Hen phế quản hay còn gọi là suyễn, một căn bệnh phổ biến tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Chỉ tính riêng ở nước ta cũng có đến khoảng 6% dân số mắc phải. Biểu hiện đặc trưng bằng các cơn ho có tiếng cò cử xuất hiện nhiều mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc là tiếp xúc cùng với khói thuốc lá, khói bếp than, yếu tố dị nguyên,… Việc nhận biết đầy đủ mọi thông tin liên quan đến căn bệnh này sẽ giúp mọi người có cách phòng tránh phù hợp. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu hen phế quản là gì?
Hen phế quản là một bệnh lý liên quan đến đường hô hấp với biểu hiện xuất hiện viêm nhiễm tại niêm mạc của đường dẫn khí. Ngay khi mà tiếp xúc cùng với những tác nhân có tính chất kích thích thì phế quản người nhạy cảm sẽ phản ứng lại rồi hình thành dấu hiệu ho nhiều, thở khò khè hoặc khó thở.
Tùy thuộc vào mức độ kích ứng cũng như những tác động đến phế quản mà bệnh sẽ biểu hiện lên các cơn hen bằng mức độ nhẹ và nặng khác nhau. Theo các chuyên gia khuyến cáo, bệnh có cơ chế sinh học rất phức tạp. Nhưng về cơ bản được mô tả bằng 3 cơ chế chính đó là đường thở viêm mãn tính, tăng đáp ứng đường thở và giới hạn luồng khí thở.
- Đường thở viêm mãn tính: Đây là tình trạng hay gặp phổ biến tại phế quản ngay cả thời điểm bệnh hen đã được khắc phục ổn định. Thường thì các tổn thương này không chữa trị hết dứt điểm hoàn toàn mà dễ tái phát qua nhiều năm bắt nguồn chính do người bệnh có sức đề kháng suy giảm hay thường xuyên tiếp xúc cùng yếu tố khởi phát trong môi trường.
- Tăng đáp ứng đường thở: Có thể này xuất hiện khi tiếp xúc cùng với yếu tố mang tính khởi phát như dị nguyên, ô nhiễm không khí, tâm lý, thay đổi thời tiết, hít phải khói thuốc lá thụ động, gắng sức khiến cơ trơn đường thở co thắt, niêm mạc phù nề và dịch nhầy tăng tiết.
- Giới hạn luồng khí thở: Xuất phát khi đường thở có dấu hiệu tăng đáp ứng. Bản chất của đường thờ người bị hen phế quản luôn bị viêm nên lòng phế quản đã thu hẹp hơn nhiều so với những người bình thường rồi. Nhưng nếu lại cộng thêm tiết dịch nhầy và co thắt cũng như niêm mạc phù nề thì chắc chắn luồng khí mỗi khi thở ra sẽ bị hạn chế rồi biểu hiện thành triệu chứng nặng ngực, khó thở, thở khò khè và hen. Đây là dấu hiệu điển hình của cơn hen cấp tính.
Nguyên nhân hen phế quản
Bệnh hen phế quản xuất phát bởi nhiều nguyên nhân tác động khác nhau. Thông thường nó hình thành do kết quả của việc phối hợp các yếu tố nguy cơ bao gồm tác nhân cơ địa và môi trường cụ thể như sau:
- Ô nhiễm môi trường gồm cháy rừng, khói bụi, ozone, than củi,… hay một số hóa chất tồn tại và lẫn trong không khí cũng là nguyên nhân phát bệnh. Đối tượng mẫn cảm với mùi nước hoa, xà bông, mùi xăng, sơn cũng thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh cao.
- Rối loạn đường hô hấp như cúm, đau họng, viêm họng, viêm phổi, viêm xoang chủ quan để lâu ngày không chữa trị sớm có thể xếp vào nguyên nhân gây ra viêm phế quản. Còn trẻ nhỏ thì những rối loạn này là nguyên nhân phổ biến hình thành căn bệnh viêm phế quản ở trẻ.
