Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng thường mắc phải bệnh trĩ, gây nên ảnh hưởng cho sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Nhiều người thắc mắc liệu bệnh trĩ có đẻ thường được không và cách xử lý cho bà đẻ như thế nào, hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải trong bài viết dưới đây.
Bệnh trĩ có đẻ thường được không?
Sở dĩ mẹ bầu là đối tượng bị trĩ cao bởi trong quá trình mang thai thường bị tăng áp lực ổ bụng. Bên cạnh đó, các kích thích tố sinh dục nữ progesterone sẽ nhanh chóng tăng làm giãn các cơ ruột. Điều này sẽ gây ra tình trạng co bóp nhu động ruột khiến mẹ bầu thường gặp phải nguy cơ táo bón và mắc bệnh trĩ. Với áp lực ổ bụng, thai nhi sẽ nhanh chóng to lên và gây chèn ép các mạch máu khiến cho máu khó lưu thông, sưng phồng lên.
Trên thực tế, các búi trĩ nằm ở hậu môn, không liên quan trực tiếp đến cơ quan sinh sản. Cho đến nay, chưa có chỉ định bắt buộc nào liên quan đến việc mẹ bầu không thể sinh thường khi mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh của mẹ bầu mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp.
- Trường hợp bà bầu mắc trĩ cấp độ 1, 2
Trong giai đoạn này, bệnh mới chớm, nếu sức khỏe của mẹ bầu ổn định thì bác sĩ thường chỉ định sinh thường. Tuy nhiên, khi búi trĩ bị sa ra ngoài nhiều, người mẹ cũng sẽ rất dễ đối diện với tình trạng nhiễm trùng, tổn thương các cơ quan khác. Bên cạnh đó, khi sinh thường, mẹ phải rặn khiến cho các búi trĩ càng ngày càng lớn.
- Trường hợp bà bầu mắc trĩ cấp độ 3, 4
Còn đối với trường hợp bà bầu mắc bệnh trĩ ở cấp độ nặng, búi trĩ bị sa ra ngoài, kèm theo hiện tượng chảy máu thì việc đẻ thường là vấn đề khá nguy hiểm nên bác sĩ chỉ định phương pháp sinh mổ. Bởi nếu sinh thường, trong quá trình rặn sinh, các tĩnh mạch trĩ sẽ nhanh chóng bị sa ra ngoài và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, giúp mẹ bầu vượt cạn thành công, nếu bị trĩ, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn để lựa chọn phương pháp tốt nhất. Trong quá trình gặp bác sĩ, mẹ bầu cũng sẽ nhận được rất nhiều thông tin hữu ích giúp quá trình điều trị hiệu quả.
Bị bệnh trĩ có nên đẻ thường không?
Nếu bệnh ở giai đoạn đầu thì mẹ bầu vẫn có thể đẻ thường, nhưng khi bệnh đã ở những giai đoạn nặng hơn, việc lựa chọn phương pháp mổ đẻ sẽ giúp tình trạng bệnh không chuyển biến xấu và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc quyết định sinh thường hay sinh mổ mẹ bầu không thể tự quyết định mà cần sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa. Bởi khi sinh, mẹ bầu mất một khoảng thời gian để rặn sinh, điều này sẽ khiến các tĩnh mạch phồng sưng to hơn, các búi trĩ sa ra ngoài gây bất tiện cho cuộc sống và sinh hoạt của mẹ bầu.
Thai phụ bị trĩ cấp độ nhẹ (cấp độ 1 và 2): Thai phụ bị trĩ cấp độ nhẹ tức là chưa sa ra ngoài hoặc sa ra ngoài nhưng có thể tự co lên. Trường hợp này bác sĩ sẽ cho phép thai phụ sinh thường nếu sức khỏe thai phụ ổn định.
Tuy nhiên, việc rặn mạnh khi sinh thường sẽ làm giãn cơ ở hậu môn, búi trĩ có thể sa ra ngoài nhiều hơn, thậm chí không có khả năng co lên lại. Điều này làm bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, gây nhiễm trùng búi trĩ, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của thai phụ.
Thai phụ bị trĩ cấp độ nặng (cấp độ 3 và 4): Là giai đoạn các búi trĩ sa hẳn ra ngoài và không thể tự co lên lại nếu không có dùng tay tác động vào. Nếu thai phụ mắc bệnh trĩ ở mức độ này, các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ. Việc sinh thường sẽ khiến làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, búi trĩ dễ bị vỡ và gây chảy máu trầm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ.
Cách chữa bệnh trĩ cho bà đẻ
Trong thời gian mang thai, người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà theo các phương pháp dân gian mà cần đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Hiện nay, việc điều trị bệnh trĩ cho thai phụ chủ yếu là sử dụng thuốc dưới dạng thuốc bôi và thuốc đặt hậu môn. Ở những thai phụ mắc bệnh nặng thì sẽ chờ ít nhất 6 tuần từ khi sinh con, bác sĩ mới tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.
Các loại thuốc được sử dụng có tác dụng giảm đau rát, giảm sưng, chống viêm và hỗ trợ co búi trĩ. Ngoài ra, những loại thuốc được chỉ định này sẽ không gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nên mẹ có thể yên tâm sử dụng.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tắm nước ấm và ngâm mình trong nước ấm giúp bệnh thuyên giảm đáng kể do máu được kích thích lưu thông dễ dàng. Hoặc có thể dùng túi đá lạnh chườm lên vùng hậu môn hằng ngày để giảm cảm giác đau do sưng tấy.
- Xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường lượng chất xơ cần thiết bằng cách nạp đủ rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày, điều này sẽ giúp làm mềm phân phòng ngừa táo bón.
- Để tránh mắc bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai, các chị em nên uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày
- Khi bổ sung Canxi nên chú ý chọn lựa dạng nano để giúp hấp thu tối đa, và không thể quên dẫn chất vitamin D3. Bổ sung sắt hữu cơ thay cho sắt vô cơ kèm dầu mè đen với sắt hữu cơ để tăng khả năng hấp thụ và giảm nguy cơ táo bón.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với những bài luyện tập nhẹ nhàng hoặc vận động tại chỗ.
- Hạn chế nhịn đại tiện, rửa hậu môn bằng nước sạch và lau khô sau mỗi lần đi vệ sinh.
Trên đây là những thông tin về vấn đề bệnh trĩ có đẻ thường được không và cách xử lý cho bà đẻ, hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức tuyệt vời. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ để lan tỏa cho nhiều người hơn nữa bạn nhé.