Phác đồ điều trị hen phế quản cho từng người bệnh như thế nào sẽ được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra một cách chi tiết, cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người bệnh phác đồ điều trị bệnh chung và chuẩn nhất mà bạn có thể tham khảo.
Phác đồ điều trị hen phế quản
Chẩn đoán hen phế quản
Hen phế quản là căn bệnh gây viêm nhiễm niêm mạc phế quản do các tác nhân kích thích bên ngoài xâm nhập vào như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… Người bệnh sẽ thường xuyên cảm nhận những cơn co thắt phế quản, đau họng, ho. Các triệu chứng sẽ diễn biến ngày một nặng hơn nếu bệnh nhân không đến cơ sở y tế thăm khám bệnh sớm nhất.
Chẩn đoán bệnh là một trong những giai đoạn cần thiết để xác định tình trạng bệnh. Theo phác đồ điều trị hen phế quản, người bệnh sẽ được chẩn đoán như sau:
Chẩn đoán xác định
Một số triệu chứng đặc trưng khi bị viêm phế quản như:
- Hắt hơi, ngứa mắt, ho khan, ho có đờm, buồn ngủ, sổ mũi…
- Người bệnh bị khó thở chậm, khó thở tăng dần, đau họng khi ăn uống, khó nói chuyện, đổ nhiều mồ hôi. Người bệnh có thể cảm nhận được những cơn khó thở kéo dài từ 5 – 20 phút hoặc lâu hơn.
- Ho tăng nhiều về đêm, thở rít, nặng ngực…
- Khi có các tác nhân gây bệnh như tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, mạt bụi…thì các triệu chứng sẽ nặng dần lên.
Chẩn đoán phân biệt
Bệnh hen phế quản có thể được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý như sau:
- Tổn thương, tắc nghẽn ở đường hô hấp.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Người có tiền sử mắc bệnh huyết áp hoặc bệnh lý liên quan đến van tim. Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định chụp X quang phổi, đo nhịp tim, siêu âm tim để chẩn đoán phân biệt với bệnh lý này.
- Bệnh phổi tắc nghẽn với các triệu chứng như ho khạc đờm kéo dài…
Chẩn đoán thể bệnh
Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán thể bệnh như sau:
- Hen phế quản ngoại sinh: Căn bệnh này thường xảy ra ở trẻ nhỏ và người trẻ do tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc bản thân từng mắc các bệnh lý dị ứng thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Hen nội sinh: Bệnh thường xảy ra ở người trưởng thành và không liên quan đến tiền sử gia đình hoặc bản thân bị các bệnh lý dị ứng khác. Hen nội sinh được nghiên cứu có liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Hen hỗn hợp: Căn bệnh này do các dị nguyên như vi khuẩn, virus tấn công vào đường hô hấp và gây bệnh.
Cách điều trị hen phế quản
Sau khi xác định được nguyên nhân cũng như chẩn đoán đúng bệnh, người bệnh sẽ được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị riêng biệt. Các chuyên gia cho biết răng bệnh nhân không được chủ quan với bệnh lý này vì các cơn hen nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh.
Đối tượng cần đến thăm khám bác sĩ ngay
- Người bệnh xuất hiện các cơn hen nặng với triệu chứng như người mệt mỏi, đờ đẫn, khó thở ngay cả khi nằm nghỉ, nói từng từ một, nhịp tim chậm, tần số thở nhỏ hơn 30 lần/phút.
- Người bệnh không đáp ứng với thuốc điều trị giãn phế quản.
- Sau khi điều trị bằng corticoid toàn thân, các triệu chứng bệnh vẫn không cải thiện trong 2 – 3 giờ.
- Các triệu chứng của bệnh diễn biến ngày một nặng hơn.
>>> Xem thêm: Hen phế quản uống thuốc gì? Các loại thuốc chữa bệnh tốt nhất năm 2021
Điều trị cắt cơn hen phế quản
Các phương pháp điều trị bệnh theo phác đồ như sau:
Thở oxy
Người bệnh nằm đầu cao, thở oxy thông qua ống thông mũi 1 đến 6 lít/phút, duy trì SpO2 lớn hơn 30%.
Uống thuốc
Một số loại thuốc thường được sử dụng như sau:
- Thuốc giãn phế quản: Một số loại thuốc như terbutaline, salbutamol… Thuốc thường được sử dụng dưới các dạng như viên uống, tiêm bắp, truyền tĩnh mạch, thuốc xịt, khí dung… Trong quá trình uống, nếu xuất hiện các tác dụng phụ thì bác sĩ sẽ giảm liều và thay thế bằng thuốc điều trị khác hoặc dưới dạng thức khác…
- Thuốc giãn phế quản nhóm xanthin: Nhóm thuốc này có chứa hoạt chất chính là Theophylline có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh hen phế quản. Thuốc được bào chế dưới dạng xịt hoặc khí dung.
- Thuốc Adpcnaline: Thuốc được sử dụng dưới dạng truyền tĩnh mạch với liều 0.05µg/kg/phút. Nếu người bệnh không có đáp ứng thì sẽ tăng liều sử dụng, mỗi lần sẽ tăng 0.05µg/kg/phút. Trong trường hợp nếu xuất hiện các tác dụng phụ như huyết áp tăng, tim đập nhanh, đau tức ngực thì bác sĩ sẽ giảm liều hoặc chuyển sang điều trị bằng các loại thuốc khác.
- Corticosteroid: Thuốc thường được sử dụng sớm trong quá trình điều trị hen phế quản. Đối với cơn hen nặng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc ở đường tĩnh mạch. Một vài ngày sau đó sử dụng thuốc bằng đường uống, rồi chuyển sang sử dụng dạng thuốc xịt hoặc khí dung. Nếu người bệnh có cơn hen nhẹ, trung bình thì chỉ cần dùng thuốc dạng uống rồi giảm liều dùng từ từ
- Các loại thuốc kháng sinh như Ampicillin, Amoxicillin, Tobramycin… chỉ được phép sử dụng khi người bệnh có các triệu chứng nhiễm trùng như bạch cầu tăng cao, sốt cao, khạc đờm nhiều…
Dặn dò người bệnh
Bác sĩ và nhân viên y tế cần dặn dò người bệnh những điều như sau khi điều trị hen phế quản:
- Người bệnh cần sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng.
- Phân biệt được sự khác nhau, tác dụng của thuốc điều trị bệnh để ngăn ngừa các triệu chứng và thuốc dự phòng bệnh tái phát.
- Tránh xa các tác nhân kích ứng như lông thú vật, hóa chất, không khí bẩn, môi trường sống ô nhiễm, ẩm thấp.
- Tự theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân trong quá trình uống thuốc.
- Nhận biết các triệu chứng của bệnh ngày một chuyển nặng và có các cách xử lý kịp thời. Nếu trong trường hợp cần thiết thì cần gọi ngay cho bác sĩ để được chữa trị sớm nhất.
Trên đây là phác đồ điều trị hen phế quản mà người bệnh có thể tham khảo. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, nguyên nhân gây bệnh, thời gian phát bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị bệnh riêng biệt và phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm nặng nề.