- Thời tiết bị thay đổi đột ngột, nhất là gió khô hay không khí lạnh cũng có thể gây ra bệnh hen.
- Thể hiện trạng thái cảm xúc như sợ hãi, phấn khích, cười lớn, tức giận, la hét hoặc khóc bạn sẽ thấy hơi thở của mình thay đổi đột ngột kể cả khi không bị bệnh.
- Tập thể dục trong môi trường ô nhiễm, không khí lạnh hay tập quá sức cho phép. Hay một vài loại thuốc như thuốc chẹn beta, aspirin,…
- Tác nhân dị ứng như phấn hoa, nhện, gián, nấm mốc và các loài gặm nhấm
- Nếu nuôi thú cưng thì cần giữ sạch sẽ vị khoa học đã chứng minh lông động vật được xếp vào một trong các nguyên nhân điển hình gây ra bệnh hen phế quản.
Mọi người cần biết không phải tất cả người bệnh đều gặp phản ứng của cùng một tác nhân. Hiểu đơn giản tác nhân gây bệnh cho người này lại chưa đắc đã là tác nhân gây ra bệnh cho người khác.
Triệu chứng hen phế quản
Nhắc đến triệu chứng hen phế quản chính là nhắc đến triệu chứng xuất hiện mỗi khi người bệnh bị cơn hen cấp tính. Dưới đây sẽ là 4 triệu chứng điển hình hay gặp nhất:
- Thở khò khè: Đây là biểu hiện điển hình nhất, tiếng rít nghe được ngay khi người bệnh thở ra. Tùy thuộc vào tiến triển bệnh sử, kết quả thăm khám và xét nghiệm mà bác sĩ sẽ cân nhắc đưa ra kết luận bệnh.
- Ho kéo dài thường xuyên và liên tục: Dấu hiệu cảnh báo tình trạng này tăng nặng hơn mỗi khi đêm xuống và dễ bị nhầm lẫn với bệnh khác. Đặc biệt tại Việt Nam đã có nhiều bệnh nhân ho do hen suyễn nhưng bị chẩn đoán nhầm lẫn là viêm họng, viêm phế quản hoặc thậm chí là ho lao.
- Nặng ngực: Cảm thấy lồng ngực như bị ai đó thịt chặt lại
- Thở nhanh, ngắn và thở khó khăn
Không phải có đầy đủ cả 4 triệu chứng trên thì người mới bị bệnh vì những triệu chứng này được biểu hiện khác nhau đối với từng người khác nhau tùy thời điểm. Ngay khi có nhiều hơn 1 dấu hiệu cùng thời điểm xuất hiện thuộc vào các trường hợp dưới đây thì tốt nhất bạn nên đi thăm khám ngay để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
- Có nhiều hơn 1 triệu chứng điển hình kể trên của hen phế quản
- Xảy ra linh hoạt thay đổi theo cường độ và thời gian
- Triệu chứng trở nặng hơn mỗi khi đêm xuống hoặc lúc vừa mới thức dậy
- Triệu chứng xuất hiện rồi trở nặng khi bị nhiễm virus
- Xảy ra mỗi khi khóc, cười, gắng sức hoặc tiếp xúc cùng thú nuôi, không khí lạnh hay khói thuốc lá,…
- Tiền sử bị dị ứng hoặc gia đình đã có người mắc hen dị ứng
- Đáp ứng tốt với các loại thuốc chữa trị hen phế quản
Ngoài ra bệnh nhân cũng phải lưu ý thêm thể hen đặc biệt khác là chỉ xuất hiện ho là triệu chứng điển hình. Việc chẩn đoán thể này không phải điều dễ dàng do triệu chứng nhận biết duy nhất là bị ho mãn tính. Do vật nếu tình trạng này xuất hiện liên tục không rõ nguyên nhân thì bạn cần đi kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.
