Uống nước xạ đen hàng ngày liệu có an toàn cho sức khỏe người bệnh là điều đã được y học cổ truyền nghiên cứu và đưa ra câu trả lời phù hợp. Việc uống nước xạ đen theo liều lượng phù hợp vào thời điểm thích hợp không những tối ưu hiệu quả của phương thuốc này mà còn tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.
Uống nước xạ đen hàng ngày có tốt không?
Xạ đen là loại cây thân leo, mọc thành bụi và thường được tìm thấy ở độ cao 1500m. Loài cây này tại Việt Nam được tìm thấy ở các tỉnh như Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Ninh Bình…
Cây xạ đen có các tên gọi khác là cây bách giải, cây dây gối, cây đông triều. Nhiều nơi còn gọi cây xạ đen là cây ung thư bởi nhiều nghiên cứu cho rằng đây là thảo dược có công dụng hỗ trợ bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị.
Xạ đen trong y học có vị đắng nhạt, tính hàn với công dụng chữa trị nhiều bệnh như: mụn nhọt, nhiễm trùng, viêm da, huyết áp cao, đường máu không lưu thông. Bên cạnh đó, xạ đen cũng được dùng cho bệnh nhân bị viêm gan, hỗ trợ bệnh nhân bị vô sinh mau có tin vui, và đặc biệt được chứng minh hiệu quả ức chế các tế bào ung thư ở người bệnh.
Đối với người bình thường, uống nước xạ đen mỗi ngày có thể đem đến những tác dụng không ngờ, bao gồm:
- Làm sạch động mạch và mỡ máu
- Cải thiện tình trạng bị mất ngủ
- Bảo vệ và tăng cường hoạt động của gan
- Phòng ngừa mẩn ngứa, mề đay, nóng trong người
- Phòng ngừa ung thư hiệu quả
Mỗi ngày, người dùng có thể sử dụng 15 đến 20g xạ đen để sắc nước uống.
Lưu ý khi dùng nước uống từ cây xạ đen là không được để qua đêm, kể cả khi đã được bảo quản trong tủ lạnh. Nước uống được sắc từ xạ đen chỉ được dùng trong ngày để đảm bảo dược tính và tránh gây ngộ độc.
- Cách pha nước xạ đen uống hàng ngày:
Người dùng có thể dùng 150 gam xạ đen khô pha với 150ml nước sôi. Cách pha nước xạ đen tương tự pha trà. Trước khi pha, bạn cũng nên tráng qua xạ đen khô một lần với nước sôi để loại bỏ bụi bẩn, cặn bã còn sót lại trong quá trình sơ chế. Đợi trà ngấm vào nước sôi khoảng 5-7 phút và thưởng thức khi còn ấm để đảm bảo vị thơm và dược tính.
Nếu không có thời gian thưởng thức trà xạ đen như trên, người dùng cũng có thể nấu 50-80g xạ đen khô trong 1.5 lít nước và uống trong ngày.
Ai không nên uống nước xạ đen?
Tuy được cho là một thảo dược lành tính trong tự nhiên nhưng không phải ai cũng thích hợp sử dụng xạ đen để ngăn ngừa và chữa bệnh. Một số đối tượng không nên tùy tiện sử dụng xạ đen bao gồm:
- Người huyết áp thấp: Xạ đen có công dụng hạ huyết áp, phù hợp với những người bị cao huyết áp. Những đối tượng bị huyết áp thấp không nên áp dụng các bài thuốc từ cây xạ đen. Nếu bắt buộc phải áp dụng, bệnh nhân nên thêm 3 lát gừng vào uống cùng nước xạ đen để trung hòa, giảm nguy cơ bị hạ huyết áp.
- Người bị suy thận: Những bài thuốc có thành phần xạ đen thường tốt cho gan nhưng lại khiến bệnh nhân bị thận gặp nhiều phiền toái. Các hợp chất có trong xạ đen có thể cản trở quá trình lọc thận ở người bệnh. Thận của người bệnh vốn đã yếu và bị suy giảm chức năng, lại bị các hợp chất trong xạ đen cản trở hoạt động nên sẽ ngày một yếu hơn.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 10 tuổi: Khoa học chưa có một chứng minh nào khẳng định những tác động xấu của xạ đen đối với những người này. Tuy nhiên, đây được cho là nhóm đối tượng nhạy cảm không nên tùy ý sử dụng các loại thảo dược chưa được công nhận về độ an toàn và hiệu quả đối với bà bầu và trẻ nhỏ.
- Người bị tiêu chảy, đại tiện phân lỏng: Một số người dùng xạ đen phản ánh bị tiêu chảy sau khi uống nước sắc từ loại cây này. Đây cũng có thể coi là tác dụng phụ khi sử dụng xạ đen, xảy ra hy hữu ở một số trường hợp. Vì vậy, những người đang sẵn bị những bệnh này không nên sử dụng xạ đen uống hàng ngày.
