Thói quen ăn uống hàng ngày gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh viêm phổi nói riêng và các bệnh lý về đường hô hấp nói chung. Bị viêm phổi nên ăn gì và nên kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về thực đơn phù hợp dành cho người bệnh.
Bị viêm phổi nên ăn gì?
Viêm phổi ăn cháo gì?
Người bệnh sức đề kháng yếu nên cần được bổ sung các món ăn có nhiều dưỡng chất. Món cháo là một lựa chọn phù hợp vì cháo mềm, dễ ăn không gây kích ứng vòm họng. Ngoài ra, người chế biến có thể thêm các nguyên liệu bổ dưỡng giúp cải thiện sức khỏe của người bệnh. Một số món cháo mà bạn có thể thêm vào thực đơn hàng ngày, đó là:
- Cháo lươn: Cháo lươn là món ăn rất tốt dành cho người muốn hồi phục, nâng cao sức đề kháng. Trong cháo lươn có chứa các thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe như chất béo, vitamin, sắt, khoáng chất,…
- Cháo gà: Trong gà có hàm lượng protein cao giúp lại sức và phục hồi cơ thể nhanh chóng. Ngoài ra, trong cháo gà cũng có nhiều vitamin, canxi tốt cho cơ thể.
- Cháo trứng: Trứng là thực phẩm rất có lợi cho những người bị viêm phổi. Trong trứng có hàm lượng kẽm, vitamin A, canxi,… cùng một số dưỡng chất thiết yếu khác. Ăn cháo trứng sẽ hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng và hiệu quả.
Bị viêm phổi nên ăn hoa quả gì?
Để tăng cường sức đề kháng và đảm bảo cơ thể có đủ dưỡng chất, bạn nên bổ sung thêm trái cây trong bữa ăn. Một số loại trái cây tốt cho những người bệnh, đó là:
- Quả óc chó: Quả óc chó thường được dùng để bồi dưỡng cho sức khỏe của trẻ nhỏ và bà bầu. Tuy nhiên, nhờ hàm lượng dưỡng chất cao nên đây cũng là loại quả được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh viêm phổi nói riêng và các bệnh về đường hô hấp nói chung.
- Dâu tây: Trong dâu tây có chứa hàm lượng lớn các dưỡng chất cao như: chất chống oxy hóa, vitamin C, caroten,… Ăn dâu tây giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm kích ứng hiệu quả.
- Đu đủ: Đủ đủ là loại quả mềm, rất phù hợp cho người điều trị các bệnh về đường hô hấp. Các dưỡng chất trong đu đủ kể đến như: vitamin A, C, B1, B2,… Ăn dâu tây giúp cải thiện hệ thống miễn dịch giúp bệnh nhanh hồi phục.
- Chuối: Trong chuối có nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, do chuối có tính mềm nên không gây nên các kích ứng đối với vòm họng, bảo vệ hệ thống hô hấp hiệu quả.
- Cam, quýt: Trong các loại quả họ cam có chứa hàm lượng nước và vitamin C rất cao giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn có thể vắt nước cam, quýt để dành cho người bệnh uống khi bị viêm phổi.
- Kiwi: Trong kiwi cũng chứa hàm lượng vitamin C cao, tính mềm nên rất phù hợp cho người bệnh. Bạn có thể cắt nhỏ kiwi thành hạt lưu và ăn cùng sữa chua vào buổi sáng.
- Táo: Táo có chứa hàm lượng nước cao cùng nhiều vitamin, khoáng chất quan trọng. Ăn táo giúp lại sức và cải thiện các triệu chứng cho người bệnh.
Viêm phổi kiêng ăn gì?
Hạn chế những đồ ăn gây đờm và ho
Nhiều người nghĩ rằng việc ăn nhiều sữa và bơ sẽ khiến khoang họng bị tăng đờm nhiều hơn. Tuy nhiên, thực tế việc ăn nhiều sữa, bơ sẽ chỉ làm cho đờm đặc hơn chứ không hề tăng đờm.
Các nghiên cứu y khoa cho thấy, đờm sẽ tăng nhanh chóng khi bạn ăn quá nhiều thịt, muối, tinh bột,… Theo đó, những người ăn quá nhiều tinh bột tinh chế, thịt, natri sẽ gây ra những kích ứng vòm họng dẫn đến tình trạng ho nhiều hơn.
Nếu bạn hạn chế những thực phẩm trên và thay bằng những loại trái cây sẽ giúp giảm việc tích tụ đờm và các cơn ho dai dẳng. Một số thực phẩm nên hạn chế bao gồm:
- Những loại thịt có màu đỏ như: thịt bò, thịt lợn,… thịt chế biến sẵn.
- Các món ăn chiên nhiều dầu mỡ.
- Đồ tráng miệng và đồ ngọt.
- Thực phẩm chế biến sẵn.
- Ngũ cốc tinh chế.
- Các loại mỳ, đặc biệt là mì trắng.
- Đồ ăn chua, cay nóng.
Hạn chế những đồ ăn mặn, chứa nitrat
Người bệnh viêm phổi nên hạn chế sử dụng những loại đồ ăn mặn, chứa nhiều muối vì việc tiêu thụ một lượng lớn các đồ ăn chứa nitrat mỗi ngày có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trong khoang họng trở nên trầm trọng hơn. Thậm chí, người bệnh có thể phải chịu những cơn ho dai dẳng, ho cấp đến mức nhập viện. Do đó, người bệnh nên ăn lượng nitrat vừa phải, không nên lạm dụng quá nhiều. Một số thực phẩm chứa nhiều nitrat kể đến như:
- Thịt xông khói.
- Xúc xích.
- Những thực phẩm chế biến sẵn như thịt nguội, dưa chua,..
- Dăm bông.
Tránh xa những thực phẩm gây đầy hơi
Những thực phẩm gây đầy hơi đồng thời cũng làm tình trạng bệnh viêm phổi trở nên xấu hơn. Các thực phẩm làm đầy hơi sẽ tăng áp lực lên cơ hoành và khiến bệnh trở nặng. Nếu chẳng may bị đầy hơi, bạn có thể sử dụng những thực phẩm sau để giảm cơ đầy hơi như: bắp cải, bông cải xanh, bồn cải, giá đỗ,…
Tránh xa những thực phẩm dễ gây dị ứng
Bệnh viêm phổi, viêm đường hô hấp rất dễ dị ứng với một số thực phẩm nhất định. Những thực phẩm này có thể khiến các triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng hơn như: khó thở, ho, thở khò khè, viêm thắt phế quản,… Nếu triệu chứng bệnh ngày càng xấu đi, bạn cần tìm hiểu xem cơ địa của bạn có dễ dị ứng với một số thực phẩm, như: Trứng, sữa, hải sản, các loại hạt, đậu phộng, đậu nành, động vật có vỏ,…
Hạn chế những đồ uống có cồn, có gas, nước ngọt
Đồ uống có cồn, nước ngọt có gas sẽ gây kích ứng mạnh mẽ đến khoang họng và hệ thống hô hấp, khiến tình trạng bệnh lý trở nên nguy hiểm hơn. Bên cạnh đó, các thức uống này cũng làm giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị bệnh.
Viêm phổi nên ăn gì và không nên ăn gì? Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc này. Ngoài việc duy trì một thói quen ăn uống lành mạnh, người bệnh cũng cần tuân thủ các hướng dẫn và liệu trình điều trị của bác sĩ để bệnh nhanh chóng được thuyên giảm.