Viêm họng mủ ở trẻ em là tình trạng bệnh lý viêm nhiễm niêm mạc cổ họng kéo dài do sự xâm nhập của virus hoặc vi khuẩn. Bệnh nếu không phát hiện và điều trị đúng cách có thể khiến con gặp nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ. Vậy bệnh hình thành từ nguyên nhân gì và làm thế nào khi con bị bệnh? Mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tham khảo thêm một số thông tin bổ ích từ bài viết dưới đây.
Viêm họng mủ ở trẻ em là như thế nào?
Viêm họng mủ ở trẻ nhỏ được đánh giá là một trong những bệnh lý phổ biến, hình thành do sự tấn công của virus hoặc vi khuẩn. Chúng thường đi vào cơ thể qua đường hô hấp, làm cho cổ họng xuất hiện tình trạng tổn thương niêm mạc trong một thời gian dài.
Đồng thời, điều này cũng dẫn tới triệu chứng phình cổ họng và hình thành mủ hoặc các hạt. Có thể nói, đây là bệnh lý ở thể nặng, cần được can thiệp điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm cho con
Nguyên nhân gây viêm họng mủ ở trẻ em
Có hai nguyên nhân chính gây bệnh ở trẻ như sau:
- Do vi khuẩn: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây chứng hình thành mủ, bệnh xuất hiện do cơ thể trẻ bị nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus pyogenes. Loài này thường có xu hướng tấn công gây nhiễm khuẩn hệ hô hấp trên. Sau đó, liên cầu sẽ khu trú, sinh trưởng và phát triển tại vùng cổ họng của trẻ, hình thành nên các dịch mủ.
- Do virus: Bệnh có thể hình thành trong trường hợp trẻ bị mắc một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như thuỷ đậu, cảm cúm, cảm lạnh, sởi,…
Bên cạnh hai yếu tố gây bệnh viêm họng mủ ở trẻ chính kể trên, bệnh cũng có thể do các yếu tố nguy cơ khác, điển hình như:
- Tổn thương do con khóc hoặc nói quá nhiều.
- Trẻ đã tiếp xúc với dịch hô hấp hoặc các vật dụng của người bị mắc bệnh.
- Môi trường sống khô hanh, có độ ẩm trong không khí thấp hoặc bé thường xuyên nằm điều điều hoà khi làm cho cổ họng bị khô rát.
- Không thường xuyên vệ sinh sạch sẽ răng miệng.
- Khẩu phần ăn thiếu khoa học, lành mạnh, hay có bé ăn các món cay nóng, có nhiều dầu mỡ và các loại gia vị.
- Do con thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng chẳng hạn như lông chó mèo, bụi bẩn, nấm mốc, các chất hoá học, phấn hoa,…
Dấu hiệu viêm họng mủ ở trẻ em cần chú ý
Trẻ em bị bệnh thường có các dấu hiệu nhận biết cụ thể như sau:
- Đau rát cổ họng, đau đặc biệt tăng mạnh và rõ rệt hơn khi con uống nước, ăn thức ăn hoặc chỉ đơn giản là nuốt nước bọt.
- Trẻ ít bị ho hoặc không chảy nhiều dịch mũi. Nếu con có hiện tượng chảy nhiều dịch mũi thì khả năng cao là bé bị viêm họng đỏ gây ra bởi virus.
- Biểu hiện quấy khóc, chán ăn, bỏ ăn, bỏ bú nhiều ở trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi do con chưa biết nói.
- Hong xuất hiện mủ kèm với đó là tình trạng sốt, đau đầu, đau bụng, nôn, buồn nôn.
- Chảy nhiều nước dãi, hơi thở có mùi hôi.
- Có nhiều ban đỏ, sần trên da.
- Thực hiện nội soi cổ họng cho thấy vùng niêm mạc của trẻ đang có dấu hiệu sưng đỏ và kèm theo đó là mủ trắng tại phía trên amidan, thành họng.
Viêm họng mủ ở trẻ em phải làm sao?
Nếu so với chứng bệnh thông thường thì căn bệnh này ở trẻ nhỏ được đánh giá là tình trạng bệnh nghiêm trọng. Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ biến chứng thành viêm tấy cổ họng, áp xe hay viêm amidan, viêm thanh quản, viêm tai giữa,… Vậy khi con bị viêm họng mủ cần phải làm sao?