Ngược lại với những đối tượng không nên dùng xạ đen, nhóm đối tượng sau thích hợp sử dụng xạ đen như một liều thuốc hỗ trợ điều trị và phòng bệnh hiệu quả.
- Người bệnh ung thư, có khối u trong người: Cây xạ đen có công dụng nổi bật nhất là hỗ trợ điều trị ung thư. Trong những năm gần đây, hội những người mắc căn bệnh ung thư hiểm nghèo đổ xô đi tìm cây xạ đen để hỗ trợ điều trị bệnh với mong muốn làm chậm tiến trình phát triển của các tế bào ác tính một cách hiệu quả.
Cho tới nay, có rất nhiều các nghiên cứu khoa học của cả phương Đông và phương Tây đều khẳng định hiệu quả của cây xạ đen trong việc giúp người bệnh ung thư điều trị.
Năm 1997, chất Maytenfolone – A có trong cây xạ đen được chứng minh là một loại độc tố đối với tế bào ung thư gan (HEPA – 2B) và ung thư biểu mô (KB).
Các nhà khoa học Thượng Hải cũng khẳng định chất Diphenyl propane và Macrocyclic lactone có trong cây xạ đen là một loại độc tố mức trung bình và yếu đối với các tế bào ung thư phổi, ung thư ruột, ung thư gan và ung thư vú.
Các nhà khoa học Nhật Bản cũng chứng minh 8 hợp chất Phenolic được chiết từ cây xạ đen có tác dụng chống Oxy hóa, ngăn chặn quá trình lão hóa trong cơ thể con người.
Như vậy, tác dụng phòng ngừa và chữa trị ung thư của cây xạ đen đã được rất nhiều công trình nghiên cứu chứng minh. Loại dược phẩm này không thể thay thế hoàn toàn các giải pháp chữa bệnh ung thư nhưng đối với người bệnh, đây là bài thuốc tự nhiên họ cần dùng đến trong quá trình chiến đấu với bệnh tật.
- Bệnh nhân đang áp dụng phương pháp hóa trị, xạ trị chữa ung thư: Như đã đề cập ở trên, đối với tế bào ung thư, xạ đen như một loại độc tố ức chế sự phát triển. Bệnh nhân nên uống nước xạ đen kết hợp với những phương pháp trị xạ để tăng hiệu quả chữa bệnh, kéo dài thời gian chuyển biến sang giai đoạn nặng.
- Người bệnh viêm gan B, men gan cao, mỡ máu: Cây xạ đen được cho là liều thuốc bổ đối với gan. Xạ đen giúp mát gan, giải độc, tăng cường chức năng gan. Đối với căn bệnh viêm gan B, các hoạt chất trong xạ đen có thể tiêu viêm và ức chế vi khuẩn gây bệnh. Bài thuốc chữa viêm gan B thường kết hợp xạ đen cùng một số thảo dược khác như cây cà gai leo và rễ mật nhân.
- Bệnh nhân huyết áp cao: Như đã đề cập ở trên, nước uống xạ đen có khả năng giúp bệnh nhân huyết áp cao ổn định lại sức khỏe bằng cách giảm áp lực lưu thông máu trong cơ thể.
- Người bình thường không mắc các bệnh lý: Người bình thường vẫn nên dùng nước xạ đen để phòng ngừa ung thư, mát gan và tiêu độc. Xạ đen tương đối lành tính với cơ thể người khỏe mạnh nên thường được sử dụng như một loại trà uống hàng ngày với liều lượng khoảng 50g.
Tìm hiểu thêm: Uống lá đinh lăng có lợi sữa không, có nên uống thường xuyên không?
Bà bầu uống nước xạ đen được không?
Nước xạ đen được cho là dược phẩm lành tính đối với những người có cơ địa bình thường. Tuy nhiên, với những đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, bất cứ một loại thảo dược nào cũng không nên tùy tiện sử dụng.
Theo các chuyên gia sức khỏe, phụ nữ mang thai không nên sử dụng xạ đen hay bất cứ một loại thảo dược thiên nhiên nào mà không có sự tư vấn tham khảo từ bác sĩ sản khoa. Các mẹ bầu cũng không cần thiết phải bổ sung xạ đen vào chế độ hấp thu dinh dưỡng hàng ngày. Vì thế, uống xạ đen trong thời gian mang thai là điều không nên và không cần thiết.
Uống nước xạ đen là bài thuốc với hai công dụng nổi bật là hỗ trợ điều trị ung thư và mát gan giải độc. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thảo dược này vẫn cần được lưu ý về liều lượng dùng và chỉ thích hợp với một số đối tượng. Người bệnh không nên áp dụng dùng xạ đen với liều lượng cao trong thời gian dài mà không có sự chỉ định từ bác sĩ để tránh những hậu quả không mong muốn.