Viêm họng hạt là bệnh lý thường gặp, chúng hình thành do quá trình viêm nhiễm quá mãn, gây nên các dấu hiệu như đau, sưng tấy, viêm và khó chịu, vướng bận ở vùng cổ họng. Nếu bệnh không được chữa trị và cải thiện kịp thời sẽ không chỉ gây tổn hại đến sức khoẻ mà còn dẫn tới nhiều nguy xuất hiện các biến chứng nguy hiểm cho hệ hô hấp. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến viêm họng hạt, biểu hiện và cách điều trị ra sao? Tất cả những thông tin trên sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về bệnh viêm họng hạt
Về mặt bản chất, viêm họng hạt chính là hệ quả do bệnh lý viêm họng gây nên do việc điều trị không được dứt điểm dẫn tới viêm họng mạn tính khiến các hạt lympho nổi nhiều tại niêm mạc vùng vòm họng, gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Thông thường, đa số các tế bào lympho đều nằm trong amidan gồm amidan lưỡi, amidan vòi, amidan vòm và amidan khẩu cái. Chúng như một lá chắn kiên cố đầu tiên được tạo ra nhằm tiêu diệt và bắt giữ các loại virus, vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể qua hệ hô hấp. Tuy nhiên, nếu vì một lý do khách quan hoặc chủ quan nào đó làm cho hệ miễn dịch trở nên suy yếu, lớp phòng tuyến này sẽ dễ dàng bị vi khuẩn tấn công và gây nên các ổ sưng, viêm,… Đây cũng được xem là nguyên nhân chính của các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan,…
Khi bị viêm họng hạt, những lympho tại hầu họng sẽ bị sưng và nổi thành các hạt đỏ, to tại cùng cổ họng. Bệnh được chia thành hai dạng chính đó là thể cấp tính và mãn tính. Trong đó:
- Viêm họng hạt cấp : Được hiểu là các đợt sưng viêm bột phát riêng lẻ, chúng có diễn biến nhanh nhưng cũng khá dễ điều trị.
- Viêm họng hạt mãn tính: Viêm dạng cấp nếu không chữa khỏi kịp thời, lâu ngày sẽ trở thành tình trạng viêm mạn tính. Điều này khiến cho quá trình khỏi bệnh cũng trở nên kéo dài và khó khăn hơn.
Dấu hiệu nhận biết viêm họng hạt
Bệnh viêm họng hạt thể cấp tính diễn biến nhanh hay thể mạn tính bùng phát và tiền triển chậm đều có khả năng gây ra tổn thương cùng các triệu chứng cơ năng, cụ thể như sau:
Triệu chứng cơ năng
- Nóng rát, ngứa, khô và cảm giác vướng bận tại cổ họng, đặc biệt là sau khi ngủ dậy.
- Luôn có cảm giác tồn tại đờm trong cổ họng, bệnh nhân thường thấy khó chịu và luôn muốn khạc để tống đờm ra khỏi cổ họng.
- Đờm có màu trắng đục, đặc quánh.
- Có cảm giác nghẹn và bận ở cổ họng khi nuốt hoặc nhai thức ăn.
- Người bệnh ho nhiều, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi thời tiết trở lạnh.
- Có hiện tượng khàn giọng, nhất là sau khi nói chuyện, giao tiếp uống rượu bia, hút thuốc lá trong thời gian dài.
Triệu chứng thực thể viêm họng hạt
- Niêm mạc họng quan sát thấy tình trạng viêm đỏ dày đặc, nhất là bên cạnh trụ sau amidan có xuất hiện nhiều trụ giả.
- Lympho sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ làm xuất hiện các đám hạt hồng hoặc đỏ lồi cao, thành từng đám tại thành sau họng.
- Màn hầu, mép sau thanh quản và lưỡi gà có hiện tượng bị dày lên.
- Một số trường hợp do phần niêm mạc ở vòi Eustache dày lên quá nhiều, khiến cho bệnh nhân xuất hiện tình trạng ù tai.
- Hiện tượng hẹp eo họng do các cơ quan tại vòm họng bị quá sản, vì thế mà bệnh nhân thường rất dễ bị buồn nôn và có cảm giác vướng bận mỗi khi nhai, nuốt thức ăn.
Nguyên nhân viêm họng hạt
Tương tự như viêm họng, bệnh cũng được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Phần lớn chúng có xu hướng trở nặng là do sự chủ quan trong điều trị của mỗi bệnh nhân. Có thể kể đến một số lý do gây bệnh chẳng hạn như:
Yếu tố chủ quan
- Việc vệ sinh răng miệng và đường hô hấp không được sạch sẽ. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây viêm nhiễm. Bởi vậy mà các tế bào lympho bị tình trạng quá tải, hình thành triệu chứng sưng tấy.
- Do bản thân đối tượng đang mắc một số bệnh lý nền như viêm dạ dày, viêm amidan, trào ngược dạ dày thực quản,… điều này cũng là tăng nguy cơ mắc viêm họng hạt cao hơn bình thường.