Bệnh hen phế quản có chữa được không?
Bệnh hen phế quản có chữa được không hiện vẫn đang là một thách thức lớn đối với y học hiện đại. Cụ thể căn bệnh này sẽ mang 2 đặc tính quyết định then chốt bao gồm tiền sử dấu hiệu hô hấp cơn hen suyễn cấp tính biến đổi theo thời gian, cường độ nặng nhẹ và giới hạn về luồng khí thở ra có thể thay đổi.
Đứng giữa những cơn hen giai đoạn cấp tính thì nhiều bệnh nhân cảm thấy cơ thể khỏe mạnh bình thường giống như người không bệnh tật. Nên đây cũng là lý do vững vàng khiến họ nghĩ rằng mình đã thực sự khỏi bệnh hoàn toàn và không cần đến dự phòng chữa trị nữa. Chỉ khi nào lên cơn hen khó thở thì mới phải dùng thuốc lá được. Nhờ những sai lầm không đáng có này đã để lại rất nhiều hệ lụy không mong muốn xảy đến.
Theo đó bệnh nhân khi mắc bệnh, điều đầu tiên phải nhớ là viêm đường thở là mãn tính nên nếu không có dấu hiệu thì đường thở cũng vẫn bị viêm và việc chữa trị hen phế quản cần nhiều thời gian và cho đến nay vẫn chưa điều chế ra loại thuốc nào mang tác dụng chữa bệnh khỏi hoàn toàn. Mọi phương pháp chỉ nhằm mục đích kiểm soát căn bệnh ổn định hơn mà thôi.
Nên nếu như có một ai đó mách bạn phương thuốc chữa dứt điểm, tận gốc căn bệnh này thì cần xem xét lại. Tốt nhất hãy hỏi ngược lại họ các kiến thức cơ bản về bệnh, chúng tôi chắc chắn rằng câu trả lời này có thể khiến cho bạn phải bật cười đấy.
Quay trở lại với vấn đề hen suyễn không chữa được khỏi hoàn toàn thì câu hỏi tiếp theo nhiều người thắc mắc chính là chúng có kiểm soát được không và khải mang theo suốt cuộc đời? Câu trả lời là có kiểm soát được. Dưới đây là một số biểu hiện chứng tỏ bệnh được kiểm soát tốt gồm:
- Ban ngày không xuất hiện triệu chứng bệnh
- Ban đêm không thức giấc vì hen phế quản, nhất là thời điểm gần về sáng
- Biết cách khắc phục nhanh chóng cơn hen cấp tính mà không cần phải đi cấp cứu tại bệnh viện hay các cơ sở y tế.
- Hoạt động thể lực hay gắng sức vẫn cảm thấy bình thường. Trẻ nhỏ không cần nghỉ học vì bị bệnh và người lớn cũng không cần nghỉ làm vì bệnh.
- Chức năng phổi trở lại trạng thái bình thường
Hướng điều trị và cách phòng ngừa hen phế quản
Việc chữa trị cơn hen ngoài hạn chế tiếp xúc cùng yếu tố dị nguyên thì cần phải giải quyết được 2 vấn đề chính gồm chữa trị cắt cơn hen cấp tính và chữa trị dự phòng để giảm viêm đường thở. Một khi tình trạng này đã được kiểm soát thì dù gặp bất kỳ yếu tố kích ứng cơn hen cũng không xuất hiện.
Chữa trị cơn hen cấp tính
Ngay khi dấu hiệu cơn hen cấp tính xuất hiện thì điều đầu tiên cần phải làm chính là tránh xa nhất có thể. Tiếp theo là uống thuốc cắt cơn theo dựa vào mức độ nặng nhẹ.
- Nếu cơn hen ở mức độ nhẹ và vừa cần dùng thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh phổ biến nhất là thuốc Salbutamol dạng xịt và hít.
- Nếu người bệnh không tự sử dụng được bình xịt, nhất là trẻ nhỏ thì người lớn nên sử dụng buồng đệm hoặc máy phun khí.
