẫn đến nguy cơ phản ứng thuốc nguy hiểm đến tính mạng.
Còn nếu bệnh nhân bị nghi là nổi hạch ác tính thì cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng, nội soi,… để kiểm tra và chẩn đoán chính xác đồng thời cũng giúp xây dựng phác đồ trị bệnh phù hợp nhất.
Điều trị phòng ngừa viêm họng nổi hạch ở cổ
Bên cạnh việc áp dụng điều trị bệnh bằng các loại thuốc tây y, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa chứng viêm đau họng gây nổi hạch tại cổ theo những thói quen sinh hoạt dưới đây:
- Vệ sinh cá nhân đặc biệt là chăm sóc răng miệng sạch sẽ hàng ngày.
- Súc miệng, họng bằng nước muối sinh lý hoặc các loại dung dịch nước vệ sinh chuyên dụng.
- Tuân thủ nguyên tắc rửa tay với xà phòng sau khi tiếp xúc với dịch hô hấp của người mắc bệnh viêm họng.
- Không nên sử dụng các loại đồ uống chứa cồn, rượu, bia, các chất kích thích như cà phê.
- Hạn chế các loại đồ ăn chiên nấu nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng khiến niêm mạc cổ họng bị tổn thương nghiêm trọng.
- Bổ sung đủ nước, tối thiểu là 2 lít mỗi ngày, có thể uống thêm các loại nước trái cây tươi chứa hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Luôn chú ý giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa hay trời lạnh.
- Dùng khẩu trang hoặc các thiết bị bảo hộ khi tham gia giao thông hoặc tiếp xúc nhiều với khói bụi, chất hoá học.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về triệu chứng viêm họng nổi hạch ở cổ mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã có cho mình những kiến thức đúng nhằm hỗ trợ quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh, cải thiện sức khỏe bản thân.