- Thói quen xấu trong ăn uống, sinh hoạt, nhất là ở những người hay ăn nhiều đồ cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ hoặc dùng thuốc lá, rượu bia thường xuyên.
- Do các trường hợp bệnh nhân không áp dụng đúng theo phác đồ của bác sĩ, tự ý ngưng hoặc dùng quá liều lượng của thuốc.
- Việc chỉ dùng các biện pháp chữa bệnh dân gian chưa quan thăm khám và chẩn đoán cũng khiến cho bệnh có cơ hội bùng phát.
Yếu tố khách quan
- Thay đổi thời tiết thất thường hoặc trời trở lạnh đột ngột khiến cơ thể và hệ miễn dịch chưa kịp thích nghi.
- Do yếu tố môi trường sống xung quanh như ô nhiễm khói bụi, hoá chất, khí thải độc hại,… làm cho các hạt viêm trở nên dày đặc hơn.
- Do sự phát triển mạnh mẽ của các virus, vi khuẩn tồn tại ở vòm họng. Đặc biệt là các nhóm đối tượng như trẻ nhỏ, người cao tuổi, bệnh nhân có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém.
Viêm họng hạt có nguy hiểm và tự khỏi được không?
Bệnh nếu không được can thiệp kịp thời có thể khiến bạn phải đối mặt với tình trạng biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là nếu bệnh viêm ở thể mãn tính khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, suy nhược hoặc thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. Cụ thể như sau:
- Biến chứng tại chỗ: Bệnh có thể hình thành các hạt tại lưỡi, họng, sau đó lan dần sang các vùng lân cận. Nhiều trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng viêm sưng amidan, xuất hiện áp xe tại cổ họng, thành họng,…
- Biến chứng gần: Ngoài những biểu hiện tại chỗ kể trên, viêm họng hạt nếu không được kiểm soát tốt có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tới hệ hô hấp, tai mũi họng. Thời điểm này chính là cơ hội thuận lợi để các bệnh lý như viêm phế quản, viêm thanh quản mạn tính, viêm khí quản, viêm xoang, viêm tai giữa,… có thể bùng phát mạnh mẽ.
- Biến chứng xa: Về lâu dài, viêm họng hạt nếu không được điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, tim, xương khớp hoặc nghiêm trọng hơn là bệnh ung thư vòm họng.
- Cơ thể suy nhược: Bên cạnh những biến chứng bệnh lý thì người mắc bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, đờm bị ứ đọng tại cổ gây khó chịu, phải khạc nhổ liên tục. Điều này về lâu dài sẽ tác động không nhở tới thể trạng, đặc biệt là ở các đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ, người cao tuổi.
- Ngoài ra, bệnh còn khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm, ảnh hưởng đến tâm lý, công việc và cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày,…
Có thể thấy rằng viêm họng hạt dù ở thể cấp hay mãn tính đều là bệnh lý gây viêm nhiễm nghiêm trọng và nguy hiểm đến sức khoẻ, thể trạng cũng như hoạt động hàng ngày của bệnh nhân, nhất là vào thời điểm thời tiết thay đổi thất thường. Nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ có khả năng cao bị suy giảm hệ miễn dịch trầm trọng và tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng.
Tuy nhiên, nếu tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đưa ra cùng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả thì cho dù là viêm họng hạt mãn tính hay cấp tính đề có thể ngăn chặn triệt để. Trước tiên, bạn cần được thăm khám cẩn thận nhằm xác định rõ căn nguyên gây bệnh để từ đó sẽ thực hiện can thiệp tận gốc, điều trị dứt điểm nhất.
Cách điều trị viêm họng hạt hiệu quả
Ngày nay, đã có nhiều phương pháp chữa bệnh từ thuốc Tây y, Đông y, bài thuốc dân gian được ứng dụng hiệu quả, tuỳ thuộc vào từng cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người. Thế nhưng, bạn vẫn cần lưu ý rằng tuyệt đối không nên có tâm lý chủ quan với căn bệnh này và nên can thiệp, ngăn chặn bệnh từ giai đoạn ban đầu, tránh để viêm chuyển biến nặng, khó chữa.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh được sử dụng phổ biến mà bạn có thể tham khảo.
Sử dụng thuốc Tây y trị viêm họng hạt
Các loại thuốc Tây thường đem lại hiệu quả điều trị nhanh chóng cho người sử dụng. Đặc biệt là khi bạn tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thước được kê đơn bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Người bệnh được chỉ định dùng thuốc kháng sinh nếu bệnh được hình thành do sự tấn công của vi khuẩn. Các nhóm thuốc như Macrolid, Beta lactam, Amoxicillin,… có tác dụng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn gây viêm sưng, nhiễm trùng. Chú ý, không dùng kháng sinh cho các trường hợp mắc bệnh do virus gây ra nhằm tránh hiện tượng kháng thuốc.
