Tiêu chảy khi mang thai là tình trạng rất dễ mắc phải ở phụ nữ đang mang thai tháng thứ 3. Tình trạng này nếu kéo dài và không được điều trị dứt điểm sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu. Vậy tình trạng này như thế nào và cách điều trị bệnh ra sao thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mang thai bị tiêu chảy có sao không?
Bà bầu bị tiêu chảy không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nếu phát hiện sớm bệnh cũng như điều trị sớm và đúng cách. Hầu hết tình trạng tiêu chảy khi mang thai ở các bà bầu đều ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi bằng cách uống nhiều nước hoặc điện giải, đồng thời cung cấp cho cơ thể những loại thực phẩm cần thiết và nghỉ ngơi là có thể khỏi được.
Trong một số trường hợp bị tiêu chảy khi mang thai ở bà bầu kéo dài và chuyển biến nặng có thể gây khiến cho cơ thể bị mất nước làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như thai nhi đang trong bụng.
Một số chuyên gia bác sĩ cho rằng tình trạng bệnh này ở phụ nữ đang mang thai sẽ nặng hơn khi sức đề kháng của cơ thể kém đi và mức độ nguy hiểm tăng cao hơn. Khi bị bệnh sẽ gây ra nhiều cơ đau ở vùng ổ bụng làm kích ứng tử cung co bóp và đe dọa tới sự an toàn của thai nhi trong bụng.
Nguy hiểm hơn khi cơ thể mẹ bầu mệt mỏi dẫn tới kém ăn khiến cho thai nhi bị suy dinh dưỡng, kém phát triển và có thể khiến thai nhi chết lưu trong bụng.
Chính vì vậy, khi có những biểu hiện của bệnh đang mang thai bà bầu cần phải điều trị kịp thời tránh trường hợp để lâu không điều trị sẽ phải sử dụng tới nhiều thuốc kháng sinh điều trị tiêu chảy điều này có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai hoặc nguy cơ khiến thai nhi bị dị tật khi sinh ra.
Tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai?
Mặc dù dấu hiệu này ít khi được nhắc tới nhưng tình trạng tiêu chảy có thể là dấu hiệu của mang thai sớm và xuất hiện trước khi mất chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện trước các dấu hiệu của thai nhi như ốm nghén, buồn nôn, chóng mặt và đau đầu.
Tình trạng bệnh trong thời kỳ đầu của thai kỳ cơ thể là do nguyên nhân rối loạn tiêu hóa hoặc một vài vấn đề về dạ dày. Các nguyên nhân xảy ra do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ khi mang thai.
Trên thực tế, tùy vào cơ địa của mỗi người mà có những dấu hiệu mang thai khác nhau. Thông thường dấu hiệu mang thai sớm được nhiều phụ nữ mắc phải là xu hướng đi tiểu nhiều lần hơn so với lúc trước.
Chính vì vậy, khi bà bầu có dấu hiệu bị tiêu chảy mà chưa xuất hiện các dấu hiệu mang thai như ốm nghén, buồn nôn hoặc đau bụng thì cần phải đến trung tâm y tế để khám và được bác sĩ tư vấn đưa ra phương pháp điều trị sớm. Tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Xem thêm: Người bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì thì nhanh khỏi?
Các thời điểm bà bầu hay bị tiêu chảy
Tình trạng bị tiêu chảy khi mang thai ở bà bầu có thể diễn ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Dưới đây là một vài thời điểm có thể khiến bà bầu mắc phải.
Bà bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu
Mang thai 3 tháng đầu bị mắc tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân dẫn tới như:
Thay đổi nội tiết tố cơ thể
Việc bà bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu tiên sau khi phôi đã bám vào trong tử cung sẽ làm cho cơ thể phụ nữ thay đổi đặc biệt là thay đổi nội tiết tố của cơ thể.
Khi mang thai nồng độ hormone Progesterone tăng cao điều này khiến cho cơ thể phụ nữ bị suy yếu các cơ trơn ở đường tiêu hóa và làm ảnh hưởng tới nhu động của ruột. Khi tình trạng diễn ra một cách nhanh có thể dẫn tới sảy thai sớm, vì vậy bà bầu cần phải đến bệnh viện để khám và điều trị sớm.
Thay đổi chế độ ăn hàng ngày
Phụ nữ khi mang thai mấy tháng đầu thường có nhu cầu ăn uống tăng nên, thói quen này có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa và dẫn tới tiêu chảy trong giai đoạn thai kỳ sớm.
Không bổ sung lượng lactose
Trong quá trình mang thai đầu một số phụ nữ thường bổ sung nhiều sản phẩm như kem, sữa và bánh ngọt, điều này có thể khiến cho lượng đường tăng một cách đột ngột dẫn tới tình trạng không dung nạp lượng lactose. Điều này sẽ khiến phụ nữ có nguy cơ bị bệnh ngay chỉ trong một vài ngày.
Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối
Thông thường tình trạng tiêu chảy khi mang thai chỉ xảy ra ở 3 tháng đầu khi cơ thể phụ nữ có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể bắt gặp ở tháng cuối của thời kỳ mang thai.
Khi bị bệnh ở tháng cuối thai kỳ các bà mẹ cần phải cẩn thận vì chỉ một số tác động nhỏ có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi đang phát triển trong bụng.
Tình trạng bệnh ở tháng cuối khiến cho cơ thể người mẹ bị mất lượng nước nhiều, lượng này này thường có ở trong nhau thai và trong túi ối. Tình trạng này nếu không điều trị sớm sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi như suy dinh dưỡng, giảm sự phát triển trí não của trẻ.
Vì vậy, Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối cực kỳ nguy hiểm, bà bầu cần phải phát hiện sớm và điều trị nhanh tránh các biến chứng là ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Mang thai bị tiêu chảy phải làm sao?
Để giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng của bệnh khi mang thai, các bà bầu cần phải phát hiện sớm bệnh và đến trung tâm y tế để được khám và có hướng điều trị sớm.
Cần phải thay đổi lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để phòng ngừa. Khi bị tiêu chảy bà bầu nên bổ sung cho cơ thể một lượng nước và khoáng chất vừa đủ để bù lại lượng nước đã mất do bệnh gây ra.
Ngoài ra, bà bầu cũng có thể sử dụng những loại thuốc để bù lại lượng nước đã mất dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Sau khi tình trạng tiêu chảy chấm dứt, bà bầu cũng cần bổ sung những loại thực phẩm tốt đối với hệ thống tiêu hóa. Đồng thời cần phải hạn chế những loại thực phẩm có khả năng làm tăng nhuận tràng.
Không nên bổ sung nước thông qua các loại nước ngọt và đồ uống có ga cho cơ thể. Cách tốt nhất là bổ sung nước bằng những loại thức ăn dạng lỏng để giúp tiêu hóa ổn định trở lại.
Hy vọng với những thông tin ở trên có thể giúp bà bầu hiểu hơn về tình trạng tiêu chảy khi mang thai cũng như một vài nguyên nhân dẫn tới bệnh để đưa ra phương pháp phòng hiệu quả nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới bài viết trên.