Điều trị triệu chứng
Bé chẩn đoán bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc tuỳ vào từng cơ địa và tình trạng bệnh của con. Bệnh thường được bác sĩ chỉ định dùng thuốc tây y cụ thể như sau:
- Thuốc kháng sinh: Như các bạn đã biết thì kháng sinh không thể tiêu diệt virus, vậy nên chúng thường chỉ được sử dụng trong trường hợp mắc viêm họng mủ do liên cầu khuẩn. Thuốc dùng phổ biến là Penicillin, Amoxicillin.
- Dung dịch điện giải Oresol: Ba mẹ có thể bổ sung Oresol nhằm bù nước và cân bằng điện giải cho con nếu bé có biểu hiện nôn mửa và tiêu chảy nhiều lần trong ngày.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Nếu con thường bị sốt từ 38 độ C trở lên, hãy cho con uống thuốc hạ sốt chứa thành phần chính là paracetamol. Liều lượng phụ thuộc vào từng độ tuổi khác nhau của con mà bố mẹ sẽ điều chỉnh phù hợp, tránh tình trạng dùng quá liều hoặc thiếu liều lượng. Ngoài ra, nếu con không chịu hợp tác trong việc uống thuốc thì bạn cũng có thể tham khảo dòng hạ sốt bằng đường đặt hậu môn. Lưu ý, thời gian của mỗi lần dùng thuốc hạ sốt sẽ phải cách nhau tối thiểu là từ 4-6 giờ.
- Ngoài ra, bạn cũng cần kết hợp sử dụng thêm một số loại thuốc khác nhằm bổ sung chất xơ, sắt, vitamin, kẽm,… giúp tăng cường hệ miễn dịch cho con.
Tuy nhiên, do trẻ em thuộc nhóm đối tượng khá nhạy cảm, vậy nên cần phải hết sức cẩn trọng trong quá trình điều trị viêm họng mủ bằng các loại thuốc tân dược. Bởi hầu hết chúng đều tiềm ẩn những nguy cơ làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy, cha mẹ nên nhớ hãy cho con uống đúng theo đơn kê của bác sĩ và luôn theo dõi mọi dấu hiệu bất thường của con để kịp thời đưa đến cơ sở y tế.
Các biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm họng mủ
Bên cạnh việc dùng thuốc tây để chữa bệnh, cha mẹ cũng nên tham khảo các biện pháp chăm sóc nhằm hỗ trợ và đẩy nhanh quá trình hồi phục của con, hạn chế nguy cơ tái phát. Bạn nên tuân thủ theo một số lời khuyên từ chuyên gia dưới đây:
- Điều đầu tiên, cần chú ý luôn tuân thủ theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ.
- Có thể bổ sung vitamin C từ các loại trái cây, đặc biệt là nước ép táo giúp làm giảm tình trạng đau họng. Các bé lớn tuổi hơn có thể cho con dùng kẹo ngậm. Và với trẻ trên 8 tuổi, hãy cho con dùng nước muối sinh lý để làm sạch miệng, cổ họng và giảm đau, giảm viêm.
- Uống đủ tối thiểu 2 lít nước một ngày, hoặc để con ăn các loại thức ăn như sữa chua, nước mát.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất. Một số thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng hoặc giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả như táo, súp lơ, rau cải, chuối, yến mạch, canh gà, cá giàu omega 3, việt quất,…
- Không nên cho con ăn các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, mặn, đồ khô cứng, chua,… Bởi chúng có thể khiến phần niêm mạch cổ họng bị tổn thương nghiêm trọng hơn và bệnh cũng lâu khỏi hơn.
- Cho con ăn các món có độ mềm, dẻo, được nấu kỹ như súp, cháo,…
Biện pháp phòng ngừa viêm họng mủ
- Tuân thủ phương pháp loại bỏ vi khuẩn bằng việc thường xuyên rửa tay với xà phòng.
- Sử dụng khẩu trang hoặc các thiết bị bảo hộ khi tiếp xúc với khói bụi, nơi đông người hoặc các chất độc.
- Luôn chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là cổ họng khi vào mùa lạnh.
- Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc nước, bàn chải, khăn mặt,… vớ những người nhiễm hoặc nghi nhiễm các bệnh đường hô hấp.
- Vệ sinh tai mũi họng cho bé thường xuyên, tối thiểu là từ 2-3 lần/tuần.
- Đánh răng và sử dụng nước muối súc miệng ngày 2 lần để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.
Hy vọng rằng những thông tin về bệnh viêm họng hạt ở trẻ em mà chúng tôi muốn gửi gắm đến đến bạn đọc sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Đồng thời, cũng đưa ra được phương hướng điều trị bệnh hiệu quả và phù hợp với con.