- Thuốc kháng viêm: Thuốc được kê đơn dùng bổ sung trong trường hợp người bệnh viêm họng hạt có diễn biến trong thời gian dài, đang có dấu hiệu lây lan sang các vùng khác như khí quản, phế quản, amidan,…
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen, Naproxen, Aspirin,… là các loại thuốc được sử dụng giúp giảm đau, hạ sốt, mệt mỏi cơ thể do tình trạng viêm nhiễm họng hạt gây nên.
- Thuốc giảm ho: Các loại thuốc giảm ho thường được sản xuất và bào chế ở nhiều dạng khác nhau thư siro, kẹo ngậm. Người bệnh có thể sử dụng khi có các dấu hiệu đi kèm như ho có đờm, ho khan, đau rát họng,…
- Nước súc miệng: Ngoài việc lựa chọn kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh cho cổ họng và khoang miệng, người bệnh có thể tham khảo sử dụng kết hợp các loại nước súc miệng hoặc nước muối giúp cho việc điều trị được hiệu quả hơn.
Chữa viêm họng hạt bằng Đông y
Bên cạnh việc áp dụng thuốc tân dược trong điều trị bệnh, người bệnh cũng nên tham khảo phương pháp chữa bệnh từ Đông y. Dựa trên việc xem xét tình trạng bệnh, các thầy thuốc y học cổ truyền sẽ kê và đưa ra những đơn thuốc chữa bệnh tốt nhất, phù hợp với cơ địa và tình trạng của từng người. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn, bạn nên lựa chọn thăm khám tại các cơ sở Đông y lâu năm, có độ uy tín và tin tưởng cao.
Ưu điểm lớn nhất của phương thức này đó là chúng có khả năng tìm và tiêu diệt nguyên nhân gốc rễ gây bệnh. Không chỉ vậy, chúng còn giúp bạn cải thiện sức khỏe, bồi bổ thể chất. Cùng kể đến một vài bài thuốc trị viêm họng hạt tốt nhất như:
- Bài thuốc số 1: Nguyên liệu gồm sinh địa, kinh giới, liên kiều, cương tàm, ngưu bàng tử, huyền sâm mỗi loại 12 gram, 4 gram mỗi loại cát cánh, cam thảo, 20 gram kim ngân hoa và 6 gram bạc hà. Đem thang thuốc đi sắc với nước cho đến khi còn khoảng 2 bát con. Chia thành 2 lần/ngày và uống lúc bụng đói.
- Bài thuốc số 2: Đem sắc 8 gram mỗi loại cỏ nhọ nồi, tang bạch bì, bạc hà, 16 gram kinh giới, 12 gram mỗi loại xạ can, sinh địa, kim ngân, huyền sâm. Nước cốt thu được đem chia thành 2 phần, uống trong ngày và khi bụng đói.
Điều trị phòng ngừa bệnh viêm họng hạt
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, bên cạnh việc dùng thuốc thì người bệnh nên thực hiện một số biện pháp phòng bệnh dưới đây:
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng và tai mũi họng hàng ngày cụ thể là sau ăn và trước, sau khi ngủ bằng nước súc miệng, nước muối sinh lý hoặc các loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
- Người bệnh cần tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ và chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng tại nhà, việc sai liều lượng không chỉ khiến bệnh không được điều trị dứt điểm mà còn làm tăng nguy cơ gặp biến chứng nặng.
- Uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít mỗi ngày nhằm làm thông thoáng cổ họng, giảm sốt và cân bằng nhiệt độ cơ thể.
- Nên chủ động điều trị dứt điểm bệnh viêm họng, tránh để chúng có cơ hội tiến triển thành bệnh mạn tính, lúc này việc chữa trị sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
- Hạn chế tiếp xúc hoặc sử dụng khẩu trang, đồ bảo hộ khi tham gia giao thông, tiếp xúc với khói bụi, các chất độc hại, khí thải, hoá chất ô nhiễm từ các nhà máy.
- Đặc biệt, bạn cần bỏ hoặc tuyệt đối tránh xa thuốc là và khói thuốc nếu muốn khỏi bệnh.
- Không nên uống nước lạnh, ăn kem quá nhiều, hạn chế sử dụng rượu bia, đồ ăn chiên nấu nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, chua, đồ ăn cứng khô, thực phẩm quá ngọt, … làm tổn thương đến niêm mạc cổ họng và khiến bệnh trở nên lâu khỏi hơn.
- Chú ý luôn giữ ấm cơ thể, nhất là cổ họng vào thời điểm giao mùa hoặc khi trời lạnh, nằm điều hoà nhiệt độ thấp.
- Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết, vitamin C từ rau củ, trái cây, thịt, trứng,… và xây dựng chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp nhằm củng cố sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch.
Có thể khẳng định rằng viêm họng hạt là bệnh lý nguy hiểm, dễ gặp biến chứng nếu không điều trị dứt điểm. Hy vọng rằng, những thông tin bổ ích mà chúng tôi gửi đến bạn đọc qua bài viết sẽ phần nào giúp bạn có thêm kiến thức, từ đó chủ động hơn trong việc thăm khám, chăm sóc và phòng bệnh đúng cách. Chúc bạn luôn vui khoẻ!