Bệnh viêm phổi có chữa được không? Điều trị bệnh như thế để mang lại hiệu quả? Là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra bởi đây là bệnh lý gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới sức khỏe và tỷ lệ mắc bệnh này ở nước ta cũng không phải là thấp. Bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề này, cùng theo dõi ngay nhé.
Bệnh viêm phổi có chữa được không?
Viêm phổi là bệnh lý có thể khởi phát ở nhiều đối tượng và không phân biệt lứa tuổi hay giới tính. Những người hút thuốc lá thường xuyên, sức đề kháng yếu và làm việc, lao động trong môi trường bị ô nhiễm thì nguy cơ mắc bệnh lại càng tăng cao.
Bệnh diễn ra khi các phế nang của phổi bị viêm nhiễm do một lí do bất kì nào đó. Tình trạng viêm có thể xuất hiện ở một vị trí hoặc một vài vùng. Nghiêm trọng hơn là viêm tại toàn bộ phổi.
Chứng bệnh này có thể chữa trị hoàn toàn nếu như được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, đúng cách. Phương pháp trị liệu phải thích hợp với các biểu hiện và xu hướng tiến triển của bệnh. Đối với một số bệnh nhân không được phát hiện kịp thời, bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng thì việc chữa trị sẽ trở nên vô cùng khó khăn, thậm chí không cứu chữa được nữa.
Chính vì thế, khi phát hiện bản thân có những biểu hiện bất thường về sức khỏe, nhất là các dấu hiệu gợi ý bệnh viêm phổi như đau nhức cơ, mệt mỏi, ho, khó thở,… bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để khám và kiểm tra.
Chủ động phòng tránh và phát hiện sớm không chỉ giúp bạn hồi phục nhanh chóng mà còn tránh được các rủi ro nghiêm trọng, không đáng có. Nhất là những biến chứng nặng nề do bệnh gây ra như áp xe màng phổi, tràn mủ màng phổi, viêm màng ngoài tim hay suy hô hấp.
Bệnh viêm phổi có tự khỏi được không?
Trên thực tế, bệnh nếu không được chữa trị, chữa trị không kịp thời hoặc chữa trị sai cách đều làm cho các thương tổn trở nên trầm trọng hơn và nguy cơ đối mặt với các rủi ro, biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe cũng cao hơn. Đặc biệt là những người thể trạng yếu, khả năng miễn dịch kém, các biến chứng không được xử trí kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.
Do vậy khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng nghi ngờ bệnh, bạn không nên chủ quan nghĩ rằng bệnh có thể tự khỏi hoặc tự chữa trị tại nhà. Thay vào đó, bạn cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để việc điều trị đạt hiệu quả cao.
Đa số các trường hợp viêm phổi không tự khỏi được nếu như không kiểm soát bằng các phương pháp chăm sóc tại nhà, chữa trị bằng thuốc kháng virut, thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm hay những biện pháp chữa trị hô hấp,… tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà các loại thuốc cần dùng cũng sẽ khác nhau, do vậy việc tự ý sử dụng thuốc không những không đem lại hiệu quả mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác về sức khỏe.
Hướng điều trị viêm phổi hiệu quả
Khi mắc bệnh, bạn nên thực hiện theo các hướng điều trị dưới đây để có thể mau chóng cải thiện bệnh.
Điều trị tại nhà
Đối với các trường hợp viêm phổi nhẹ, các biện pháp chữa trị tại nhà dưới đây hoàn toàn có thể giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng:
- Nghỉ ngơi nhiều hơn: khi mắc bệnh lý này, bạn nên nghỉ ngơi nhiều để dành thời gian cho cơ thể hồi phục và chống chọi lại hiện tượng nhiễm trùng.
- Uống nhiều nước: cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp làm loãng dịch nhầy và dễ dàng tống chúng ra khi bạn ho.
- Uống một ly trà, cà phê chứa caffeine: hoạt chất này giúp phế quản giãn nở nhẹ, nhờ vậy có thể cải thiện chức năng hô hấp bằng cách khiến đường thở mở trong tối đa 4 giờ.
- Tuân thủ cách dùng và liều lượng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ.
- Súc miệng với nước muối: súc miệng hàng ngày giúp rửa trôi các dịch nhầy trong họng đồng thời giảm đau họng.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng sẽ giúp đường thở giữ được độ ẩm ướt, loại bỏ đờm và phòng tránh cúm.
Điều trị bệnh bằng thuốc
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng viêm và các biểu hiện lâm sàng, bác sỹ có thể chỉ định bệnh nhân dùng một số loại thuốc sau:
- Thuốc kháng sinh khi nguyên nhân gây viêm là vi khuẩn hoặc chứng viêm phổi hít.
- Thuốc chữa trị đường thở: thuốc này giúp bệnh nhân làm lỏng dịch nhầy và dễ thở hơn. Các thuốc thường được chỉ định là proventil, proair hoặc ventolin.
- Thuốc kháng virut như peramivir, peramivir, zanamivir, oseltamivir,…
- Thuốc kháng nấm: voriconazole, itraconazole, fluconazole,…
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: các nhóm thuốc thường được dùng để làm giảm triệu chứng đau và sốt do bệnh gồm aspirin, naproxen, ibuprofen hoặc acetaminophen.
Điều trị tại bệnh viện
Khi các dấu hiệu viêm phổi nặng nề hơn hoặc đi kèm với những chứng bệnh tiềm ẩn khiến nguy cơ biến chứng tăng lên, bệnh nhân có thể cần nhập viện để chữa trị. Lúc này, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch hay chữa trị hô hấp (để khả năng hô hấp được cải thiện, giảm ho), kích thích tăng cường oxy, trường hợp cần thiết có thể dùng máy thở.
Những yếu tố cần cân nhắc chữa trị tại bệnh viện gồm:
- Từ 65 tuổi trở lên.
- Thở nhanh một cách bất thường.
- Suy giảm chức năng thận.
- Rối loạn nhịp tim.
- Thân nhiệt hạ thấp hơn so với bình thường.
- Đang sử dụng kháng sinh nhưng không đem lại hiệu quả.
- Không có khả năng tự chăm sóc mình tại nhà.
- Mắc các bệnh nề nghiêm trọng như bệnh tim, copd, tiểu đường.
Đối với trẻ nhỏ, cần cân nhắc các yếu tố:
- Dưới 2 tháng tuổi.
- Lượng oxy trong máu thấp.
- Mất nước, khó thở.
- Ngủ nhiều hoặc hôn mê.
Với các thông tin đề cập phía trên, mong rằng bạn đã có được lời giải cho thắc mắc “bệnh viêm phổi có chữa được không?”. Khi có bất kì dấu hiệu sức khỏe bất thường nào, bạn đừng chủ quan mà hãy đến ngay cơ sở y tế để kịp thời chữa trị nhé. Có sức khỏe là có tất cả, bạn hãy chú ý bảo vệ thật tốt “tài sản” vô gái này nhé.