- Nếu cơn hen ở mức độ nặng với triệu chứng tăng dần thì cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc di chuyển đến bệnh viện ngay lập tức. Trong quá trình di chuyển đi cấp cứu tiếp tục xịt 2 liều giãn phế quản, uống 1 liều corticoid.
- Nếu cơn hen ở mức độ rất nặng, biểu hiện bằng việc lú lẫn, tím môi, không đứng được và không nói được thì phải gọi cấp cứu ngay và uống corticoid cộng với xịt 2 liều giãn phế quản.
Chữa trị dự phòng hen phế quản
Chữa trị dự phòng phát sinh cơn hen sẽ là chìa khóa giúp cho bệnh không tái phát lại nữa bằng cách uống thuốc dài hạn để kiểm soát đường dẫn khí co thắt, giảm viêm ở đường dẫn khí hoặc là cả 2. Những loại thuốc có tác dụng dự phòng bao gồm thuốc làm giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài, corticosteroid dạng hít và kháng thụ thể theophylin, leukotriene, tiotropium,…
Một số dòng thuốc thường dùng phổ biến hiện nay là:
- Seretide Evohaler: Kết hợp của fluticasone và salmeterol
- Symbicort Turbuhaler: Kết hợp của budesonide và formoterol
- Singulair viên nhai hoặc uống: Có chứa montelukast
- Pulmicort: Có chứa budesonide
Trong thời gian chữa trị dự phòng để kiểm soát tối đa cơn hen thì người bệnh phải tuân thủ đúng thời gian chữa trị liên tục theo chỉ dẫn từ bác sĩ, định kỳ 1 – 3 tháng sẽ tái khám 1 lần và sau đó là 3 – 12 tháng. Đồng thời sau mỗi đợt tái phát hen cấp tính thì người bệnh cũng nên tái khám chữa trị dự phòng.
Cách phòng ngừa hen phế quản hiệu quả
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị thì những phương pháp, liệu pháp khác có thể nên cân nhắc dùng để cải thiện và kiểm soát cơn hen, giảm tiến triển bệnh ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Sau đây là một số can thiệp không cần dùng thuốc và cũng là cách phòng ngừa tốt cần xem xét và thực hiện:
- Ngừng sử dụng thuốc lá hay phơi nhiễm khói thuốc ngoài môi trường, nhất là đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
- Tăng cường hoạt động thể thao thể chất bằng cách vận động hợp lý nâng cao sức khỏe nhưng phải thuốc trong tầm kiểm soát và khuyến cáo của chuyên gia.
- Tránh phơi nhiễm nghề nghiệp ở các đối tượng có nguy cơ, cần xác định rồi loại bỏ đi dị nguyên dễ khởi phát càng sớm càng tốt. Nếu mắc phải hen phế quản xuất phát từ nghề nghiệp thì phải thay đổi công việc khác phù hợp hơn.
- Tránh dùng một số loại thuốc dễ làm cơn hen trở nặng
- Tránh dị nguyên trong nhà như giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, hạn chế sử dụng chất tẩy rửa, không nuôi thú cưng. Nếu như xác định được chính xác yếu tố dị nguyên thì cần tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc.
- Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, bổ sung nguồn dinh dưỡng hợp lý, kiểm soát cân nặng, hạn chế stress hay căng thẳng quá mức.
- Khuyến khích mọi người tiêm phòng phế cầu và cúm hàng năm
Tóm lại bệnh hen phế quản thuốc vào một căn bệnh viêm đường hô hấp mãn tính khởi phát bằng nhiều yếu tố mang tính kích thích, phổ biến là tác nhân gây dị ứng. Bệnh sẽ không lây từ người sang người, không chữa khỏi được tận gốc và có tính di truyền. Chính vì thế kiểm soát tốt cơn hen sẽ giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cho cuộc sống.